Bị hôi miệng nặng phải làm gì? Tìm hiểu cách trị hôi miệng hiệu quả [2020]

Bị hôi miệng nặng phải làm gì? Rất nhiều người đặt câu hỏi cho chúng tôi khi đã dùng rất nhiều cách mà không đỡ. Hãy cùng xem ngay tư vấn chuyên gia nhé!

Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân chính gây hơi thở có mùi do đâu? Do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Rất nhiều người thắc mắc nguyên nhân khác còn gì nữa không? Dưới đây là các nguyên nhân khiến hợp chất này bị bay hơi.

Hôi miệng do vi khuẩn

Cách điều Trị Hôi Miệng Dứt điểm
Cách điều Trị Hôi Miệng Dứt điểm

Vi khuẩn là nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất.

Khi hợp chất sulphur dễ tác động và bay hơi đi do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn gram âm thường định vị cố định ở vùng ứ đọng, sâu bên trong của miệng. Như các túi nha chu, bề mặt lưỡi trong ngoài hay vùng kẽ giữa các răng. Trong sang thương sâu răng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

  • Khi ăn uống các loại thực phẩm gây hại có chứa chất làm khô miệng, mất nước trong miệng. Như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân hủy trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur;
  • Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao mà bạn không thể ngờ. Nó có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu. Sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài;
  • Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi. Vừa khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm. Do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;
  • Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt. Dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

Xuất phát từ các bệnh lý về miệng
Xuất phát từ các bệnh lý về miệng
  • Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu. Hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe, gây ra hôi miệng
  • Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng;
  • Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng;
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;
  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,… là một trong những nguyên nhân hôi miệng;
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.
  • Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối khi giao tiếp

Những nguyên nhân hôi miệng khác

Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:

  • Sử dụng một số thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;
  • Các bệnh lý toàn thân. Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng;
  • Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể;
  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.
Hở Van Dạ Dày gây hôi miệng
Hở Van Dạ Dày gây hôi miệng

Dấu hiệu nhận biết và hậu quả bị hôi miệng

Mùi cụ thể của hơi thở có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Tốt nhất là hỏi người thân trong gia đình để đánh giá mùi hôi miệng của bạn, vì rất khó để tự mình đánh giá nó. Nếu không có ai, bạn hãy kiểm tra mùi hổi bằng cách thở ra lòng bàn tay sau đó ngửi.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu thường đi kèm với hơi thở có mùi là cảm thấy vị chua trong miệng, khô miệng, bề mặt của lưỡi trắng hoặc chảy máu nướu răng.

Hậu quả của việc hôi miệng đối với người bệnh

Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý của người mắc phải. Khảo sát cho thấy:

Hầu hết những ai bị hôi miệng đều có chung cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác và luôn thấy mất tự tin về bản thân mình trong khi giao tiếp với đối tác.

Do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi, thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Thậm chí, có những người vì sợ người khác phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh.

Hậu quả của việc hôi miệng với xung quanh

Hôi miệng
Hôi miệng

Khi tiếp xúc với người bị hôi miệng nặng, mùi hôi sẽ khiến mọi người khó chịu trong giao tiếp, và có thể gây ra những phản ứng như né tránh, xa lánh.

Đối với những người bị hôi miệng nặng, ngay cả những người trong gia đình, trong lớp học, trong tổ công tác cũng cảm thấy rất khó khăn khi giao tiếp hằng ngày với nhau, thậm chí xa lánh.

Hôi miệng ở một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ hoặc chồng bị hôi miệng, đối tác sẽ rất ngại tiếp xúc, gần gũi, nếu để lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm vợ chồng.

Nếu những người độc thân bị hôi miệng sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm một nửa kia, vì vậy, khó lập được gia đình hơn những người khác do ngại tiếp xúc hoặc đối tác không tiếp xúc.

Nguy hiểm nhất của chứng hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh do đó người bệnh tự mình khép kín dần, trở thành người tự kỷ. Bởi vì họ luôn sống trong sợ hãi, lo lắng, có nhiều trường hợp không tìm ra cách chữa cảm thấy cuộc sống bế tắc không lối thoát có thể dẫn đến hậu quả rất xấu, đó là tự tử.

Cách trị hôi miệng tại nhà

Trị hôi miệng bằng chanh tươi
Từ lâu chanh đã là một nguyên liệu trị hôi miệng cực kỳ hiệu quả

Chanh có hàm lượng axit khá cao. Do đó người ta thường hay dùng chanh tươi để làm trắng răng và khử mùi hôi miệng. Cách trị hôi miệng tại nhà bằng chanh tươi được khá nhiều người áp dụng.

Trị hôi miệng bằng chanh tươi + mật ong

Hỗn hợp chanh tươi và mật ong sẽ là gợi ý hoàn hảo trong cách trị hôi miệng dân gian tại nhà

Cách dùng:

Bạn có thể hòa một chút nước cốt chanh và một chút mật ong dùng để uống hằng ngày. Cách này sẽ giúp bạn khử mùi hôi rất hiệu quả. Một bật mí nhỏ cho bạn gái, đây cũng là phương pháp giảm cân rất phổ biến đấy.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa. Bạn nên thử cách khác để điều trị hôi miệng thông qua lời khuyên của bác sỹ. Vì tính axit khá cao nên chanh có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau dạ dày nhiều hơn

Trị hôi miệng bằng hỗn hợp chanh và muối

Bạn có thể sử dụng thay kem đánh răng hằng ngày hoặc sau kem đánh răng đều được cả. Muối có khả năng sát khuẩn rất tốt. Nên khi sử dụng để đánh răng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và hạn chế sâu răng hiệu quả.

Bạn dùng bàn chải đánh răng chà hỗn hợp này lên răng và cả bề mặt lưỡi. Sau một thời gian áp dụng, bạn sẽ thấy mùi hôi có sự cải thiện đáng kể. Đồng thời, răng bạn cũng sẽ trắng sáng hơn đấy.

Hỗn hợp chanh và muối, bạn có thể dùng làm nước súc miệng hằng ngày. Sau khi đánh răng xong, pha loãng hỗn hợp và ngậm trong khoang miệng khoảng 1 phút. Bạn sẽ có được hơi thở thơm mát.

Trị hôi miệng bằng vỏ chanh và muối

Ngoài những cách kể trên, bạn có thể tận dụng vỏ chanh sau khi sử dụng để trị hôi miệng tại nhà. Thay vì bỏ đi, bạn rửa sạch vỏ chanh, trộn với muối và nhai thật kĩ. Cách này sẽ rất hiệu quả với những bạn hay hút thuốc. Việc nhai vỏ chanh không chỉ giúp đánh bay mùi thuốc lá trong khoang miệng. Đồng thời còn giúp tẩy ố vàng răng, giúp răng bạn trắng sáng hơn nhiều. Cách này bạn có thể sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Bị hôi miệng chữa bằng trà xanh

Bị hôi miệng chữa bằng trà xanh
Bị hôi miệng chữa bằng trà xanh

Trà xanh được xem là nguyên liệu làm đẹp của nhiều chị em. Thông thường, các bạn gái thường dùng trà xanh để xông hơi giúp thải độc da rất hiệu quả.

Tuy nhiên ngoài công dụng trên, lá trà xanh còn chứa chất polyphenol. Một chất giúp ngăn ngừa vi khuẩn và khử mùi hôi rất tốt. Có hai cách để bạn sử dụng trà xanh cho việc trị hôi miệng tại nhà. Bạn có thể sử dụng trà xanh để uống hằng ngày hoặc súc miệng sau khi đánh răng, sẽ giúp cho hơi thở của bạn thơm mát.

Đối với các bạn nữ các bạn nên uống nước trà xanh hằng ngày. Không chỉ giúp cho hơi thở bạn luôn thơm mát; mà còn làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa rất hiệu quả.

Ngoài ra, nước trà xanh còn giúp detox cho cơ thể rất tốt, vừa giúp thải độc vừa giúp răng và tóc thêm chắc khỏe. Bạn cũng nên lưu ý đừng nên uống trà xanh trước khi đi ngủ nhé, nếu bạn không muốn phải thức trắng đêm đâu đấy.

Bị hôi miệng chữa bằng tinh dầu tràm trà

Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà
Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Ở nước ta, cây tràm được trồng nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam. Do đó, không khó để mua một lọ tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà có khả năng trị hôi miệng tại nhà rất hiệu quả. Đồng thời, tinh dầu tràm trà còn giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và giúp cho bạn có một hơi thở dịu nhẹ.

Cách sử dụng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào bàn chải đánh răng. Chà sạch ở khoang miệng và trên bề mặt lưỡi. Thực hiện 2 ngày/lần, sau khi đánh răng bằng kem đánh răng xong. Duy trì cách trị hôi miệng này thường xuyên, bạn sẽ đẩy lùi được hơi thở có mùi.

Trị hôi miệng bằng lá ổi

Chữa hôi miệng bằng lá ổi
Tác dụng của lá ổi giúp cho hơi thở thơm mát

Lá ổi có chứa các thành phần như: hợp chất phenol, isoflavonoid, vitamin C, axit tannic, axit malic,… có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt lá ổi chứa rất nhiều flavonoid – một hợp chất đã được chứng minh có tác dụng chống lại vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng rất tốt.

Cách dùng:

  • Bạn có thể nhai lá ổi trực tiếp và xúc miệng sau khi nhai.
  • Bạn rửa sạch một ít lá ổi tươi, cho vào nồi nước sôi và đun trong khoảng 10 phút để lá ổi tiết ra tinh chất. sau đó thêm mật ong vào và tắt bếp là trà lá ổi đã hoàn tất. Bạn chắt lấy nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. ngày uống 2- 3 lần
  • Xúc miệng lá ổi với bạc hà: Bạn xay lấy nước cốt của lá ổi và lá bạc hà, sau đó ngậm nước cốt này trong 5 phút. Hãy súc mạnh để loại bỏ mảng bám trên răng rồi súc miệng lại với nước sạch
  • Bạn cũng có thể đun sôi lấy nước lá ổi non, pha thêm vào đó một chút muối biển, sau đó chắt lấy nước và dùng nước lá ổi súc miệng 2–3 lần/ngày.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các loại kem đánh răng phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả. Kem đánh răng sensodyne cũng là một lựa chọn được nhiều người yêu thích.