Mách Bạn Cách Chữa Viêm Lợi An Toàn Hiệu Quả Nhất [Chi Tiết A-Z]

Bệnh viêm lợi là một bệnh lý rất phổ biến trong vấn đề răng miệng. Bài viết dưới đây mách bạn các cách chữa viêm lợi chân răng an toàn hiệu quả nhanh nhất.

Viêm lợi là gì?

chữa viêm lợi
Viêm lợi

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.

Viêm lợi lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới các bệnh nặng hơn về răng miệng và có thể sẽ mất răng.

Nguyên nhân viêm lợi

chữa viêm lợi
Nguyên nhân viêm lợi
  • Nghiện rượu, thuốc lá;
  • Ăn nhiều đồ ngọt, cay;
  • Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;
  • Chải răng không đúng cách;
  • Do vi khuẩn mảng bám răng;
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Người bị bệnh tiểu đường.

Cách chữa viêm lợi an toàn hiệu quả nhất từ thiên nhiên

Nước cốt chanh – khắc tinh của bệnh viêm lợi

Nước cốt chanh
Nước cốt chanh

Đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh hoàn toàn có khả năng chữa các bệnh viêm nướu răng lợi. Ngoài ra, chanh cũng chứa rất nhiều vitamin C để giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm.

Cách thực hiện: Bạn vắt vài giọt nước cốt chanh với một ít nước ấm, cho thêm chút muối và hòa đều hỗn hợp. Sau đó, thoa hỗn hợp lên răng trước khi súc miệng bằng nước.

Chữa viêm lợi từ mật ong

Mật ong
Mật ong

Chúng ta đều biết trong mật ong có thành phần có tính kháng khuẩn và khử trúng.

Cách thực hiện: Sau khi đánh răng, bạn chỉ cần chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng lợi bị viêm để xoa dịu vết viêm.

Chữa viêm lợi tiết kiệm với nước muối

nước muối
Nước muối

Pha một chút muối với nước ấm, súc miệng đều đặn 3 lần/ ngày là phương pháp hiệu quả để chữa trị viêm lợi. Đặc biệt, cách này cũng giúp loại bỏ những mảng bám nhỏ mà việc đánh răng thôi là chưa đủ.

Chữa viêm lợi bằng Tỏi tươi

Tỏi tươi
Tỏi tươi

Tỏi được coi là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, sử dụng tỏi là cách chữa hiệu quả mà an toàn.

Cách thực hiện: Giã nhuyễn vài tép tỏi với một ít muối, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng lợi bị viêm. Bạn sẽ thấy tiến triển rõ rệt sau vài lần thực hiện.

Túi trà lọc

Túi trà lọc
Túi trà lọc

Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi, sâu răng khá hiệt quả.

Cách thực hiện: Ngâm túi trà vào nước sôi rồi vớt ra để nguội. Sau đó để túi trà đã nguội lên vùng lợi bị viêm khoảng 5 phút rồi lấy ra. Đây là phương pháp chữa bệnh tại nhà rất hiệu quả.

Lá trầu không

Lá trầu không
Lá trầu không

Lá trầu không là một loại thực vật quá đỗi quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian, đặc biệt lá trầu không có tác dụng rất tốt chữa các bệnh liên quan đến răng miệng.

Cách thực hiện: Chọn lá trầu không không quá già và không quá non, được hái vào khoảng 5h sáng. Sau đó pha với nước nóng tương tự như pha nước chè với liều lượng 3 lá cho 150ml nước. Dùng nước đã pha súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm sau vài ngày thực hiện.

Lá lốt

Lá lốt
Lá lốt

Trong trong lá lốt chứa tinh dầu có tác dụng tiêu viêm, giảm đau rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Đun hoặc giã một nắm lá lốt với một lít nước, thêm một chút muối. Sau khi để nguội gạn lấy nước dùng súc miệng trong ngày, mỗi lần súc miệng khoảng 4-5 phút rồi nhổ đi. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, cơn đau nhức sẽ giảm hẳn.

Sử dụng nước ép bưởi chữa viêm lợi

Nước ép bưởi
Nước ép bưởi

Nếu trong nhà có trẻ nhỏ bị viêm lợi, mẹ có thể sử dụng nước ép quả bưởi để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nước ép bưởi là thức uống ngon lành, an toàn, có chất sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là bưởi rất giàu vitamin C nên sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Cách chữa viêm lợi bằng nước ép bưởi khá đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo về tác dụng phụ nhé.

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả
Tinh dầu sả

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Bạn chỉ cần pha loãng 1-2 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước. Dùng nước này để súc miệng trong vòng 30 giây, sau đó nhổ ra ngoài và súc miệng lại bằng nước sạch. Áp dụng cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

Súc miệng bằng lô hội

chữa viêm lợi
Lô hội

Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.

Cách thực hiện: Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây, sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Lặp lại 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng sưng đau, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Cách chữa viêm lợi bằng bài thuốc đông y

bài thuốc đông y
Bài thuốc đông y

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2: Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày.

Bài 3: Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g.

Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Bài 5: Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6: Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Cách chữa Viêm lợi bằng thuốc dạng viên

chữa viêm lợi
Thuốc dạng viên

Macrolid, beta-lactam, Naphacogyl (thuốc viêm lợi màu hồng)… là nhóm thuốc khác sinh có công dụng diệt khuẩn trú ngụ trong các mảng bám và trong nướu chủ yếu được sử dụng chữa các bệnh về lợi, nướu.

Thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc syndent giúp làm giảm sưng đỏ, đau, viêm vùng lợi. Tuy nhiên thuốc này khuyến cáo không dành cho người đã có tiền sử đau dạ dày.

Nhóm thuốc corticosteroid với tính kháng viêm vô cùng mạnh giúp làm giảm các triệu chứng đau, viêm, sưng lợi.

Khi bị sưng lợi, sử dụng thuốc kháng sinh là cách chữa mà mọi người nghĩ đến đầu tiên, bởi vì nó có tác dụng vô cùng mạnh giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm, sưng lợi cần chú trọng liều lượng, và hướng dẫn sử dụng nắm được trường hợp không được sử dụng thuốc.

Cách phòng bệnh viêm lợi

chữa viêm lợi
Cách phòng bệnh viêm lợi

Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày là cách phòng ngừa hiệu quả;

  • Chải răng đúng cách;
  • Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ;
  • Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;
  • Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất;
  • Khám nha khoa 6 tháng một lần.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khỏe giúp bạn tự tin trong cuộc sống.