Amidan Là Gì? Tác Dụng, Nhưng Bệnh Mắc Phải 2020 [Đã Kiểm Nghiệm]

Viêm amidan là căn bệnh được coi là nguy hiểm gây nhiều tại hại đến với vòng họng chúng ta, loại thuốc nào tốt để điều trị bệnh hiệu quả và tốt nhất 2020

Amidan là gì?

Amidan (đọc là a mi đan, từ gốc tiếng Pháp amygdales), còn có tên là hạch hạnh, amiđan, là các mô bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, ở phía sau của cổ họng, vây quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu

Chức năng của amidan

amidan
Amidan trong miệng

Amidan là cơ quan lympho lớn của cơ thể. Vai trò của amidan là miễn dịch có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp (vi khuẩn, virus…), vai trò của amidan là tiết ra kháng thể và các lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bình thường amidan vòm (VA) dày khoảng 2mm, không cản trở đường thở. VA tuy mỏng nhưng xếp thành nhiều nếp nên diện tiếp xúc rất rộng. Nhiệm vụ của nó là nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.

Khi ta hít vào qua mũi, không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn trong không khí bám vào bề mặt tiếp xúc rất rộng của VA. Các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Kháng thể này được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại vi khuẩn khi chúng tái nhiễm.

Vai trò của VA nói riêng và vai trò của amidan nói chung rất quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm amidan là gì?

amidan
Viêm amidan

Viêm amidan , hay Viêm hạch hạnh nhân (Tonsillistis), là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Về lý thuyết có thể chẩn đoán sớm nhưng thực tế thì rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng.

Dấu hiệu nhận biết amidan bị viêm

Các triệu chứng toàn thân

  • Thường bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C.
  • Người mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém chán ăn.
  • Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.

Triệu chứng cơ năng

  • Có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Nhất là thành bên họng là vị trí của amidan khẩu cái.
  • Sau đó cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên tai tăng lên khi nuốt và ho
  • Thường kèm theo viêm mũi trẻ chảy mũi, trẻ có thể thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.
  • Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.

Khám họng

  • Niêm mạc họng đỏ, miệng khô
  • Amidan sưng đỏ, đôi khi thấy trên bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng dần dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan.

Triệu chứng viêm amindan

amidan
Tác hại bệnh

Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan bao gồm:

  • màu đỏ và / hoặc sưng vùng amidan
  • các mảng màu trắng hoặc màu vàng trên vùng amiđan
  • nhạy cảm, cứng, và / hoặc sưng cổ
  • sưng hạch bạch huyết
  • đau họng
  • ho
  • đau đầu
  • đau mắt
  • đau nhức cơ thể
  • đau tai
  • sốt
  • ớn lạnh
  • mũi tắc nghẽn
  • loét

Trong trường hợp viêm amiđan cấp tính, bề mặt của amiđan có thể là màu đỏ tươi và với các khu vực có thể nhìn thấy những vệt trắng hoặc có mủ. Các ảnh hưởng chủ yếu là đau họng 60 %, nuốt vướng 73%, đổi giọng nói 40%, khạc ra máu 25%, nuốt nghẹn 20%, khít hàm 18 %.

Tác hại nếu không điều trị viêm amidan

amidan
Áp xe họng

Dẫn đến áp xe quanh amidan: Viêm amidan nếu không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến áp xe quanh amindan với những triệu chứng đặc trưng như: đau họng, sưng họng, sốt cao, đau đầu, chảy nước bọt nhiều hơn bình thường kèm theo hôi miệng.

Bệnh tinh hồng nhiệt: đây là một dạng nhiễm khuẩn cấp tính của amidan, sau khoảng 2 đến 3 ngày viêm amidan thì người bệnh sẽ có triệu chứng phát ban, nổi hạch, đau ráy họng, sốt cao và nhức đầu… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử xương con bởi họng và tai thông nhau.

Viêm amidan quá phát: đây là hiện tượng amidan sưng to khiến cho thành họng hẹp lại, dẫn đến tình trạng nuốt vướng, khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn và nước bọt, ngủ ngáy và thậm chí có thể bị ngạt thở lúc ngủ.

Gây viêm cầu thận: Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện nhiều các triệu chứng như sưng phù ở chân, ở mặt, nhất là sau khi ngủ dậy.

Cách phòng ngừa các bệnh liên quan đến amidan

amidan
Vệ sinh răng miệng phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa viêm amidan, đầu tiên cần chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất. Để hạn chế việc vi khuẩn sót lại trong khoang miệng và vòm họng.

Do cấu trúc của amidan là nhiều hốc cạnh nên đây cũng là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Vì thế ta không thể bỏ qua việc súc miệng thường xuyên để làm sạch amidan, bảo vệ cơ thể.

Kế đến, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cho ta sức đề kháng tốt khiến cho vi khuẩn rất khó có thể tấn công. Ngoài ra, cần phải bỏ hút thuốc lá và uống rượu-bia các thói quen không lành mạnh khác để giảm lượng vi khuẩn phát triển trong miệng.

Viêm amidan có chữa được bằng thuốc không?

Có thể điều trị bằng thuốc Thuốc kháng sinh, thuốc đông y,…

Viêm amidan nên điều trị thế nào?

amidan
Thuốc kháng sinh

Những trường hợp nhẹ bình thường của viêm amidan không nhất thiết phải can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh tình nghiêm trọng, bạn cần phải áp dụng cách chữa viêm amidan sau đây:

Thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn nếu viêm amidan là do vi khuẩn. Các triệu chứng có khả năng sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ đầy đủ liều lượng kháng sinh và số ngày sử dụng để ngăn chặn tái phát cũng như tình trạng kháng thuốc.

Phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan bị nhiễm trùng trong trường bị viêm amidan mãn tính, tái phát lại hoặc không đáp ứng với lối điều trị khác và gây ra các biến chứng.

Viêm amidan nên kiêng ăn gì?

Các loại thức ăn khô cứng

amidan
Cá khô – Mực khô – Tôm khô

Khị viêm amidan mà bạn lại chọn những loại thức ăn khô cứng sẽ tiếp xúc cọ xát làm tổn thương thêm nặng hơn và khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn. Các ổ viêm amdan sẽ bị ảnh hưởng và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn hơn.

Các thức ăn cay nóng

amidan
Ăn ớt – Bột ớt

Khi ăn thức ăn cay nóng sẽ làm amidan tổn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều, việc kiểm soát bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy bạn nên tránh những loại thức ăn như: ớt cay, hạt tiêu, đồ chiên, rán,…

Các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ

amidan
Thức ăn nhiều dầu mỡ

Những loại thức ăn có chứa nhiều arginine như sô cô la hay lạc… là rất không tốt cho cơ thể dễ kích thích các loại siêu vi phát triển và khiến bệnh tình lâu khỏi hơn. Bạn nên tránh những loại thức ăn có chứa chất này.

Chất kích thích

Rượu - Bia - Thuốc lá
Rượu – Bia – Thuốc lá

Những loai đồ uống có chứa cồn, ga, cà phê hoặc thuốc lá,…đều là những chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu khiến cho tình trạng viêm, nhiễm, sưng tấy trở nên nặng nền hơn.

Đồ ăn sống

Đồ ăn sống
Đồ ăn sống

Những thực phẩm tươi sống như: gỏi, tái, nộm cũng nên tránh vì những loại thức ăn này không được đun chín có khả năng có vi khuẩn bên trong sẽ làm vết đau sẽ đỏ tấy hơn bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên ăn gì khi viêm amidan

Uống nhiều nước

Nước
Nước

Khi bị viêm amidan, người bệnh cần bổ sung ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt, tăng cường hệ miễn dịch và nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bị viêm Amidan không nên uống nhiều nước lạnh sẽ càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Jell-O và bánh pudding

Pudding
Pudding

Các loại bánh Jell-O hay Pudding sữa đều là món ăn mềm, dễ nuốt, không gây đau rát họng cho người bị bệnh viêm Amidan. Đặc biệt, hai món bánh này lại rất giàu protein, carbohydrate, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Pasta, khoai tây nghiền, và kem lúa mì

Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền

Đây là nhóm các loại thực phẩm có tính kháng viêm mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng pasta, kem lúa mì hay khoai tây nghiền để chế biến thành các món súp mềm dễ nuốt dùng hàng ngày.

Táo

Táo
Táo

Bạn có biết, táo là một trong những loại hoa quả trái cây tươi rất giàu vitamin C, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt quả táo còn có tác dụng chống viêm Amidan, viêm họng, đau rát họng hiệu quả. Khi bị Amidan, người bệnh có thể ăn 1 quả táo mỗi ngày vừa giúp xoa dịu cổ họng vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Súp mát

Súp đu đủ
Súp đu đủ

Khi bị viêm Amidan người bệnh nên ăn các món súp mát để làm giảm cơn đau rát, khó chịu, ngứa ngáy ở sâu trong cổ họng.

Đặc biệt những món súp mát từ rau củ quả, rau xanh tươi giàu dưỡng chất như: súp bí ngô, súp bầu, súp cà rốt… rất dễ ăn, dễ nuốt, giúp cổ họng người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn so với các món ăn khô.

Lời khuyên khi bị viêm amidan

Nước
Bổ sung nước

Để tránh được những tác hại do bệnh gây ra thì ngay khi nghi ngờ bản thân cần phải tới ngay các cơ sở, phòng khám chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời.

Bệnh mới khởi phát thường không gây nguy hiểm nhưng dễ bị biến chứng, trở thành bệnh viêm amidan hốc mủ, amidan mãn tính. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng áp xe amidan.

Để càng lâu bệnh càng nặng. Với những ai không thuận tiện đến gặp bác sĩ ngay tức thời, các bạn nên chú ý các triệu chứng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ tức thời. Sau đó nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện.

Cần chú ý

Theo dõi nhiệt độ cơ thể: nếu phát sốt trên 38,5 độ kéo dài thì dùng khăn ấm chườm ở vùng nách, trán, bẹn. Có thể uống thuốc paratecemol để hạ sốt, không nhất thiết phải dùng kháng sinh để hạ nhiệt.

Bổ sung nước và chất điện giải: tránh cho trường hợp nhiệt độ tăng cao làm cơ thể mất nước, cổ họng khô rát sinh dịch đờm, các bạn chú ý uống 2l-2,5l nước lọc mỗi ngày.

Thuốc hỗ trợ: Khi cổ họng phù nề, ngứa rát, có thể dùng viên ngậm bạc hà, siro bổ phế,… để giảm nhanh các triệu chứng.

Chú ý vệ sinh: người bệnh cần dùng nước muối súc miệng sau khi đánh răng 2 lần/ngày. Tốt nhất là dùng nước muối ấm để làm dịu cổ họng.

Không ho khạc: khi cổ họng ngứa ngáy đau rát, Tránh việc ho hoặc khạc đờm ra ngoài vì dễ gây cọ xát, gây ra sưng đau nặng hơn.