Sa Búi Trĩ Là Gì? Cách Điều Trị Sa Búi Trĩ Hiệu Quả 2020 [Full A-Z]

Sa búi trĩ là tình trạng phiền toái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cải thiện bệnh lý, giúp co búi trĩ.

Sa búi trĩ là gì?

búi trĩ

Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng.

Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài.

Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết khác nhau. Ở cấp độ càng cao, mức độ bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết bệnh

Đối với trĩ nội

Cấp đội 1: Tĩnh mạch giãn nở và bắt đầu hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn bệnh bắt đầu phát triển nên chưa có các triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh rất khó nhận biết nhưng sẽ có hiện tượng chảy máu hậu môn.

Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,… Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa tra ngoài sau đó có thể tự thụt vào được. Người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được. Lúc này, người bệnh chỉ cần tác động trực tiếp vào búi trĩ thì chúng sẽ tự co lại và thụt vào bên trong hậu môn. Sa búi trĩ xảy ra rất ngẫu nhiên mà người bệnh không thể tự chủ được gây cảm giác khó chiu, bất tiện, vướng víu,…

Cấp độ 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được kể cả khi người bệnh tác động trực tiếp vào. Gây đau đớn, sưng tấy, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đối với trường hợp trĩ ngoại

Ở trường hợp trĩ ngoại, các búi trĩ tĩnh mạch trực tràng được hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng. Chúng có hình dạng ngoằn nghèo, dễ dàng nhận biết bằng cách nhìn hoặc sờ bằng tay.

Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ mới hình thành với kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào.

Giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào, làm mất nếp nhăn tự nhiên ở vùng da quanh hậu môn gây đau rát, sưng tấy. Trường hợp nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Sa búi trĩ sau khi hình thành, có thể phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

búi trĩ
Bệnh có nguy hiểm không?

Cơ thể bị thiếu máu

Nếu tình trạng bệnh và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có nguy cơ mắc một số bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, vàng da, xanh xao, ốm vặt, sức khỏe suy giảm.

Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống

Bệnh gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống.

Tắc tĩnh mạch

Các búi trĩ phát triển gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, diễn ra lâu ngày có thể khiến hậu môn bị hoại tử và biến chứng sang ung thư.

Nghẹt búi trĩ

Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây phình to, đau đớn, khó chịu. Hoạt động phân đi ra ngoài bị cản trở ảnh hưởng đến quá trình thải chất bẩn ra khỏi cơ thể.

Hoại tử búi trĩ

Tình trạng sa búi trĩ sẽ rất khó khăn để đưa vào bên trong hậu môn, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm.

Nhiễm trùng máu

Đây là biến chứng nguy hiểm của tình trạng sa búi trĩ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là áp xe hậu môn, xuất huyết, ổ mũ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị sa búi trĩ

Ở những trường hợp sa búi trĩ giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm teo búi trĩ. Nếu sa búi trĩ ở cấp độ nặng, rất khó để áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa mà phải có sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Sa búi trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2, thông thường bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây, có tác dụng làm co búi trĩ lại dưới dạng kem bôi hoặc thuốc uống.

Thành phần thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ:

  • Kháng sinh: Framycetin; Neomycin…có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ tại chỗ
  • Giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế chảy máu hậu môn: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%

Thành phần chống viêm:

  • Hydrocortison 0,25-1% có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Một số thuốc chứa thành phần có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra ngoài.

Thành phần thuốc có tác dụng điều trị toàn thân:

Thành phần chống viêm, giảm phù nề: Alpha Hymotripsin, NSAIDs, Glucocorticoid…

Thành phần giảm đau: Paracetamol, NSAIDs…

Thành phần làm bền mạch, điều trị giãn nở tĩnh mạch: một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon…

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

phương pháp ngoại khoa
Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 4, tình trạng bệnh đã quá nặng.

Lúc này, các búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn mà không thể co lại vào bên trong, các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định biện pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian

Ở những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm tình trạng này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây.

Điều trị bằng rau diếp cá

rau diếp cá
Rau diếp cá
  • Rửa sạch 100g rau diếp cá, loại bỏ cọng già, héo úa
  • Giã nát lá rau diếp cá, đắp vào vùng búi trĩ và hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để khoảng 30 – 60 phút thì thay rau mới
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Người bệnh cũng có thể kết hợp ăn rau diếp cá sống trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị

Điều trị bằng cây lá bỏng

cây lá bỏng
Cây lá bỏng

Sử dụng cây lá bỏng bệnh là phương pháp dân gian, an toàn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 100g rau sam, 6 lá phỏng, 3 quả bồ kết tươi và cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch
  • Nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiến hành đun thêm khoảng 20 – 30 phút sau đó bắc ra để nguội
  • Dùng nước để uống trực tiếp trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi bệnh chuyển biến tốt

Lưu ý: Nên sử dụng nước lá bỏng để sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ làm mất đi công dụng điều trị bệnh.

Điều trị bằng cây hoa thiên lý

Hoa thiên lý
Hoa thiên lý

Cách 1:

  • Rửa sạch lá hoa thiên lý và giã nát cùng với muối tinh, dùng tấm vải sạch lọc lấy nước cốt
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt và chấm lên búi trĩ hàng ngày
  • Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm

Cách 2:

  • Dùng lá non hoa thiên lý giã nát, đắp trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn
  • Dùng băng gạc cố định lại khoảng 40 – 60 phút thì tháo ra, đắp lần 2
  • Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm

Điều trị trĩ bằng thuốc dân gian là phương pháp người bệnh thường lựa chọn. Bởi lẽ, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài cách chữa này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị mà thôi. Nếu muốn điều trị dứt điểm người bệnh nên kết hợp liệu trình thuốc.

Một số biện pháp chăm sóc bệnh

búi trĩ
Biện pháp chăm sóc khi bị sa búi trĩ

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

  • Không nên dùng giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện, tránh việc cọ sát gây chảy máu. Dùng vòi xịt nhẹ nhàng quanh vùng búi trĩ và hậu môn, dùng nước ấm pha loãng để vệ sinh.
  • Trước khi áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ búi trĩ bằng nước muối pha loãng, có tác dụng sát trùng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Không nên làm việc quá sức hay lao động nặng nhọc khiến bí trĩ sa ra ngoài mất kiểm soát.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày, giúp ngăn ngừa táo bón, là thủ phạm gây ra bệnh trĩ.
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể bổ sung bằng nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa chua,…
  • Không sử dụng các loại thức uống có gas, có chứa cồn hay chất kích thích, chúng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sa búi trĩ là biến chứng nặng và nguy hiểm của bệnh trĩ. Khi phát hiện, bạn nên đi khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.