Đau cổ là gì? Cách ứng phó giúp khỏi ngay [2020] bác sĩ khuyên dùng

Bất kỳ cơn đau nào trong cơ thể cũng gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Làm sao để giảm đau cổ và đau vai gáy?

Mỗi cơn đau có các triệu chứng và nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là triệu chứng, nguyên nhân của các cơn đau cổ và đau vai gáy.

Đau cổ là bệnh gì?

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. Sái cổ là hiện tượng khá phổ biến và thường không để lại biến chứng gì.

Bệnh đau cổ là gì?
Bệnh đau cổ là gì?

Những ai thường mắc sái cổ?

Bất cứ ai cũng có thể bị sái cổ. Bệnh thường gay gặp phải ở những người sau:

  • Những người ngồi làm việc không hoạt động nhiều: nhân viên văn phòng, công nhân may,…
  • Những người hoạt động sai tư thế như ngủ với gối quá cao, nằm sai tư thế lâu ngày trong một thời gian,..
  • Những người mắc bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, đau vai gáy.
  • Những người bị các bệnh về xương khớp
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cổ là gì?

Các triệu chứng bao gồm gặp khó khăn khi nhìn sang hai bên, lái xe và đọc sách. Đôi khi, bệnh gây đau làm bạn không ngủ được. Sái cổ cũng có thể dẫn tới đau đầu, khi kéo dài nhiều tháng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bạn.

Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Đau vai gáy có nguy hiểm không?

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau::

  • Bị đau cổ hoặc đau đầu kéo dài;
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc
  • Cơn đạu lan xuống tay hoặc chân, kèm theo đó là dấu hiệu tê, yếu hoặc ngứa ran.
Tư vấn và làm theo yêu cầu bác sỹ
Tư vấn và làm theo yêu cầu bác sỹ

Nguyên nhân gây ra đau cổ là gì?

Các nguyên nhân chính gây ra sái cổ bao gồm:

  • Sinh hoạt thường ngày với tư thế không thoải mái trong thời gian dài;
  • Tai nạn, té hoặc ngã gây ra chấn thương nghiêm trọng;
  • Ngủ ở tư thế không thoải mái;
  • Bị căng cơ cổ;
  • Viêm xương khớp;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Hẹp cột sống;
  • Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, bị áp xe tủy xương);
  • Các ung thư có liên quan đến cột sống.
  • Nguy cơ mắc bệnh
  • Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau cổ, bao gồm:
  • Chấn thương cổ;
  • Tư thế sai;
  • Bệnh lý vùng cổ;
  • Bị các bệnh liên quan đến cột sống (viêm cột sống dính khớp, hẹp cột sống, nhiễm trùng cột sống…).
Đau cổ từ loãng xương
Đau cổ từ loãng xương

Đau cổ là triệu chứng của bệnh gì?

Đau mỏi vùng cổ gáy hoặc sau đầu.

Có thể lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên. Đau cổ có thể thành cơn hoặc âm ỉ liên tục, mức độ từ nhẹ đến nặng. Tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt, có thể kèm rối loạn cảm giác da đầu. Hạn chế vận động cổ, cổ kêu lạo xạo, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt…. Đau mỏi cổ có thể xuất phát từ một trong những bệnh lý sau:

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Khi nhân nhầy bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ. Chèn ép vào đốt sống cổ gây đau cổ cục bộ vùng cổ vai gáy.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ
Thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Rối loạn khớp bả vai lồng ngực.

Đây là nguyên nhân đau mỏi cổ thường gặp ở đối tượng: nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe… phải ngồi liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây sái cổ. Bên trong bả vai, sau gáy… trong giai đoạn nặng, người bệnh khó thực hiện các động tác. Như: không thể cúi đầu, xoay cổ sang trái“1 hoặc phải…

Đau cổ dấu hiệu vôi hóa cột sống

Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống. Đĩa sụn của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và phát triển thành gai xương. Các chồi xương này chèn ép rễ thần kinh trong ống sống hay trong lỗ liên hợp… dẫn tới đau cổ, vai gáy và gây khó khăn trong vận động hằng ngày.

Thoái hóa đốt sống cổ.

Là một trong những nguyên nhân gây đau cổ thường gặp. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép dây thần kinh vai gáy gây đau đớn, nhức mỏi. Từ đó, khiến cho việc vận động cũng gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng điển hình là cảm giác cứng cổ, đau mỏi gáy mỗi khi thức dậy. Độ tuổi hay bị thoái hóa thường là tuổi trung niên và người già.

Những triệu chứng thoái hóa đốt sống phần cổ
Những triệu chứng thoái hóa đốt sống phần cổ

Viêm bao khớp vai

Khi mắc viêm bao khớp vai, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau một bên khớp vai. Khi trời lạnh hoặc lúc nửa đêm, cơn đau tăng lên nếu nằm nghiêng. Thậm chí, người bệnh bị sái cổ không thể chải đầu, vòng tay ra sau hoặc với tay lấy đồ…

Đau cổ – triệu chứng bệnh rối loạn dây thần kinh

Khi các dây thần kinh chạy qua vùng vai. Cổ bị tổn thương hay bị kéo giãn quá mức cũng sẽ gây ra sái cổ. Người bệnh sẽ bị đau liên hồi cảm giác vùng vai, cổ bị kéo căng rất khó chịu và mệt mỏi.

Đau cổ – Dấu hiệu bệnh lao xương

đau mỏi cổ có thể do vi khuẩn lao tấn công vào hệ xương khớp, gây viêm nhiễm các đốt sống. Bệnh lao xương thường gặp nhất ở cổ, thắt lưng, gây ra các cơn đau mỏi cổ âm ỉ.

lao xương
lao xương

Loãng xương.

Yếu tố tuổi tác và chế độ dinh dưỡng thiếu canxi khiến cho mật độ xương giảm dần. Dễ bị tổn thương hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau cổ mà ít ai ngờ.

Bệnh lý khác

  • Huyết áp cao: cảm giác đau mỏi cổ hoặc đau như bó chặt lấy đầu thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp.
  • Hội chứng nhiễm siêu vi: cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết… gây đau đầu, đau mỏi vùng cổ…
  • Tăng áp lực nội sọ: đau cổ kèm theo đầu dữ dội, nôn mửa, sợ sáng, rối loạn ý thức …
  • Viêm màng não: cơn đau đầu dữ dội kèm theo cứng gáy, đau mỏi…
  • Xuất huyết: đau nửa sau đầu, đau mỏi cổ kèm theo triệu chứng thần kinh khu trú.

Chữa bệnh đau cổ. Bác sỹ khuyên dùng

Khi bị đau cổ nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép gây tổn thương dây thần kinh hay không. Cùng với đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Khi mới bị bệnh, bệnh ở mức độ nhẹ có thể làm như sau:

  • Không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Lúc này chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại, không nên cố làm tăng biên độ như bình thường. Nên hạn chế việc quay đầu và nghiêng đầu để cho bệnh tự phục hồi.
  • Không nên ngồi trước quạt hoặc ngồi điều hòa, vì chỉ càng làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn mà thôi.
  • Có thể chườm ấm vùng cổ vai hay chiếu đèn hồng ngoại.
Chườm khăn nóng
Chườm khăn nóng
  • Có thể nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ trong khoảng 10 -15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn, giảm đau.
  • Khi tắm, nên sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.
  • Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, có liên quan tới sự thiếu máu hoặc co mạch thì các biện pháp trên sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau cổ trong 2 -3 ngày.

Trường hợp bệnh ở mức độ vừa

Với trường hợp bệnh ở mức độ vừa, sau khi đã làm các biện pháp trên, mà ngày hôm sau bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,… Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, đồng thời chống lại các phản ứng viêm theo sau.
  • Sử dụng miếng dán salonpas để giảm đau, vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là methyl salicylat.
  • Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.
  • Các vitamin nhóm b như vitamin b1, b6, b12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh, cũng có thể được sử dụng.

Lưu ý: thuốc chống viêm corticoid dạng uống có rất ít tác dụng trong trường hợp này.

Nếu nguyên nhân không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này, bởi chỉ làm cho bệnh đau thêm.

Trường hợp đau cổ bệnh nặng

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn đó là:

Biện pháp châm cứu: giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh. Cần phải chấm đúng vào vị trí các huyệt một cách chính xác, khi đó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt, qua đó làm giảm đau.

Châm cứu là một phương pháp theo y học dân tộc
Châm cứu là một phương pháp theo y học dân tộc

Sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như lidocain, novocain,… Sẽ tạm thời cắt đứt các cơn kích thích thần kinh mạnh và làm mềm cơ. Lưu ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi các bác sĩ, và có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm.

Châm cứu là một biện pháp chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả

Phòng tránh bệnh đau mỏi cổ

  • Mọi người nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nên lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.
  • Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.
  • Khi ngồi đọc sách, học bài hay đánh máy cần giữ cho cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, cần tránh tình trạng ngồi sai tư thế.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm b, c, e,…