Axit uric cao gây bệnh gì cho cơ thể? Cần phòng tránh axit uric thế nào [2020]

Axit uric cao gây nên bệnh gì đối với cơ thể. Nồng độ axit uric bao nhiêu thì phù hợp với cơ thể? Cùng xem ngay các thực phẩm chứa hàm lượng cao nhé!

Axit uric là gì?

Chỉ Số Acid Uric bao nhiêu
Chỉ Số Acid Uric bao nhiêu

Acid uric là một dạng hợp chất dị vòng của hydro, oxi, nitơ, cacbon.C thức hóa học là C5H4N4O3. Acid uric tạo thành những ion với muối hay còn được gọi là axit urat (urat) như amoni acid urate.

Acid uric được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Sau đó chúng được hòa tan trong máu. Đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Acid uric tăng có thể do quá trình tăng cung cấp. Tăng tạo hoặc giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc cả hai quá trình này. Khi nồng độ axit uric tăng cao kéo dài trong máu. Có thể dẫ đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên bệnh gout.

Các hạt lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp. Lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận.

Đặc điểm của axit uric

Acid Uric
Acid Uric
  • Acid uric tạo ra ở trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan vào trong máu, sau đó nó được đưa đến thận rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
  • Chỉ số acid uric quyết định khả năng chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc gút hay không, phản ánh mức độ nguy hiểm người bệnh đang ở giai đoạn nào.
  • Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin, tìm thấy nhiều trong thực phẩm như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan hoặc đồ uống như bia, rượu…

Acid uric cao có hại thế nào?

Acid uric cao có hại thế nào?
Acid uric cao có hại thế nào?

Acid uric tăng cao khả năng cao là vì quá trình cung cấp, tăng tạo. Giảm thải trừ acid uric qua thận gặp vấn đề. Nồng độ acid uric cao kéo dài có nguy cơ dẫn tới viêm khớp, phần lớn là bị bệnh gout. Những hạt lắng đọng trong, xung quanh khớp làm cho hậu quả viêm, sưng, đau khớp trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng lắng đọng dưới da tạo ra những hạt tophi, gây sỏi thận hoặc suy thận.

Thận đào thải acid uric qua nước tiểu nhưng vì đa số mọi người đều ăn những đồ ăn nhiều đạm. Uống bia rượu nhiều khiến tăng acid uric hoặc chức năng thận suy giảm. Làm giảm đào thải acid uric khiến cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

Trong thời gian đầu nồng độ acid uric máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện triệu chứng của gout cấp. Giai đoạn này gọi là “tăng acid uric máu”, chứ chưa phải bệnh gout. Khi lượng acid uric máu tăng cao trong một thời gian sẽ lắng đọng cá tinh thể urat ở khớp gây ra những đợt viêm khớp cấp (cơn gút cấp). Thời điểm đó tăng acid uric máu đã phát triển thành bệnh gút.

Khi bị tình trạng tăng acid uric máu, bạn hãy thật cảnh giác với bệnh gút. Đồng thời hãy quan tâm kiểm soát chỉ số này trước khi xuất hiện cơn gout cấp.

Nguyên nhân của axit uric cao

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị tăng Acid uric trong máu như:

Do tác nhân di truyền

Bệnh Gout Có Tính Di Truyền
Bệnh Gout Có Tính Di Truyền

Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra ở quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng axit uric trong máu của người bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hội chứng Lesch-Nyhan (vấn đề của sự trao đổi purine bẩm sinh ở người) là do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu và là tác nhân gây bệnh gout, làm tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề về thần kinh.

Sự gia tăng chuyển hóa purine

Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh. Như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu.

Bệnh nhân ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Hội chứng này xảy ra ở những người có gánh nặng khối u lớn và quá trình hóa trị liệu gây ra số lượng lớn các tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong dòng máu, là tác nhân làm tăng acid uric trong máu.

Giảm bài tiết, thải trừ acid uric

Đào Thải Axit Uric
Đào Thải Axit Uric

Thông thường, sự giảm bài tiết axit uric là một cơ chế để tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể, khi việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng acid uric trong máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người mắc phải bệnh về thận mạn tính.

Sở dĩ những người mắc bệnh thận mạn tính thường dễ bị tăng acid uric máu là vì thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Vì acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì axit uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, các bệnh trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là tác nhân làm giảm bài tiết axit uric.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Thực tế, có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa một lượng purine cao, nếu con người ăn chúng quá nhiều thì có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia…

Mặt khác, việc ăn kiêng quá mức, tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric máu và giảm bài tiết, vì cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng trong khi thận không thể bài tiết acid uric hiệu quả.

Nguyên nhân khác

  • Mức đường huyết cao;
  • Suy giáp;
  • Sử dụng rượu;
  • Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim;
  • Huyết áp cao;
  • Béo phì;
  • Phơi nhiễm chì;
  • Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

Các bệnh lý thường gặp khi axit uric cao

Dấu hiệu bệnh Gout

Dấu Hiệu Bệnh Gout
Dấu Hiệu Bệnh Gout

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu gồm:

  • Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu. Hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.
  •  Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.
  • Bạn có thể bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.
  • Bạn mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric ở mức 6-7mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

Một số bệnh khi axit uric cao

  • Một số bệnh liên quan đến tăng acid uric máu như : Bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đau tủy xương, thiếu máu tan máu. Bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư. Một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu.
  • Tăng acid uric máu gây bất lợi cho sức khỏe nhưng với NCT thì càng bất lợi hơn, vì khi tăng acid uric máu. Nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim, mạch thì sẽ gây viêm mạch máu.Xơ vữa động mạch gây thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc gây viêm màng ngoài tim.
  • Nếu kết tủa ở vùng đầu thì có thể gây viêm kết mạc. Viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.

Acid uric bao nhiêu là cao?

Chỉ Số Axit Uric
Chỉ Số Axit Uric

Chi số acid uric ở mức độ an toàn:

  • Nam: nhỏ hơn 420 µmol/l (7mg/dl
  • Nữ: nhỏ hơn 360 µmol/l (6mg/dl)

Chỉ số Acid uric được sinh ra để đánh giá nồng độ acid uric trong máu. Đây là một yếu tố cần chú ý khi chẩn đoán gout chứ không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định bệnh gout.

Chuẩn đoán tình trạng axit uric cao

Chuẩn đoán Bệnh Gout
Chuẩn đoán Bệnh Gout

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu?

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ creatinine, xác định chức năng thận, cũng như mức axit uric trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch tay, thường ở bên trong khuỷu tay hoặc ở mặt sau của bàn tay. Axit uric thường có trong nước tiểu khi bạn tiểu tiện. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ nếu thấy nồng độ axit uric tăng cao trong máu của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu sau đó sẽ được lặp lại sau khi bạn thực hiện chế độ ăn hạn chế purine để giúp xác định xem nếu:

  • Bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm có chất purine;
  • Cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều axit uric;
  • Cơ thể bạn không thải ra hết axit uric.

Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh gút. Bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách rút dịch từ khớp. Mẫu dịch sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra có tinh thể axit uric hay không. Sự có mặt của tinh thể axit uric là dấu hiệu của bệnh gút.