Tổng Hợp Những Biểu Hiện Bệnh Tiểu Đường Mà Bạn Nên Biết? [2019]

Bệnh tiểu đường đang là nỗi lo của rất nhiều người.Bài viết sau chia sẻ cho bạn thông tin về biểu hiện bệnh tiểu đường giúp bạn phát hiện kịp thời bệnh.

Khái niệm Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, lúc này hoc môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hoặc giảm tác động ở bên trong cơ thể. Tiểu đường nói một cách dễ hiểu nhất là hiện tượng dư đường trong cơ thể, đặc biệt là lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Các hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu về đêm hay khát nước là những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

biểu hiện bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường

Thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa hết thành đường glucose, đây là loại năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Sau khi chuyển hóa đường glucose sẽ được insulin do tuyến tụy sản sinh ra giúp vận chuyển đến tất cả các tế bào trong cơ thể để lấy năng lượng thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi lượng insulin không đủ để vận chuyển đường đến các tế bào thì nó sẽ tích tụ lại và sinh ra căn bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Căn cứ theo nguyên nhân sâu xa gây bệnh mà người ta chia căn bệnh tiểu đường làm 2 dạng khác nhau: Loại 1 là do tuyến tỵ không tiết ra insulin và loại này chỉ chiếm 5 – 10%; loại 2 thì là do tuyến tụy giảm tiết insulin hoặc sức đề kháng của insulin bị giảm đi, loại này chiếm đa số tới 90 – 95%.

Những biểu hiện bệnh tiểu đường bạn cần biết

Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục

 khát nước liên tục và đi tiểu n
Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.

Thường xuyên khát nước (tăng khát – polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa.

Thay vào đó, nó tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước . Điều này làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy mất nước nên thường xuyên khát. Càng khát bạn càng uống nhiều nước và dẫn đến tiểu tiện hơn nhiều.

Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.

Biểu hiện bệnh tiểu đường – Đói quá mức

Đói quá mức
Đói quá mức

Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc nếu nó không đáp ứng insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào.

Và điều đó làm cho bạn vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu còn cao hơn mà thôi.

Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng cơn đói không biến mất, bạn có thể cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi dường như bạn không có bất kỳ triệu chứng bệnh tiểu đường.

Biểu hiện bệnh tiểu đường – Mệt mỏi

biểu hiện bệnh tiểu đường
Biểu hiện bệnh tiểu đường – Mệt mỏi

Một dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường là mệt mỏi liên tục. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cảm thấy mệt mõi và buồn ngủ với cùng một nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy đói: Tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng.

Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần làm bạn cảm thấy kiệt sức.

Mệt mỏi có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác hoặc thậm chí là do lối sống của bạn (chế độ ăn uống nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein, lão hóa…). Nhưng khi kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Biểu hiện bệnh tiểu đường – Mờ mắt

Mờ mắt là biểu hiện
Mờ mắt là biểu hiện của bệnh tiểu đường

Khi nhìn mờ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào về mắt thì nó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Nó xảy ra do sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn và mọi thứ bắt đầu trông mờ đi.

Những thay đổi này ở mắt có thể thay đổi và cải thiện, thị lực có thể trở lại bình thường nếu điều trị ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường không được điều trị, những thay đổi này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến chứng mù.

Giảm cân không giải thích được

Giảm cân không mong muốn
Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2

Giảm cân không giải thích được có nghĩa là mất rất nhiều trọng lượng trong khi bạn không hề thay đổi chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục.

Vì cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng khi bạn mắc bệnh tiểu đường, nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi.

Mất nước cũng góp phần làm cho bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.

Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc đái tháo đường typ 2.

Ngứa da

Ngứa da là biểu hiện
Ngứa da là biểu hiện bệnh tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác của bạn, kể cả da – cơ quan lớn nhất của cơ thể.

Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy, những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Một lý do khác gây ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men – thường gặp ở người bị tiểu đường.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy tìm hiểu một số mẹo chăm sóc da cơ bản để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.

Vết thương lâu lành

biểu hiện bệnh tiểu đường
Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân

Nếu không máy bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đây là dấu hiệu cảnh báo.

Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân.

Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn nhận thấy vết cắt và vết thương của bạn mất nhiều thời gian để hồi phục hơn trước đây, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Da sạm đi với những vùng da tối màu

Da sạm đi với những vùng da tối màu
Da sạm đi với những vùng da tối màu

Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da này thường xuất hiện ở những vùng da bị có nếp nhăn hoặc nếp gấp, ví dụ như trên cổ, ở nách, ở háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay.

Mặc dù những người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng này nhưng đó là dấu hiệu chung của tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường nên nếu không may gặp phải thì bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Hàm lượng đường huyết trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh.

Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân, là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên.

Để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường, điều bạn cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sự tuần hoàn của cơ thể.

Nếu phát hiện và được chẩn đoán sớm, việc quản lý bệnh sẽ dễ dàng hơn và nó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

Nếu bạn nhận thấy mình có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, đặc biệt là khi có vài triệu chứng trong cùng thời gian, thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Cách phòng bệnh Tiểu đường

  • Quản lý trọng lượng: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Thường xuyên vận động: Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả.
  • Tập thể dục: Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào.
  • Ăn ít carbohydrate: Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, Ăn nhiều chất xơ
  • Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
  • Dùng bột quế: Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
  • Uống cà phê: Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Tránh căng thẳng: Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể.

Trên đây là những thông tin về biểu hiện bệnh tiểu đường giúp các bệnh nhân dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu bạn còn thắc mắc về cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường thì nhớ theo dõi các bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!