Mục lục
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện.
Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.
Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày là những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh.Nếu phát hiện sớm có thể kịp thời chữa trị theo một cách đơn giản mà không gây biến chứng về sau:
Triệu chứng đau thượng vị
Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của bệnh về dạ dày và thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức.
Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu… và nhiều chỗ đau khác. Không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.
Khả năng ăn kém
Với biểu hiện này bệnh kém ăn là do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng, khiên bạn bị kém ăn do chức năng của dạ dày bị suy giảm.
Đây là 1 trong những triệu chứng đau dạ dày có thể dễ nhận biết. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp kém ăn nào cũng là triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Một số không phải do đau dạ dày mà do các bệnh khác nhiễm khuẩn,bệnh rối loạn tâm thần
Ợ chua, ợ hơi
Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là lớn vô cùng. Dạ dày kém khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi hay ợ chua. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức. Giống trường hợp đau thượng vị ở trên
Buồn nôn và nôn
Nếu bạn thường xuyên buồn non và nôn thì cũng nên chú ý. Bạn có nguy cơ bị bệnh đau dạ dày rất cao và tỷ lệ chính xác khá lớn. Do khi nôn khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng.
Dẫn đến: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản khu vực tâm vị khiến chảy máu. Nôn nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp.
Những triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hành tá tràng, bệnh ung thư dạ dày, hẹp môn vị và chảy máu dạ dày và nhiều biến tướng nguy hiểm khác
Hiện tượng chảy máu tiêu hóa
Đây là hiện tượng chảy máu dạ dày, với hiện tượng này máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người trong thời gian ngắn ( vài giờ hoặc chỉ vài phút).
Nếu gặp hiện tượng này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để điều trị không những hiện tượng này cấp độ cao của bệnh đau dạ dày.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Thuốc lá gây đau dạ dày
Khi nói đến thuốc lá, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các căn bệnh liên quan đến phổi.
Chất độc hại có trong thuốc lá là nicotine có khả năng thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin. Đó là các nguyên nhân hàng đầu làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi.
Do đó nguy cơ mắc bệnh dạ dày của những người hút thuốc lá lâu năm sẽ cao hơn rất nhiều so với người khác.
Các chất rượu bia
Đây được xem là loại thức uống hàng đầu gây nguy hại đặc biệt cho dạ dày. Các chất cồn trong rượu bia sẽ khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá huỷ, dẫn đến việc bị viêm loét dạ dày. Chảy máu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời.
Chế độ ăn uống bất hợp lý
Các bệnh về đường tiêu hóa mà không nói nguyên nhân gây bệnh là do ăn uống thì đúng là một thiếu sót lớn. Những thói quen như ăn uống không đúng giờ, thực phẩm không sạch, ăn quá nhanh, nhai không kỹ. Bỏ bữa, ăn đêm nhiều, ăn nhiều món cay chua nóng…. Cũng là những nguyên nhân quen thuộc gây ra căn bệnh đau dạ dày khó chịu cho người bệnh.
Vi khuẩn hp
Theo những số liệu nghiên cứu cho thấy hiện nay hơn 70% những người mắc bệnh dạ dày là do mắc phải vi khuẩn hp.
Vi khuẩn hp thông qua đường ăn uống sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, rồi chui xuống dạ dày và bám vào thành dạ dày. Sau một thời gian nó sẽ gây tổn thương cho thành dạ dày, dẫn đến tình trạng loét, teo và bắt đầu căn bệnh.
Tinh thần căng thẳng
Trong bất cứ quá trình chữa bệnh nào thì tinh thần luôn là yếu tố được các bác sĩ khuyến cáo nhiều nhất, đem lại ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị.
Đối với những bệnh nhân dạ dày cũng thế. Nếu như tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi sẽ rất dễ gây ra tình trạng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột làm bệnh đau dạ dày thêm nặng.
Triệu chứng đau dạ dày
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh đau dạ dày, mà nó sẽ hình thành những triệu chứng khác nhau. Khi chỉ mới mắc phải bệnh đau dạ dày, thì hầu hết bệnh nhân đều xảy ra 4 triệu chứng phổ biến sau đây
Có cảm giác đầy bụng
Tình trạng đầy bụng sau khi ăn xong được liệt kê vào một trong những biểu hiện đầu tiên khi mắc phải bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, rất khó chịu kể cả khi ăn đã lâu.
Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy chán ăn ở đợt tiếp theo, mệt mỏi, khó nuốt. Nếu không cải thiện nhanh chóng, thì nó sẽ chuyển sang những triệu chứng nặng hơn.
Có cảm giác đau rát và bụng cồn cào
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình khi vừa mới mắc bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Những cơn đau thất thường sẽ thường xuyên xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn theo sự chuyển biến của bệnh. Trong thời gian đầu khi mắc bệnh, tình trạng này chỉ xuất hiện mỗi khi bạn cảm thấy quá đói hoặc ăn quá no.
Cơ thể suy nhược, chán ăn
Khi chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm và hoạt động không ổn định, sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy kén ăn, ăn không ngon. Kèm theo đó là hiện tượng đắng miệng, mất cảm giác mùi vị món ăn cũng có thể xảy ra.
Điều này sẽ làm cho bệnh nhân không thèm ăn, bỏ bữa. Qua thời gian, cơ thể không được nạp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Đau dạ dày buồn nôn
Có thể nói, nôn và buồn nôn là một trong những triệu chứng chứng thường gặp của đại đa số bệnh nhân vừa mới mắc bệnh đau dạ dày.
Khi hệ tiêu hóa hoạt động không khỏe mạnh, đặc biệt là dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Nó sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn do hiện tượng trào ngược axit.
Đặc biệt hiện tượng trào ngược thức ăn sẽ gây rách thực quản, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
Đại tiện ra máu và hay nôn mửa
Khi bệnh mới hình thành nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Và cũng chính là lúc bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn ngay lúc này. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn ngoài các triệu chứng nhẹ như chán ăn, đầy hơi, bụng cồn cào thì sẽ có thêm những triệu chứng như
Theo các chuyên gia y tế cho biết, nếu như bệnh nhân vừa nôn, kèm theo triệu chứng đại tiện có lẫn máu thì đây là một trong những triệu chứng đau bao tử giai đoạn nặng.
Do tác động của men tiêu hóa khiến cho máu bị trào gây ra hiện tượng xuất hiện máu màu đen hoặc nâu sẫm khi đại tiện. Và xuất hiện máu đỏ tươi khi nôn mửa kèm theo một ít cặn bã từ thức ăn trước đó.
Giải pháp chữa đau dạ dày hiệu quả
Đau dạ dày không phải là bệnh nan y, nhưng đây là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt. Do vậy các vết viêm nhiễm thường khó lành. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng hồi phục khi được chữa trị sớm, đúng phương pháp và kiên trì.
Bài thuốc dân gian trị đau dạ dày
Các vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên đã được y học cổ truyền xưa áp dụng để chữa trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày rất tốt, bạn có thể tham khảo như:
Gừng
Thêm một lát gừng nhỏ vào tách trà uống sáng hoặc tối sẽ giảm đau dạ dày sau 2 – 3 ngày.
Mật ong + củ nghệ
Mỗi loại 10g pha cùng 100ml nước ấm uống trước bữa ăn 20 phút, ngày 2 – 3 lần
Lá bạc hà
Nhai một hoặc hai lá bạc hà sẽ giúp dịu cơn đau dạ dày. Những bài thuốc dân gian rất an toàn, lành tính tuy nhiên không đem lại hiệu quả chữa bệnh triệt để nên việc sử dụng chỉ mang tính chất tạm thời.
Thuốc Tây
Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng: Thuốc chống acide ion (-) (+), Metronidazol, Tinidazol, Amoxicilline. Tuy nhiên, các loại thuốc để chữa bệnh này tiềm ẩn những tác dụng phụ nên cần hết sức thận trọng.
Mẹo giảm đau dạ dày tại nhà
Những cơn đau âm ỉ cho tới quặn thắt khiến bạn khó chịu, mất ăn mất ngủ. Thay vì phải ôm bụng chịu đựng thì nên thực hiện mẹo giảm đau cấp tốc dưới đây
Ăn bánh mì, bánh quy ngọt
Khi cơn đau ập đến, bạn hãy ăn 1 trong 2 loại bánh này. Bánh sẽ giúp bạn thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày, giảm cơn đau hiệu quả mà chẳng cần dùng tới thuốc.
Thưởng thức một ly sữa ấm nhỏ
Khi dạ dày có dấu hiệu đau, bạn hãy uống 1 ít sữa để giảm cơn đau, không nên uống nhiều vì sữa sẽ kích thích axit không tốt cho dạ dày.
Uống trà hoa cúc
Vừa thơm ngon vừa có công dụng giải nhiệt, kháng viêm, chống co thắt các cơ ở dạ dày. Cho nên, cách giảm đau bao tử tại nhà đơn giản với trà hoa cúc được nhiều người áp dụng và khá hài lòng.
Giảm cơn đau thắt bằng nước muối pha loãng
Chỉ cần uống nước muối pha loãng là bạn có thể cắt đứt cơn đau hiệu quả tại nhà do bệnh gây nên.
– Tiến hành chườm nóng: Chườm nóng rất tốt, giúp lưu thông máu, làm dịu cơn đau, giảm co bóp,… Đơn giản, hãy rót nước nóng vào vỏ một chai nước hoặc đổ nước nóng vào túi chườm lăn quanh vùng bụng để giảm đau.
Bệnh về dạ dày nên ăn gì?
Bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gi? Bệnh nên kiêng nhiều thứ nhất, nhưng kiêng ăn vẫn hơn không kiêng, hơn nữa chế độ ăn uống càng ảnh hưởng đến dạ dày. Một số thực phẩm cần ăn và bổ sung như sau
Cháo hạt sen tốt cho người bệnh đau dạ dày.
- Cháo hạt sen làm cho dạ dày tiêu hóa tốt hơn dễ ăn hơn
- Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng hổi.
- Ăn liên tục trong 2- 3 ngày.
- Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh đau dạ dày.
Tổng hợp cháo phật thủ, đường phèn
- Trong quả phật thủ có chữa nhiều chất làm cho cơ thể có nhiều chất tương tác tốt với dạ dày.
- Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước.
- Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.
- Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.
Cháo thịt dê cao lương
- Thịt dê rửa sạch thái nhỏ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch,
- nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối.
- Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.
Cháo rau sam
- Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã.
- Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa.
- Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
Món khoai tây nấu bạch cập
- Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.
- Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ.
- Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết.
Canh dạ dày lợn nấu tiêu
- Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo,
- Thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
- Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí
Trứng gà tam thất
Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.
Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày.
Bí ngô và canh bí ngô
Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô.
Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày.
Đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh những món ăn để trị bệnh đau dạ dày hiệu quả như trên. Người bệnh cũng cần phải biết phòng tránh một số loại thực phẩm không tốt cho căn bệnh này như sau.
Đau dạ dày kiêng cay
Các gia vị cay sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, các thực phẩm cay còn gây kích ứng dạ dày, làm những vết viêm trong bộ phận này trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các vết loét. Do đó, nếu bạn có dạ dày đã yếu thì nên tránh ăn quá cay để bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
Thực phẩm từ sữa chứa nhiều đường
Thực phẩm từ sữa có chứa lactose không phù hợp với bệnh nhân bị đau dạ dày. Khi không dễ dàng để dung nạp và tiêu hóa lactose sau khi ăn sẽ dẫn đến bị đầy hơi bụng
Mỗi khi uống sữa mà xuất hiện các triệu chứng thì nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Nhất là khi đói thì càng không nên uống sữa, bởi nó sẽ gây hại dạ dày nhiều hơn.
Đau dạ dày kiêng các loại đậu
Đa số các loại đậu đều có chứa một loại đường thuộc nhóm carbs và có tên gọi là FODMAPs. Đối với người khỏe mạnh, FODMAPs chỉ cung cấp nhiên liệu cho các vi khuẩn tiêu hóa có lợi
Thế nhưng, đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc bị đau dạ dày. Một loại khí khác được hình thành trong quá trình lên men sẽ gây ra sự đầy hơi, khó tiêu, đau bụng
Thực phẩm giàu chất béo
Những món ăn giàu chất béo thường gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa. Vấn đề này dẫn đến chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng bệnh táo bón.
Cùng với đó, thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng vận động của hệ tiêu hóa nhiều hơn, mệt mỏi. Nếu hoạt động lâu sẽ dần đến nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh xa việc ăn các thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, thịt và pho mát…
Các chất kích thích
Không chỉ riêng gì bệnh đau dạ dày mà đối với tất cả các bệnh, những chất kích thích như rượu bia, cà phê đặc, trà đặc, thuốc lá… Tất cả đều được liệt vào danh sách cấm. Bởi nó chỉ khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
Nếu không kiêng cữ chất kích thích có nguy cơ làm thủng dạ dày hay chảy máu dạ dày. Tốt nhất nên tránh xa những đồ uống trên.
Đồ ăn thức uống lạnh
Thông thường, bệnh nhân bị đau dạ dày có chức năng tiêu hóa rất kém. Vì thế, khi ăn lạnh hệ tiêu hóa dễ bị kích thích và hoạt động mạnh hơn khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
Nếu bạn uống đồ lạnh vào sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu quá mức đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác. Cản trở quá trình hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Cho nên, đồ ăn thức uống lạnh là những thứ người đau dạ dày không nên ăn.
Món ăn lên men có độ acit cao
Ví dụ như dưa muối, cà muối… hoặc trái cây chua là chanh, quất, cam, quýt.. Những thực phẩm trên, người bị bệnh đau dạ dày sẽ có nguy cơ gặp những triệu chứng bất lợi. Do đó, tuyệt đối bệnh nhân không nên ăn các món ăn này.