Đau cột sống là bệnh gì? Có mang biến chứng nguy hiểm không? [2020]

Đau cột sống lâu ngày thường phát triển bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Xương phát triển trên đốt của cột sống.

Đau cột sống lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống thường ngày. Nhất là khả năng lao động. Vậy đau cột sống lưng có biểu hiện ra sao. Chúng xuất phát từ nguyên nhân nào, phải làm gì để chấm dứt tình trạng này? Dưới đây là tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Cấu tạo của cột sống

Khám bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khám bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Rất nhiều người không hiểu cấu trúc lớp cột sống. Khi mà cột sống được chia ra thành nhiều lớp và nhiều lớp cấu trúc. Việc nhận biết được các đốt sống cũng như cấu tạo khiến chúng ta nhận ra các triệu chứng bệnh sớm nhất.

Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, chia ra :

  • 7 đốt sống cổ : C1 đến C7 ( C: Cervicalis )
  • 12 đốt sống lưng D1 – D12 ( D : Dozsalis )
  • 5 đốt sống thắt lưng: L1 – L5 ( L :Lombalis )
  • 5 đốt sống hông: S1 – S5 ( S : Sacrilis )
  • 4 đốt sống cụt : Cụt đuôi (Coccyx). Các đốt xương hông dung hợp lại thành một liên tảng lớn, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.

Chức năng chính của xương cột sống

Cột sống cùng với các đốt xương sống là một chuỗi khớp xương. Được xếp lại với nhau thành chồng nối liền thân với đầu và các chi, giúp cho sự vận động của con người trở nên đa dạng, linh hoạt và thoải mái trong mọi hoạt động.

Ba chức năng chính của xương sống là:

Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh

Đây là chức năng quan trọng nhất Cột sống. Các đốt sống hoạt động như một màng bảo vệ cấu trúc của cơ thể, bao gồm nội tạng, tủy sống và các dây thần kinh. Tủy sống chuyển các thông điệp từ não đến cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể người.

Nếu các đốt sống rời khỏi vị trí ban đầu sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh Cột sống. Điều này có thể gây ra rối loạn chức năng và dẫn đến các cơn đau cũng như một loạt các triệu chứng khác.

Hỗ trợ cấu trúc và cân bằng tư thế thẳng đứng

Chức Năng Cột Sống
Chức Năng Cột Sống

Không có xương Cột sống, bạn sẽ không thể đứng thẳng. Các đốt sống cho phép cơ thể bạn cân bằng và duy trì tư thế thẳng đứng.

Cho phép cơ thể chuyển động linh hoạt

Cột sống cho phép cơ thể uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện tất cả các chuyển động của cơ thể. Do đó, không có cột sống, cơ thể sẽ cứng như một khúc gỗ, không thể chuyển động linh hoạt.

Cột sống là một cấu trúc đặc biệt rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xương sống thường xuyên. Để tránh các chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến xương sống.

Nguyên nhân gây đau cột sống

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân gây đau cột sống
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh

Tuổi trẻ mắc bệnh người già thường do các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do ngồi lâu. Ngồi làm việc ít thay đổi tư thế, ngồi còng lưng khiến các dây chằng, đĩa đệm bị chèn ép. Cơ bắp co cứng, cản trở lưu thông máu, từ đó dẫn đến các cơn đau nhức.
  • Do chấn thương. Những tổn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Khi không được điều trị dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng.
  • Làm việc quá sức. Người làm công việc khuân vác hoặc những bạn học sinh. Sinh viên đi học có thói quen mang nhiều sách khiến cột sống chịu áp lực lớn. Lâu dần cột sống bị yếu dần và thoái hóa cột sống gây nên những cơn đau cột sống lưng.
  • Do bệnh lí về xương khớp. Các bệnh mãn tính như viêm tủy sống, viêm cột sống, vẹo cột sống… là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp và gây nên những cơn đau nhức cho vùng xương cột sống.
  • Do thói quen xấu. Chế độ ăn uống không đầy đủ, hay uống rượu bia, giờ giấc sinh hoạt thất thường cũng dễ khiến cột sống thắt lưng bị đau.

Biểu hiện đau thắt lưng cột sống

Chủ yếu các bệnh liên quan đến cột sống hay xương khớp đều có biểu hiện chung là các cơn đau xương sống vùng thắt lưng. Chính vì vậy rất dễ nhầm lẫn biểu hiện của các bệnh với nhau. Biểu hiện của người bị đau cột sống lưng được chia làm 3 nhóm chính.

Đau do dây chằng bị giãn quá mức

Một số biểu hiện dễ thấy đó là: cơn đau xuất hiện đột ngột sau khi bê vác vật nặng, lao động kéo dài, đi giày cao gót, khi di chuyển đường dài cơ thể bị rung xóc liên tục hoặc là sau khi bị nhiễm lạnh.

Các cơn đau thường kèm theo triệu chứng co cơ ở quanh cột sống. Dần dần cột sống sẽ bị cong vẹo khiến cơ thể không thể đứng thẳng. Lúc này bác sĩ nếu dùng ngón tay ấn vào các mỏm của đốt xương sống sẽ xác định được chính xác điểm đau.

Đau do thoát vị cột sống thắt lưng

Đau do thoát vị cột sống thắt lưng
Đau do thoát vị cột sống thắt lưng

Biểu hiện rõ nhất là các cơn đau thần kinh tọa. Chúng sẽ bắt đầu đau thắt lưng cột sống rồi lan xuống mông, sau đùi, cẳng chân, mắt cá cuối cùng là tới ngón chân cái khi bị chèn ép dây thần kinh ở đốt sống l5.

Trường hợp cơn đau cột sống lưng lan xuống đùi qua cẳng chân rồi gân achille, mắt cá rồi đến ngón chân út thì dây thần kinh ở đốt S1 đã bị tổn thương. Có một số người bệnh còn bị tê bì chân tay và dấu hiệu giật dây chuông dương tính và dấu hiệu lasegue. Để lâu không điều trị có thể bị teo cơ đùi cùng cẳng chân.

Đau do mắc một số bệnh toàn thân

Người bệnh thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm khuẩn, sút cân nhanh không rõ lý do. Các cơn đau càng ngày càng nặng.

Cộng với đó là việc sử dụng thuốc giảm đau không có hiệu quả. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc là bị đau cột sống lưng dữ dội kèm theo dấu hiệu sốc có thể là do phình tách động mạch chủ bụng.

Biến chứng đau cột sống thắt lưng

Biến Chứng đau Cột Sống Thắt Lưng
Biến Chứng đau Cột Sống Thắt Lưng

Đau thắt lưng cột sống thường gây nên những cơn đau dữ dội. Khiến tinh thần giảm sút, sức khỏe và chất lượng công việc bị ảnh hưởng.

  • Cơn đau xuất hiện khi ngồi quá lâu hay bê vác vật nặng dẫn tới khó khăn. Trong việc cử động thắt lưng hoặc đi lại. Thậm chí có những người chỉ nằm nghỉ hoặc ngồi chơi. Những cơn đau cũng sẽ ập tới hành hạ. Gây nên những cơn đau nhức, co rút thắt lưng rất dữ dội.
  • Giai đoạn bệnh trở nặng do bị tổn thương hoặc viêm nhiễm sẽ gây ra tình trạng liệt vĩnh viễn. Người bệnh khó có thể vận động hoặc sinh hoạt bình thường trở lại.
  • Khi chuyển sang biến chứng rối loạn tiền đình, người bị thoái hóa cột sống. Sẽ thường xuyên bị mất cân bằng. Biểu hiện cụ thể là hay chóng mặt, hoa mắt và ù tai. Một số trường hợp còn bị buồn nôn. Tần suất sẽ tăng dần và mức độ ngày càng nặng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ không ngon. Nguy cơ dẫn đến trầm cảm rất cao.
  • Ngoài ra, cột sống bị thoái hóa lâu ngày không điều trị sẽ gây biến dạng các đốt sống. Khi đó, đường cong sinh lý sẽ bị mất. Người bệnh rất dễ bị gù lưng, không thể đứng thẳng. Đồng thời, chân và lưng sẽ bị đau liên tục.
  • Rối loạn tiền đình. Tiền đình là một phần của hệ thần kinh. Nó nằm ở hai bên ốc tai. Nhiệm vụ của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, nó kết hợp với mắt, đầu và toàn thân để duy trì tư thế.

Nhận biết và điều trị bệnh sớm để không chuyển sang biến chứng

Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng để bệnh không chuyển sang biến chứng. Nếu kịp thời phát hiện bệnh này, khả năng hồi phục chức năng như bình thường có thể lên đến 90%.

Chính vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra:

  • Cổ hoặc lưng bị cứng và đau. Ban đầu cơn đau xuất hiện ở thắt lưng hoặc cổ sau đó lan rộng ra hai đùi, xuống đến chân hoặc lan ra bả vai và ra đến cánh tay. Cảm giác đau sẽ nhiều hơn khi mang vác vật nặng. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dịu xuống;
  • Sau một đêm ngủ dậy hay bị cứng cơ; Ngoài ra còn có thể đau đầu gối, đau lan xuống chân tay khác nhau.
  • Cơ cạnh cột sống thỉnh thoảng bị co cứng không rõ nguyên do.

Các phương pháp phòng tránh các bệnh cột sống

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường

Dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa. Làm chậm và cải thiện bệnh xương khớp. Vì thế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể.
  • Ăn nhiều rau quả.
  • Ăn đủ chất đạm và tinh bột để đảm bảo cơ thể không thiếu dinh dưỡng.
  • Ăn vừa đủ chất béo. Ưu tiên các loại dầu thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3. Giảm chất béo trong trường hợp thừa cân, béo phì.
  • Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt. Đặc biệt, tránh dùng bia rượu.  Các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ. Giảm tác dụng của thuốc cải thiện bệnh xương khớp.

Chế độ sinh hoạt, vận động

Vận động cơ thể
Vận động cơ thể
  • Chế độ sinh hoạt điều độ. Cân bằng công việc và nghỉ ngơi phù hợp với sức khỏe. Chú ý thư giãn sau khoảng 15-20 phút làm việc để không gây áp lực quá lớn lên xương khớp. Cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột.
  • Kiểm soát cơn đau. Tránh vận động quá sức, ngưng làm việc ngay khi cảm thấy mệt hoặc đau. Sau đó bắt đầu lại với tốc độ chậm hơn.
  • Vận động khớp đúng cách. dùng các cơ và khớp lớn nhất, khỏe nhất để làm việc. Phân bổ sức nặng lên xương khớp một cách hợp lý. Tránh giữ một tư thế quá lâu, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cho cơ và khớp xương bị chèn ép.
  • Tập luyện thường xuyên. Nên có chế độ tập luyện điều độ. Nếu hoạt động quá ít khiến xương khớp có xu hướng bị đơ cứng và kém hấp thụ dinh dưỡng; tuy nhiên, hoạt động quá nhiều lại làm xương khớp quá tải gây đau nhức và sớm thoái hóa.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ và thuốc

Thuốc Bổ Xương Khớp Nhật
Thuốc Bổ Xương Khớp Nhật

Để có hệ xương khớp khỏe mạnh cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ từ sớm với các phương pháp dự phòng khoa học.

Khi có những bất thường của xương khớp, cần đi khám để được tư vấn, chẩn đoán và cải thiện kịp thời.

Cải thiện bệnh xương khớp phải kiên trì theo chỉ định của chuyên gia. Bao gồm cả việc sử dụng thực phẩm chức năng. Trong đó:

  • Cải thiện tấn công thường trong giai đoạn đầu nhằm cắt nhanh các triệu chứng. Như đau, viêm, sưng.
  • Cải thiện duy trì nhằm ổn định bệnh, giúp bệnh thuyên giảm hoặc không tiến triển.
  • Còn cải thiện củng cố nhằm phục hồi chức năng của các cơ quan xương khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau luôn tiềm ẩn nhiều hiểm họa. Đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phù nề, viêm loét dạ dày… Vì thế, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau dài ngày. Hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được nghiên cứu, kiểm chứng lâm sàng về tác dụng cho xương khớp.

Trên đây là một số phương pháp cũng như kiến thức về bộ phận cột sống của cơ thể. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình điều trị. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.