Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị [2020] A-Z

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội đáng sợ. Thường gặp ở cả nam và nữ. Lây truyền qua đường tình dục gây tâm lý hoang mang cho người gặp.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà (bệnh mồng gà) là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ do một do một loại virus là HPV (Human papilloma virus).

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà?

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà trực tiếp

Virus HPV (human papilloma virus) là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sùi mào gà. Virus gây bệnh cho cả nam giới và nữ giới (phổ biến từ 20-45 tuổi).

Khoa học đã phát hiện được 120 chủng virus HPV. Nhưng gây ra mụn cóc sinh dục chủ yếu là HPV-6 và HPV-11 với 90% ca bệnh được ghi nhận.

Nguyên nhân gây sùi mào gà là gì
Nguyên nhân gây sùi mào gà là gì

Virus HPV có thể lây lan do quan hệ tình dục không an toàn

Giao hợp với gái mại dâm không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng. quan hệ đường hậu môn đều có thể lây nhiễm HPV.

Các đường lây khác không qua quan hệ tình dục (Non – Sexual Transmission)

Các đường lây này tuy ít hơn nhưng cũng có thể gặp

Lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không bao
Lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không bao

Sử dụng chung dụng cụ, đồ dùng cá nhân của người có HPV.

  • Lây qua đường tự tiêm truyền (một người có virut ở tay có thể lây lan sang các vùng khác trong cơ thể).
  • Lây qua can thiệp y tế, dụng cụ y tế không được tiệt trùng.
  • Lây qua tiếp xúc (qua hôn, chân tay có nhiễm HPV).
  • Lây qua chăm sóc bệnh nhân (thông thường lây cho bệnh nhân hoặc ngược lại nếu một trong 2 người bị nhiễm HPV).

Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân riêng

    • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân riêng

Đường lây ở trẻ em

  • Qua đường sinh đẻ: Nếu người mẹ bị nhiễm HPV trong thời gian mang thai không được điều trị, lúc đẻ có thể lây cho con.
  • Chăm sóc hàng ngày: người chăm sóc có HPV nên có thể lây cho trẻ.
  • Qua các thủ thuật y tế nếu các dụng cụ không được tiệt trùng.
  • Một số trẻ bị nhiễm HPV do lạm dụng tình dục.

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh nếu bị lây nhiễm HPV (do sức đề kháng, miễn dịch còn yếu).Tất cả cũng tạo

Tất cả cũng tạo điều kiện cho virus HPV lây truyền. Tuy nhiên, trường hợp HPV lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp thường ít gặp.

đường mắc bệnh ở trẻ em
đường mắc bệnh ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp của bệnh sùi mào gà

Những triệu chứng và dấu hiệu sùi mào gà gồm:

  • Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
  • Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
  • Bộ phận sinh dục bị mẩn ngứa và gây khó chịu
  • Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc bạn tình có những khối u hoặc mụn nhọt xuất hiện ở bộ phận sinh dục.

Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ. Do cơ địa mỗi người khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Kiểm tra sức khỏe vợ chồng định kỳ
Kiểm tra sức khỏe vợ chồng định kỳ

Biểu hiện lâm sàng của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh

Rất khó xác định vì không biết chính xác thời điểm bị lây HPV đầu tiên

Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh

Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu, kinh nghiệm, người ta xác định thời kỳ ủ bệnh là từ 3 tuần đến 8 tháng. Trung bình 2-3 tháng.

Thương tổn cơ bản

Sau một thời gian bị lây nhiễm HPV. Tại cơ quan sinh dục xuất hiện các sẩn, mụn nhỏ li ti, màu hồng nhạt. Tập trung thành đám ở quy đầu, thân dương vật, bìu…(nam giới). Môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo…(nữ giới).

Các thương tổn này cũng có thể gặp ở xung quanh hậu môn, hầu, họng…

Ở trẻ em, do sức đề kháng yếu nên có thể thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Thương tổn phát triển nhanh hơn so với người lớn.

Các tổn thương cơ bản khi mắc bệnh sùi mào gà
Các tổn thương cơ bản khi mắc bệnh sùi mào gà

Biểu hiện cơ bản

Các mụn có có thể xuất hiện ở môi, miệng, họng, lưỡi, ngón tay và ngón chân. Ở cả 2 giới khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng.

Khi đó các bộ phận trên xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống mụn cóc. Mọc liền kề với nhau thành từng cụm lớn.

Các cặp đôi cần lưu ý vì bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng.

Biến chứng của bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà dễ tái phát, hiện chưa có thuốc đặc trị triệt để bệnh này.

Bệnh còn gây ra các biến chứng như ung thư âm đạo, tử cung ở nữ giới. Ung thư dương vật, vòm họng ở nam giới.

Cả phụ nữ hay nam giới mắc bệnh này đều bị đau đớn khi quan hệ. Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng. Khi có thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhìn chung biến chứng của sùi mào gà là gia tăng nguy cơ ung thư. Bao gồm âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật…

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây cho con qua đường âm đạo. Thai nhi có thể mắc tổn thương não, mờ mắt thậm chí là tử vong, rất nguy hiểm.

Căn bệnh có những biến chứng dai dẳng và đáng sợ
Căn bệnh có những biến chứng dai dẳng và đáng sợ

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh xã hội nhờ gói khám sàng lọc các bệnh xã hội

Bệnh sùi mào gà là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Vì vậy cách tốt nhất để phòng ngừa hai loại bệnh này là quan hệ tình dục an toàn. Dùng các biện pháp bảo vệ đúng cách từ cả 2 phía.

Ngoài ra các cặp đôi cũng nên chủ động cùng nhau đi khám tại bệnh viện. Để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của bệnh. Từ đó có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh lây nhiễm cho nhau.

Làm gì khi mắc bệnh sùi mào gà?

Không nên trông chờ sùi mào gà có thể tự khỏi. Nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.

Bác sĩ sẽ xác định bệnh, loại trừ các sang thương da thường gặp khác. Và lập kế hoạch điều trị trước khi tổn thương lan rộng.

Từ đó, nếu tích cực tuân thủ phác đồ, theo dõi, vận động bạn tình cùng tham gia điều trị. Người bệnh sùi mào gà có thể hy vọng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm. Cũng như tránh lây lan cho người khác.

Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị. Do những thắc mắc về việc sùi mào gà có tự khỏi hay không.

Liệu bệnh có dứt điểm được không?
Liệu bệnh có dứt điểm được không?

Các chuyên gia da liễu cho biết: “Đối với bệnh nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị”

Nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này.

Và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Chẩn đoán bệnh

–    Dựa vào lâm sàng: Các thương tổn điển hình như mô tả ở trên.

–    Các xét nghiệm: Sinh thiết thương tổn để xem hình ảnh mô bệnh học, xác định ADN của HPV, định type để xác định các type HPV có nguy cơ thấp hay nguy cơ cao gây ung thư.

Điều trị

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh sùi mào gà. Vì vậy mục đích của trị liệu là phá huỷ các sẩn, khối u, sùi, tăng cường miễn dịch toàn thân, tại chỗ để diệt virut.

Đốt điện là một trong những phương pháp chữa bệnh tốt
Đốt điện là một trong những phương pháp chữa bệnh tốt

Các phương pháp cụ thể:

–    Bôi các thuốc phá huỷ các tổ chức sùi, tăng cường miễn dịch:

  • Podophylotoxin
  • Fluorouraein
  • Imiquimod (không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi)

–    Áp tuyết cacbon

–    Đốt điện

–    Laser

–    Nếu thương tổn lan toả thành khối, mảng lớn, phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Chú ý: cần theo dõi sau điều trị để phát hiện các thương tổn tái phát.

Phòng bệnh

Virut gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan, đặc biệt là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy muốn phòng bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

–    Quan hệ tình dục an toàn.

–    Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bị bệnh.

–    Thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh hiệu quả, an toàn tuyệt đối.

–    Cần có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em, tránh bị lạm dụng tình dục.

–    Khi có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng cần nhớ là người mang virut HPV mặc dù không có biểu hiện lâm sàng vẫn có thể lây lan cho người khác.

Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân riêng
Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân riêng

Ngoài ra, các đối tượng như: trẻ em (do sức đề kháng còn yếu), người lớn tuổi bị các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch dễ bị bệnh nếu bị lây nhiễm HPV.

Vì vậy, cần khám sức khoẻ định kỳ, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường (lâm sàng, xét nghiệm) để xử lý sớm, hiệu quả, tránh lây lan cho người khác, và đặc biệt tránh được nguy cơ biến chứng lâu dài.

Lưu ý khi mắc bệnh sùi mào gà

Không nên trông chờ sùi mào gà có thể tự khỏi. Nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ.

Bác sĩ sẽ xác định bệnh, loại trừ các sang thương da thường gặp khác. Và lập kế hoạch điều trị trước khi tổn thương lan rộng.

Từ đó, nếu tích cực tuân thủ phác đồ, theo dõi, vận động bạn tình cùng tham gia điều trị.

Người bệnh sùi mào gà có thể hy vọng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm. Cũng như tránh lây lan cho người khác.

Lưu ý khi mắc bệnh sùi mào gà
Lưu ý khi mắc bệnh sùi mào gà

Trên đây là một số kiến thức về căn bệnh xã hội sùi mào gà. Trên thực tế bạn cần nắm chắc thông tin về căn bệnh cũng như cách thức để điều trị căn bệnh.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.