Vì Sao Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm A-Z [Full 2020]

Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn thông tin vì sao bị nhiệt miệng và cách điều trị hiệu quả. Bệnh nhiệt miệng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét áp-tơ (aphthous ulcer), là một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.

Nhiệt miệng không có mối liên quan đến thể trạng béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu. Một số trường hợp thấy có tính chất gia đình, trong nhà có nhiều người cùng bị.

bị nhiệt miệng
Nhiệt Miệng

Bệnh biểu hiện có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 – 15 ngày, bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng.

Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần, nông, thường không quá lớp biểu mô, bờ nham nhở, ăn mặn rất xót, nói đau, cản trở giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau khoảng một tuần.

Các giai đoạn của nhiệt miệng

bị nhiệt miệng
Giai đoạn của nhiệt miệng

Nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu

Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau.

Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử

Giai đoạn ổ hoại tử

Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa

Giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa.

Giai đoạn ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ 5 – 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

Vết nhiệt miệng điển hình
Vết nhiệt miệng điển hình

Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 5 – 7 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng giai đoạn mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân nhiệt miệng thường xuyên sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.

Chức năng gan suy giảm dẫn đến bị nhiệt miệng

Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét.

Chức năng gan suy giảm
Chức năng gan suy giảm khiến nhiều người cho rằng mình bị “nóng trong”

Bị nhiệt miệng do phản ứng kháng nguyên – kháng thể

Đây là cơ chế tự miễn của cơ thể, khi vùng miệng mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi,… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành các vết loét gây ra bệnh nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch yếu

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng.

chế độ ăn uống
Ngoài chế độ ăn uống thì căng thẳng, stress cũng là yếu tố gây bệnh nhiệt miệng

Thiếu dinh dưỡng

Nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…

Làm gì khi bạn bị nhiệt miệng

Thuốc trị nhiệt miệng
Thuốc trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng thông thường sẽ tự lành sau 5-7 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, bạn có thể làm nhanh lành vết loét miệng và hạn chế đau bằng cách sử dụng các loại thuốc sau:

  • KAMISTAD – Gel N: Thuốc chữa viêm nhiễm răng miệng, Kamistad – Gel N của Đức được chiết xuất từ dịch chiết hoa cúc, loại thảo dược hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, giảm đau.
  • ORACORTIA: Thành phần Triamcinoloneacetonide. Là loại thuốc kháng viêm dạng Corticoide có tác dụng điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
  • Dùng các loại nước súc miệng để diệt khuẩn gây viêm loét nhiệt miệng.

Bạn cũng có thể tìm hiểu các cách chữa nhiệt miệng dân gian với: mật ong, nước muối loãng, nước cốt dừa, nước hạt rau mùi, uống bột sắn dây…

Làm Sao Để Phòng Tránh Bị Nhiệt Miệng

bị nhiệt miệng
Phòng Tránh Bị Nhiệt Miệng
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nên uống 2 – 3 lít nước và hạn chế uống nước có gas.
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như: folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn, tránh gây tổn thương cho vùng niêm mạc miệng
  • Nên ăn nhiều các loại canh có tính hàn và thanh mát cho cơ thể
  • Tránh thức quá khuya và ăn nhiều đồ cay nóng
  • Xây dựng không gian sống thoáng mát, tránh xa rượu, bia, thuốc lá

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi

nước ép khế chua
Trị nhiệt miệng bằng nước ép khế chua rất hiệu quả

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống sau để bệnh nhanh khỏi

  • Uống nước ép cà chua: Vì cà chua có vị chua thanh, ngọt nhẹ nên giúp cơ thể thanh nhiệt. Do đó, bạn có thể uống nước ép cà chua mỗi ngày 2 – 4 lần khi bị nhiệt miệng nhé.
  • Ngậm nước khế chua: Do khế chua có tác dụng trị nhiệt miệng khá tốt, giúp thanh nhiệt nên bạn có thể lấy từ 2 – 3 quả đem cắt lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Sử dụng hỗn hợp trên ngậm vài phút sau đó nuốt dần để chữa viêm họng rất hiệu nghiệm.
  • Súc miệng nước ép cơm dừa: Bạn có thể lấy phần cơm dừa màu trắng đem đi nghiền nát. Sau đó ép lấy nước này để súc miệng mỗi ngày.
  • Ăn rau ngót, rau mùng tơi, rau dền đỏ: Đây là những loại rau xanh để nấu canh với tôm, thịt có tác dụng giải nhiệt và rất ngon miệng, dễ ăn.
  • Uống nước diếp cá, rau má: Vào thời điểm bị nhiệt miệng, bạn nên tích cực ăn hoặc uống nước diếp cá, nước rau má ngày 3 lần cũng giúp thanh nhiệt hiệu quả.
  • Ăn nhiều trái cây xanh: Bên cạnh các thực phẩm trên, bạn nên ăn thêm nhiều trái cây như dưa hấu, việt quất, cherry, đu đủ, chuối… Bởi đây là những loại quả giúp giải độc, thanh nhiệt rất tốt.

Một số lưu ý cần ghi nhớ khi bị nhiệt miệng

bị nhiệt miệng
Lưu ý cần ghi nhớ khi bị nhiệt miệng

Tuân thủ các quy định vệ sinh răng miệng

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

  • Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
  • Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

Bổ sung đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước (từ 2 – 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây…

Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt

Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)…