Bệnh Trĩ Có Nguy Hiểm Không, Để Lâu Có Sao Không? [Full 2020]

Bệnh trĩ có nguy hiểm không, để lâu có sao không nếu được điều trị kịp thời, dứt điểm. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm thông tin và cách điều trị.

Bệnh trĩ là gì?

Để biết được dấu hiệu bệnh trĩ, đầu tiên người bệnh cần hiểu rõ khái niệm bệnh trĩ. Trĩ là căn bệnh về hậu môn trực tràng phổ biến, xuất hiện khi đám rối tĩnh mạch ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng bị giãn quá mức và mất dần chức năng hoạt động. Từ đó gây ra hiện tượng viêm sưng, một số trường hợp nặng bệnh gây chảy máu nghiêm trọng.

bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bệnh Trĩ

Nhìn chung, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội với búi trĩ xuất hiện ở phía bên trong trực tràng, ngược lại, trĩ ngoại với búi trĩ hình thành ở dưới trực tràng. Còn trĩ hỗn hợp, thực chất là sự kết hợp giữa trĩ nội giai đoạn cuối và bệnh trĩ ngoại.

Với căn bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng như tắc mạch trĩ ngoại hoặc nội, vỡ búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm khuẩn máu, thậm chí gây ung thư trực tràng.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Bệnh trĩ có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đưa ra . Số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt là những người làm văn phòng thường xuyên ngồi nhiều và ít vận động. Nhiều người cho rằng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nên chủ quan không đi khám.

Bệnh trĩ được phát hiện qua thăm khám hoặc xét nghiệm soi hậu môn – trực tràng. Người bệnh thường có biểu hiện như đi cầu ra máu, lòi trĩ, đau hậu môn, ngứa hậu môn, chảy dịch nhầy quanh hậu môn…

Bệnh trĩ thường rất dễ nhầm lẫn với các tổn thương khác như nứt ống hậu môn, viêm ống hậu môn, khối u hậu môn, trực tràng, polyp hậu môn- trực tràng… do đó cần được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
  • Do ngồi lâu, đứng lâu, khiêng, vác vật nặng, tập thể thao nặng như đẩy tạ, đánh tennis…
  • Ăn, uống nhiều các chất kích thích như rượu, bia, ớt…
  • Ăn ít thức ăn có nhiều chất xơ như rau, trái cây…
  • Uống ít nước gây táo bón.
  • Mập phì, phụ nữ có thai, ho kéo dài..

Ảnh hưởng của bệnh trĩ

Ảnh hưởng của bệnh trĩ
Ảnh hưởng của bệnh trĩ
  • Gây khó khăn trong sinh hoạt đại tiện, không tự chủ được, nếu ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến đại tiện ra máu
  • Làm đảo lộn thói quen sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, cũng như tâm lý người bệnh.
  • Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu, viêm nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau như áp xe hậu môn.
  • Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dễ bị thiếu máu trầm trọng.
  • Nứt, rách vùng hậu môn sẽ dễ bị vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công do búi trĩ lòi hẳn ra ngoài trong thời gian dài.
  • Những vi khuẩn và độc tố này sẽ xâm nhập ngược vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
  • Mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh, đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức vùng lưng dưới, gây rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu.
  • Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt vợ chồng.
  • Nữ giới mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt ảnh hưởng nặng nề nhất là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Do đó phụ nữ trước khi mang thai cần có các biện pháp phòng tránh, cảnh giác các nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
  • Gây ung thư trực tràng nếu không được điều trị từ sớm.

Phân độ bệnh trĩ

Phân độ bệnh trĩ
Phân độ bệnh trĩ

Trĩ được phân thành các cấp độ gồm: trĩ nội độ 1, 2, 3, 4; trĩ ngoại; trĩ hỗn hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại; trĩ biến chứng tắc mạch, xuất huyết, sa nghẹt.

  • Cấp độ 1: Giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu, đây chính là triệu chứng của bệnh.
  • Cấp độ 2: Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên được.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi tiêu, song không thể trở lại được mà cần tới lực đẩy mới lên được.
  • Cấp độ 4: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể bị thắt lại dẫn tới hoại tử.

Cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bằng thuốc Tây y

điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y

Điều trị dấu hiệu bệnh trĩ nội ngoại bằng thuốc Tây y là như thế nào? Nếu bạn muốn nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng mà bệnh trĩ nội ngoại gây ra, thì có thể sử dụng thuốc tây y để chữa trị. Có thể nói, thuốc Tây y vẫn luôn là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh nhất.

Thuốc tây y có các dạng thuốc uống, bôi, đặt, có tác dụng ngay tức thì vào chỗ đau rất nhanh, khiến cho người bệnh mau chóng có được cảm giác thoải mái. Các loại thuốc kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tuy nhiên, thuốc tây y nổi tiếng là có nhiều tác dụng phụ. Có khi bạn chữa khỏi bệnh này, nhưng một thời gian sau lại phải đi điều trị bệnh khác, lý do khiến bệnh khác đó xuất hiện là bắt nguồn từ nguyên nhân tác dụng phụ của thuốc Tây g

Điều trị trĩ bằng các bài thuốc Đông y

bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y

Điều trị bệnh trĩ nội bằng các bài thuốc Đông y có thật sự mang lại hiệu quả? Đông y hay còn gọi là các bài thuốc nam bằng y học cổ truyền. Thông thường, vì lo lắng những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây, mà nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc Đông y.

Có thể thấy, đông y kết hợp với những sự mới mẻ, không làm cũ mình trong những bài thuốc gia truyền được ưa chuộng. Phương pháp này có một sự hạn chế là hơi tốn kém thời gian. Nhưng người bệnh nên đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào hiệu quả mà nó mang lại.

Các bài thuốc Đông y có thể điều trị được tận gốc bệnh trĩ, không gây tái phát. Đem lại sự thoái mái nhất cho người bệnh, bồi bổ cơ thể ngày càng khỏe mạnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng cách ứng dụng các bài thuốc dân gian

bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian

Điều trị bệnh trĩ nội ngoại bằng cách ứng dụng các bài thuốc dân gian. Những bài thuốc dân gian hầu hết đều là những bài thuốc được thế hệ trước dùng để chữa bệnh, khi mà nền y học chưa phát triển thì con người chỉ biết dùng cây cỏ, hoa lá để cứu mình.

Đối với bệnh trĩ cũng vậy, họ đã biết dùng các loại cây xung quanh nhà, hay mọc dại ở quanh ta để chữa trị bệnh trĩ nhẹ khá hiệu quả.

Cũng như đông y, dân gian cũng hoàn toàn từ thiên nhiên nên chúng thường cho kết quả chậm, chính vì vậy nhiều người thường hay bỏ cuộc. Nhưng độ lành tính và an toàn thì chắc chắn thuốc Tây không thể nào địch lại được.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

bệnh trĩ có nguy hiểm không
Phương pháp ngoại khoa

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Lúc này, chỉ có thực hiện phẫu thuật việc cắt trĩ mới hy vọng mang lại hiệu quả và kết quả tốt nhất để loại bỏ trĩ triệt để.

Lưu ý: Muốn cắt trĩ thành công, an toàn, người bệnh nên chủ động đến ngay một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Nơi có đội ngũ bác sĩ lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm, nơi địa chỉ y tế có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến.

Chữa bệnh trĩ không phải vấn đề một sớm một chiều mà có thể khỏi, người bệnh cần tìm hiểu xem bản thân mình phù hợp với thuốc nào, từ đó nhắc nhỡ bản thân theo đuổi điều trị nghiêm túc.

Cách phòng ngừa trĩ

bệnh trĩ có nguy hiểm không
Bổ sung nhiều chất xơ rau và trái cây
  • Tránh ngồi lâu, đứng lâu, tránh khiêng, vác vật nặng.
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, ăn nhiều ớt.
  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, nhiều rau, nhiều trái cây như bưởi, chuối, đu đủ…
  • Uống nhiều nước, khoảng 40 ml/kg cân nặng mỗi ngày.
  • Điều trị các bệnh gây ho kéo dài…