Bật Mí Cách Trị Lở Miệng Thần Tốc Ngay Lập Tức 2020 [Chi Tiết A-Z]

Lở miệng là tình trạng nhiều người thường hay gặp trong cuộc sống. Dưới đây là những cách trị lở miệng đơn giản 2020 bạn có thể tham khảo chi tiết ngay

Lở miệng (nhiệt miệng) là gì?

cách trị lở miệng
Lở miệng nếu bị tái đi tái lại nhiều lần nó sẽ gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho chúng ta.

Lở miệng (nhiệt miệng) (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Bệnh nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây Lở miệng (nhiệt miệng)

Nguyên nhân lở miệng
Nguyên nhân lở miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

  • Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…
  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…
  • Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Stress cũng gây nhiệt miệng.

Biểu hiện của bệnh Lở miệng (nhiệt miệng)

biểu hiện lở miệng
Biểu hiện lở miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Cách trị lở miệng đơn giản tại nhà

Cách trị lở miệng bằng nước muối loãng

nước muối loãng
Nước muối loãng trị lở miệng rất hiệu quả

Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

Cách trị lở miệng bằng Nước cốt dừa

Nước cốt dừa
Nước cốt dừa trị lở miệng rất hiệu quả

Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do lở miệng gây ra.

Cách trị lở miệng bằng nước hạt rau mùi

nước hạt rau mùi
Nước hạt rau mùi trị lở miệng rất hiệu quả

Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, lở miệng cực hiệu quả.

Cách trị lở miệng bằng Nước củ cải

Nước củ cải
Nước củ cải trị lở miệng rất hiệu quả

Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.

Cách Trị Lở miệng bằng nước ngậm

Áp dụng những mẹo trị lở miệng theo dân gian này chỉ cần 2-3 ngày là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

Cách trị lở miệng bằng Nước ép cà chua sống

Nước ép cà chua sống
Nước ép cà chua sống

Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

Nước khế chua

Nước khế chua
Nước khế chua có tác dụng trị lở miệng

Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

Ngậm chất chát

Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

Bôi mật ong, mật ong nghệ

Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.

Bôi nước cỏ mực mật ong

Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

Bôi nước lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cách trị lở miệng bằng thuốc

Thuốc bôi lở miệng Oracortia

cách trị lở miệng
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Thuốc Oracortia dùng trị nhiệt miệng sản xuất theo bản quyền của Thái Lan. Oracortia là thuốc mỡ dùng cho miệng/họng, điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.

Thành phần: Triamcinolone acetonide 0.1 g/100 g.

Đóng gói: hộp 50 gói, mỗi gói 1 g.

Liều dùng: Bôi lượng nhỏ lên vùng da tổn thương (không chà xát) để tạo màng mỏng. Dùng lúc đi ngủ để thuốc tiếp xúc vùng tổn thương suốt đêm. Nếu cần bôi 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn.

Thuốc bôi lở miệng Kamistad Gel N

cách trị lở miệng
Thuốc bôi lở miệng Kamistad Gel N

Kamistad – Gel N là thuốc dạng gel dùng cho khoang miệng để điều trị các chứng viêm đau ở lợi, niêm mạc miệng và môi. Nhờ tính chất giảm đau và sát trùng tại chỗ. Kamistad – Gel N cũng thích hợp cho người mang răng giả bôi vào các điểm bị chèn ép để giảm cảm giác quá mẫn cảm đối với vật lạ trong giai đoạn chưa thích nghi.

Thành phần: 1g Kamistad – Gel N có chứa: Lidocaine HCL 1 H20; Dịch chiết hoa cúc; Chất bảo quản: Benzalkonium chloride; Và các thành phần khác: Tinh dầu quế, Saccharin Sodium 2 H20, Carbomers, Trometamol, Acid fomic khan 98%, Ethanol 96%, nước tinh khiết. Đóng gói: Ống thuốc chứa 10g gel.

Liều lượng và cách dùng:

  • Người lớn: đối với các chứng viêm lợi: mỗi lần bôi khoảng 1/2 cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, 3 lần mỗi ngày, vào các vùng sưng viêm và đau, lưu ý bôi nhẹ nhàng. Đối với các triệu chứng do răng giả gây ra, đặc biệt trong giai đoạn đầu chưa thích nghi, bôi gel với lượng nhỏ bằng hạt đậu vào chỗ bị đau.
  • Trẻ em: dùng 1/2 liều người lớn.
  • Trẻ nhỏ: Để giảm đau khi mọc răng sữa: bôi 1/4 cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc.Không dùng quá 3 lần trong 24 giờ.

Thuốc nhiệt miệng, lở miệng Mandarin Plus

cách trị lở miệng
Thuốc nhiệt miệng Mandarin Plus

Thuốc trị nhiệt miệng Mandarin được phát triển thành công từ năm 2008 do công ty cổ phần dược phẩm Mandarin và là sản phẩm được các bác sĩ chuyên ngành đánh giá là rất hiệu quả trọng việc chữa khỏi cực nhanh các triệu chứng viêm loét khoang miệng, nhiệt miệng, lở miệng, nhiệt tại các vùng lưỡi, má trong, nhiệt lợi hoặc bất kể loại nhiệt nào trong khoang miệng.

Thành phần: Kim Ngân Háo, Bạch thược, sinh địa, chi tử, đương quy, hoàng liên, liên kiều, xuyên khung, chích cam thảo.

Cách sử dụng:

  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4 viên, trước ăn 0 phút
  • Nên dùng 2-3 lọ để có hiệu quả lâu dài
  • Vỉ bôi kẽm: Bạn cắt vỉ kẽm và bổi chúng lên trên các vết nhiệt trước khi đi ngủ. Sáng dậy sẽ thấy các vết nhiệt khỏi hẳn và không còn cảm giác đau đớn. Bệnh sẽ khỏi ngay sau 01 ngày.

Thuốc bôi lở miệng, nhiệt miệng VNP

cách trị lở miệng
Thuốc bôi lở miệng, nhiệt miệng VNP

Thuốc VNP có công dụng điều trị viêm chân răng, những vết loét cục bộ trong miệng họng do nhiệt miệng, nhiễm khuẩn. Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa, sát khuẩn trong cấy Implant. Phòng bệnh viêm lợi. Được khử trùng trước và sau khi phẫu thuật nha khoa.

Thành phần: Chlorhexidine digluconate, tá dược vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Cho gel vào miếng gạc mềm sau đó xoa đều lên nướu răng hoặc có thể cho gel trực tiếp vào vùng nướu răng tổn thương, vùng miệng bị nhiệt.
  • Dùng 2 lần hoặc 3 lần/ngày.
  • Nên sử dụng gel bôi sau bữa ăn và không dùng thức ăn hay nước uống ít nhất 30 phút – 1 giờ sau khi bôi.
  • Sử dụng buổi tối trước khi đi ngủ có hiệu quả cao nhất.
  • Không được súc miệng sau khi dùng.
  • Không được nuốt.

Lưu ý: Không được sử dụng ở những người dị ứng với Chlorhexidine

Cách Phòng tránh lở miệng

  • Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị lở, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Lở miệng nên làm gì?

Một số lưu ý cần ghi nhớ để phòng ngừa lở miệng:

  • Tuân thủ các quy định vệ sinh răng miệng
  • Trong quá trình điều trị và phòng ngừa lở miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.
  • Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
  • Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
  • Bổ sung đủ nước hàng ngày
  • Uống đủ nước (từ 2 – 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây…

Lở miệng nên ăn gì?

  • Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu
  • Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
  • Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt
  • Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)…