Cổ tử cung cấu tạo như thế nào? Các bệnh phụ khoa liên quan 2020

Cổ tử cung (CTC) là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng. Nhưng cũng thường xuyên gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Vị trí của Cổ tử cung

Vị trí của cổ tử cung là phần sau của tử cung dạng như miệng cá. Đường kính từ 2-4cm nối tiếp âm đạo với tử cung.

Có thành dày màu hồng nhạt và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ ở trung tâm. Còn thân tử cung là nơi phát triển và chứa đựng bào thai.

Bệnh viêm cổ tử cung là như thế nào?
Bệnh viêm cổ tử cung là như thế nào?

Cổ tử cung là nơi quan trọng để phòng ngừa các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.

Cấu tạo

Cấu tạo cổ tử cung chỉ là một lỗ khá nhỏ. Kích thước có khả năng thay đổi theo giai đoạn nhất định của cơ thể. Ví dụ như trong một số ngày rụng trứng,

Có kinh nguyệt hoặc trong sinh nở. Kích cỡ của tử cung sẽ giãn rộng hơn so với kích thước trung bình từ 2 -10mm.

Lỗ cổ tử cung chia tử cung làm 2 phần:

  • Phần trên âm đạo
  • Phần nằm trong âm đạo
Các bộ phận của phần tử cung
Các bộ phận của phần tử cung

Hai phần này được xem như cổ trong và cổ ngoài tử cung. Cổ ngoài được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, còn cổ trong lợp biểu mô trụ đơn.

Biểu mô lát tầng gồm nhiều lớp:

  • Lớp đáy gồm các tế bào hình khối vuông, nhân bầu dục và có trục vuông góc với màng đáy.
  • Lớp cận đáy với các tế bào bầu dục hoặc đa diện. Giữa các tế bào có các cầu nối liên bào.
  • Lớp vảy (Malpighi) gồm 6-12 hàng tế bào sáng, bào tương nhiều và cầu nối liên bào rõ rệt.
  • Lớp bề mặt gồm các tế bào dẹt, nhân nhỏ.

Biểu mô trụ đơn: gồm một hàng tế bào hình trụ cao. Nhân nằm cực đáy và bào tương chứa nhiều chất nhầy

Tế bào cổ tử cung dễ bị tổn thương bởi sự phát triển của các tế bào bất thường. Nhất là ở độ tuổi dậy thì, trong lần mang thai đầu tiên và vài tuần đầu sau khi sinh con.

Thông thường điểm giao nhau nơi da của âm đạo nối tiếp với da của tử cung. Hướng về phía tử cung và các tế bào được bảo vệ.

Tại những thời điểm dễ bị tổn thương, điểm nối này mở rộng về phía âm đạo. Vì vậy các tế bào nhạy hơn với những thay đổi và chất gây ung thư.

Chức năng của Cổ tử cung

Chức năng của cổ tử cung là gì
Chức năng của cổ tử cung là gì

Chức năng cổ tử cung là đưa máu ra ngoài. Cản trở các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, giúp trứng gặp tinh trùng.

Không chỉ thế, bộ phận này cũng nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể phái nữ. Bộ phận này là cấu trúc đảm nhiệm chức năng sản xuất dịch nhầy. Để tạo cơ hội thuận lợi cho giai đoạn kết hợp.

Giúp tinh trùng có thể dễ dàng vận động vào sâu bên trong tử cung. Để tới ống dẫn trứng cũng như thụ thai.

Bộ phận này còn có vai trò bảo vệ sự phát triển thông thường của thai nhi trong bụng mẹ. Ngăn chặn tạp khuẩn có hại gây tác động tới thai nhi.

Đối với những trường hợp sinh thường. Cổ tử cung có khả năng tự giãn nở chiều dài để thai nhi có thể chào đời.

Các bệnh lý có thể gặp

Lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung (hay còn gọi là lộn niêm mạc). Là do một phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong khiến cổ tử cung bị lộn ra ngoài.

Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như vệ sinh vùng kín sai cách. Hormone estrogen tăng đột biến, hoạt động tình dục mạnh gây tổn thương tử cung, nạo hút thai nhiều lần…

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này phụ thuộc vào diện tích vùng lộ tuyến mở rộng hay hẹp. Do đó, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín. Bạn nên chủ động đi khám ngay.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khác với lộ tuyến CTC. Viêm lộ tuyến là một tình trạng cảnh báo sự viêm nhiễm ở các lộ tuyến.

Khi cổ tử cung bị lộ ra ngoài niêm mạc. Sẽ khiến các tuyến dễ bị viêm nhiễm do vi trùng, nấm, ký sinh trùng… Xâm nhập vào.

Viêm lộ tuyến cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như viêm cổ tử cung. Hay viêm âm đạo như

  • Tiết dịch trắng bất thường ở vùng âm đạo
  • Có mùi hôi khó chịu…

Để điều trị căn bệnh viêm lộ tuyến CTC. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc cụ thể…

Đặc biệt, cần chủ động điều trị bệnh triệt để càng sớm càng tốt. Vì nếu không thì bệnh này rất dễ tái phát về sau.

Nang Naboth cổ tử cung

Tình trạng này là do lớp tế bào biểu mô lát phát triển quá mức. Trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối cổ tử cung.

Trong đó, biểu mô tuyến là biểu mô tiết dịch. Nên nó tiết ra chất dịch không chảy đi đâu được, từ đó đẩy lên và phình to ra.

Thật may là căn bệnh này không quá nguy hiểm. Bởi nó có thể tự mất đi và ít khi phát triển to lên.

Dù vậy, nếu nó phát triển lên quá to. Các bác sĩ sẽ chọc cho dịch thoát ra ngoài để tránh gây viêm nhiễm do nang tự vỡ.

Ngoài ra, nang naboth cổ tử cung. Cũng không làm thay đổi hay rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nên không cần quá lo lắng.

Polyp cổ tử cung

một dạng polyp thường gặp
một dạng polyp thường gặp

Đây là những khối u nhỏ, thường xuất phát từ cổ tử cung ngoài. Hay từ bên trong và lan ra bên ngoài cổ tử cung.

Tình trạng này được cấu tạo bởi các tế bào tuyến tăng sinh phì đại. Bao quanh bởi một khối mô đệm, đa số là lành tính. Kích thước khối u có thể rất nhỏ hoặc phình to rất lớn.

Polyp CTC không có những triệu chứng nhận biết rõ ràng. Mà chỉ phát hiện nếu bạn thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ.

Ung thư cổ tử cung

Nhắc đến ung thư thì mức độ nguy hiểm của chúng luôn là điều khiến nhiều người phải lo sợ.

Và ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi. Hay phát triển bất thường một cách mất kiểm soát.

Đặc biệt, nó có thể phát triển bằng cách xâm lấn tại chỗ. Hay lan rộng đến những cơ quan khác của cơ thể. Gây ra nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng ngừa sớm bằng 2 cách là

  • Đi khám tầm soát định kỳ
  • Tiêm vắc-xin để tránh nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán bệnh

Vấn đề thường gây khó khăn cho các chuyên gia y tế hoăc bản thân phụ nữ. Khi tự chẩn đoán ở giai đoạn ban đầu. Đó là các triệu chứng viêm cổ tử cung thường không rõ ràng, dễ nhầm với bệnh phụ khoa khác. Do đó việc khám bằng cách sàng lọc thông tin và dựa trên biểu hiện bên ngoài là chưa đủ.

Nếu bạn tới phòng khám, bạn có thể được áp dụng những phương pháp chẩn đoán như sau:

Khám âm đạo bằng mỏ vịt

Khám phụ khoa vùng âm đạo
Khám phụ khoa vùng âm đạo

Chuyên gia y tế sẽ dùng tay ấn vào vùng ổ bụng và vùng chậu của bạn. Xem có dấu hiệu đau hay không.

Tiếp đó, dùng mỏ vịt mở rộng cửa âm đạo và quan sát tổn thương thông qua kính lúp. Bạn có thể cảm thấy đôi chút khó chịu khi đang tiến hành kiểm tra.

  • Đối với viêm CTC cấp tính. Soi dưới kính lúp có thể phát hiện cổ tử cung bị tắc nghẽn, niêm mạc đỏ và phù nề.
  • Đối với viêm CTC mãn tính. Có thể thấy rằng cổ tử cung giống như bị ăn mòn và rất dễ chảy máu. Hoặc xuất hiện tuyến màu vàng bao phủ CTC. CTC bị phì đại, polyp hoặc có u nang.

Thực hiện xét nghiệm

Xét nghiệm dịch âm đạo (bằng phương pháp soi tươi), xét nghiệm nước tiểu. Sinh thiết tế bào cổ tử cung (áp dụng trong những trường hợp nghiêm trọng). Xét nghiệm huyết thanh hoặc HIV (có thể không bắt buộc).

Xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác nhất
Xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác nhất

Phòng ngừa các bệnh lý liên quan

Tiêm phòng vắc-xin HPV

Trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi, bạn nên tiêm vắc-xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm.

Loại vắc-xin đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư. Vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Tập thể dục là một cách vận động hiệu quả được
Tập thể dục là một cách vận động hiệu quả được

Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe. Tăng cường sức đề kháng. Chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung và ung thư CTC nói riêng.

Đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi. Chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ung thư.

Đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý. Cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư.

Nghiên cứu cho thấy stress. Là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn.

Do vậy bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái và hạn chế căng thẳng.

Không “yêu” quá sớm và bừa bãi

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Chính là bị lây virus HPV qua đường quan hệ tình dục.

Khi “yêu” ở tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virus HPV bởi trong giai đoạn này. Khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt.

Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện, nhạy cảm nhất. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virus HPV.

Không lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai vẫn thường được chị em phụ nữ sử dụng. Như một biện pháp tránh thai hiệu quả trong trường hợp cấp bách.

Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó bao gồm việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư CTC.

Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ

Âm đạo vị viêm
Âm đạo bị viêm

Viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư CTC. Vì thế bạn hãy chú ý:

  • Vệ sinh âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không dùng vòi sen hay thụt rửa không đúng cách
  • Không mặc quần lót quá chật vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến “cô bé”
  • Trong thời gian hành kinh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề vệ sinh. Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt.
  • Vì tử cung của bạn sẽ yếu và dễ bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian này.
  • Khám phụ khoa khi âm đạo có những triệu chứng bất thường. Bạn cần trị dứt điểm để tránh trường hợp bị ung thư CTC