Đau dạ dày kiêng ăn gì để tránh các cơn đau tái phát. Chữa dạ dày không khó [2020]

Đau dạ dày kiêng ăn gì? Tại sao cần kiêng khi đau dạ dày? Chế độ kiêng khem tốt nhất dành cho người bị đau dạ dày là gì? Cùng tìm hiểu xem nhé!

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện.

Đau dạ dày là bệnh gì?
Đau dạ dày là bệnh gì?

Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.

Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày là những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh.Nếu phát hiện sớm có thể kịp thời chữa trị theo một cách đơn giản mà không gây biến chứng về sau:

Triệu chứng đau thượng vị

Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của bệnh về dạ dày và thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức.

Đau thượng vị tức là đau vùng trên của phần bụng
Đau thượng vị tức là đau vùng trên của phần bụng

Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu… và nhiều chỗ đau khác. Không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.

Khả năng ăn kém

Với biểu hiện này bệnh kém ăn là do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu. Tức bụng, khiên bạn bị kém ăn do chức năng của dạ dày bị suy giảm.

Cảm giác đầy bụng gây chán ăn
Cảm giác đầy bụng gây chán ăn

Đây là 1 trong những triệu chứng đau dạ dày có thể dễ nhận biết. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp kém ăn nào cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Một số không phải do đau dạ dày mà do các bệnh khác nhiễm khuẩn,bệnh rối loạn tâm thần

Ợ chua, ợ hơi

Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là lớn vô cùng. Dạ dày kém khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi hay ợ chua. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức. Giống trường hợp đau thượng vị ở trên

Buồn nôn và nôn

Nếu bạn thường xuyên buồn non và nôn thì cũng nên chú ý. Bạn có nguy cơ bị bệnh đau dạ dày rất cao và tỷ lệ chính xác khá lớn. Do khi nôn khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng.

Buồn nôn là dấu hiệu quan trọng bạn có biết không?
Buồn nôn là dấu hiệu quan trọng bạn có biết không?

Dẫn đến: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản khu vực tâm vị khiến chảy máu. Nôn nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp.

Những triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh ung thư dạ dày, hẹp môn vị và chảy máu dạ dày và nhiều biến tướng nguy hiểm khác

Hiện tượng chảy máu tiêu hóa

Đây là hiện tượng chảy máu dạ dày, với hiện tượng này máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người trong thời gian ngắn ( vài giờ hoặc chỉ vài phút).

Nếu gặp hiện tượng này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để điều trị không những hiện tượng này cấp độ cao của bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bị đau dạ dày cũng nên lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

Đau dạ dày kiêng ăn gì – Các loại thực phẩm cay, nóng

Đau dạ dày kiêng ăn gì - Các loại thực phẩm cay, nóng
Đau dạ dày kiêng ăn gì – Các loại thực phẩm cay, nóng

Những thực phẩm này làm lượng axit trong dạ dày tăng lên, gây cảm giác đau. Khiến chứng viêm loét trở lên nặng hơn. Ngoài ra, chúng còn gây kích ứng dạ dày và hình thành các vết loét.

Vì vậy, nếu dạ dày kém bạn nên hạn chế các loại thực phẩm. Như: ớt, tiêu, tỏi, các món ăn quá nóng hoặc có tính nóng để đảm bảo sức khỏe cho dạ dày.

Các loại đậu hoặc sản phẩm chế biến từ đậu

Trong đa số các loại đậu đều có chứa Fodmaps – một loại đường thuộc nhóm carbs. Đối với người bình thường, chất này cung cấp nhiên liệu cho các vi khuẩn tiêu hóa có lợi và không gây ra bất kỳ tác hại nào cho cơ thể.

Ngược lại, với người bị đau dạ dày hoặc vấn đề về tiêu hóa không tốt thì rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy do một loại khí thoát ra trong quá trình lên men.

Dó đó, nếu bạn có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn đậu. Nếu vẫn muốn ăn bạn nên chia nhỏ thành các bữa trong tuần, mỗi lần chỉ nên ăn một ít để tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Các loại thực ăn có tính axit

Các loại thực ăn có tính axit
Các loại thực ăn có tính axit

Một số loại thực phẩm giàu tính axit bao gồm cam, chanh, me, bưởi… các loại trái cây còn xanh; các món muối chua như: dưa, cà, thịt muối, nem chua…

Những thực phẩm này khi ăn sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Bên cạnh đó, chúng khiến dạ dày co bóp mạnh và kích thích sản sinh acid để tiêu hóa.

Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ). Các loại nước ngọt, nước trái cây có ga… Một điều đáng chú ý là sau khi ăn hải sản. Không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid lactic (cam, quýt, bưởi, nho…). Sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và làm sinh ra các chất độc hại gây khó tiêu hóa. Kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

Đau dạ dày kiêng ăn gì – chất kích thích

Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, soda, nước ngọt… Bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày. nguy cơ dẫn tới thủng dạ dày hoặc chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.

Thực phẩm, đồ uống lạnh

Thông thường, hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị đau dạ dày rất kém, vì vậy ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh có thể gây kích thích dạ dày, khiến dạ dày hoạt động mạnh hơn và làm bệnh ngày càng trở lên trầm trọng.

Đặc biệt, uống nước lạnh ngay sau mỗi bữa ăn là một thói quen ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Bởi khi bạn vừa ăn xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa và vẫn còn tồn tại trong dạ dày.

Ngay lúc này nếu bạn uống nước lạnh sẽ làm cho dạ dày phải mở rộng quá mức đồng thời lưu lượng máu di chuyển đến các cơ quan bị giảm xuống gây ảnh hưởng cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và dễ gây ra bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng các thực phẩm, đồ uống lạnh.

Đau dạ dày có nên uống sữa?

Đau dạ dày có nên uống sữa?
Đau dạ dày có nên uống sữa?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Đa số mọi người đều cho rằng uống sữa tốt cho sức khỏe và rất có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm.

Ai cũng biết sữa là nguồn thực phẩm cần thiết cho cơ thể, cung cấp đạm, canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều không những làm hại dạ dày mà còn gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng.

Thời điểm uống sữa tốt nhất là từ 1 – 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly sữa nhỏ (khoảng 500ml) đối với người trưởng thành. Không nên uống khi bụng đang đói. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một cốc sữa ấm giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn.

Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Như: rượu, bia, cà phê, chè đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây… Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; Các loại nấm (vì trong nấm có chất phalin rất độc có thể làm tổn thương dạ dày). Những món ăn chiên nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có chất bảo quản.

Đau dạ dày kiêng ăn gì – Thực phẩm gây chướng bụng

Đau dạ dày kiêng ăn gì - Thực phẩm gây chướng bụng
Bụng to chướng đầy hơi

Các loại thực phẩm cần kiêng. Như: giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… Do chúng có khả năng tạo hơi trong dạ dày. Không nên ăn trứng chưa chín. Vì lòng trắng trứng sống chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, gây đầy bụng, khó tiêu.

Ăn đúng cách cho người đau dạ dày

  • Đồ ăn nên thái nhỏ, nhớ nấu chín kỹ, mềm sẽ làm giảm áp lực hoạt động của chức năng tiêu hóa. Luộc, hấp hay om kỹ thức ăn sẽ giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt. Điều đó giúp trung hòa tính axit trong dạ dày. Tránh việc ăn một lần quá no điều đó sẽ khiến dạ dày căng cứng. Gây ra việc tiết nhiều acid. Bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong một ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
  • Không nên ăn thức ăn khô, đặc biệt không nên ăn cơm có chan canh, để tránh cho nhai không kỹ, điều đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Nên dùng thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C giúp cho việc tiêu hóa. Cũng như hấp thu tốt hơn. Đồ ăn quá lạnh hay quá nóng đều sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn có ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
  • Đặc biệt, sau ăn bạn không nên lao động hay chạy nhảy ngay.

Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh. Hy vọng sẽ giúp các bạn điều trị tốt trong quá trình dạ dày. Chúc các bạn điều trị tốt căn bệnh dạ dày đáng sợ.