Dấu hiệu đau đại tràng là gì? Xem ngay các dấu hiệu để phát hiện bệnh chuẩn

Dấu hiệu đau đại tràng là gì? 90% chúng ta đều nhầm lẫn dấu hiệu bệnh này với các bệnh khác. Cùng xem ngay để nhận biết chính xác để phòng tránh sớm nhất.

Dấu hiệu đau đại tràng là gì?

Đau bụng và cơn đau không theo một quy luật nào

Đau bụng và cơn đau không theo một quy luật nào
Đau bụng và cơn đau không theo một quy luật nào

Theo các bác sỹ Bệnh viện 103, đau bụng là một trong những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 – 80% bệnh nhân ung thư đại tràng. Cơn đau xuất hiện không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở chỗ ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều.

Ở giai đoạn bệnh muộn hơn, các cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến hệ tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa. Đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh. Còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Chán ăn, khó tiêu

Chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Nếu như như bệnh nhân nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng mà không cải thiện, thì có khả năng cao là sự phát triển của khối u đại tràng trong cơ thể.

Dấu hiệu đau đại tràng giảm cân bất thường

Ngủ điều độ
Ngủ điều độ

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường

Phân Mỏng, Hẹp So Với Bình Thường
Phân Mỏng, Hẹp So Với Bình Thường

Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống. Toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh. Song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Dấu hiệu đau đại tràng mệt mỏi và suy nhược

Mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng
Mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Nguyên nhân viêm đại tràng là gì?

Nguyên Nhân Gây Viêm đại Tràng
Nguyên Nhân Gây Viêm đại Tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh vô cùng phổ biến khi có đến 20% dân số mắc phải bệnh lý này. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có nhiều người bị căn bệnh này đến vậy?

Đối với các trường hợp mắc bệnh cấp tính thì chỉ có 2 nguyên nhận:

  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella, virus Rota, lỵ amip; hoặc cũng có thể do giun, sán.
  • Nhiễm độc. Tiêu thụ thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, đồ ăn tanh, sống, là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng.
  • Còn ở tình trạng mãn tính. Ngoài nguyên nhân do không điều trị triệt để tình trạng cấp tính ra thì còn có một số lý do khác như:
  • Do một số bệnh lý khác. Viêm đại tràng có thể là hệ quả của một số vấn đề bao gồm: thiếu máu cục bộ, táo bón kéo dài, bệnh viêm ruột, bệnh lao, bệnh crohn,…
  • Căng thẳng, stress. Trạng thái lo lắng, căng thẳng, áp lực có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sự co bóp của nhu động ruột. Lâu ngày dẫn đến viêm đại tràng.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau. Việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra viêm.

Chẩn đoán dấu hiệu viêm đại tràng

Làm xét nghiệm Papsmear
Làm xét nghiệm Papsmear

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng, ngoài những triệu chứng viêm đại tràng. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu. Sẽ giúp đánh giá sự tình trạng toàn thể của bệnh nhân và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan với viêm đại tràng.
  • Công thức máu (CBC). Sẽ đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Tiểu cầu đóng vai trò đông máu, vì vậy biết số lượng tiểu cầu sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chảy máu của bệnh nhân.
  • Điện giải đồ. Xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua. Thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi. Gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.
  • Đo nồng độ ure và creatinine trong máu. Chức năng thận có thể được đánh giá bằng cách
  • Mẫu phân có thể được thu thập. Để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng. Là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng.
  • Nội soi đại tràng.  Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất. Ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng để giúp xác định chẩn đoán.

Viêm đại tràng nên ăn quả gì?

Theo bác sĩ Bùi Hữu Hoàng (Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh): Viêm đại tràng là viêm lớp lót ở ruột già, khiến cho chức năng của đại tràng bị rối loạn. Với căn bệnh này, người bệnh cần bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây để ngăn ngừa tình trạng viêm loét, giúp đại tràng phục hồi các tổn thương.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không phải loại trái cây nào bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể. Một số loại trái cây sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đại tràng. Chính vì vậy, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các loại quả sau.

Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả chuối

Chuối là đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Chuối là đồ ăn có lợi cho việc làm đẹp

Chuối là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy, trong quả chuối chứa pectin và rất giàu chất xơ. Những thành phần này có tác dụng kích thích tăng nhu động ruột, giảm thiểu triệu chứng táo bón, tiêu chảy do bệnh viêm đại tràng gây ra.

Bên cạnh đó, chuối còn bổ sung thêm thành phần kali và các chất điện giải giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp người bệnh ăn ngon miệng. Đặc biệt, chất điện giải trong chuối sẽ bù được lượng nước mà cơ thể mất đi trong quá trình bị tiêu chảy.

Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả lựu

Không phải ngẫu nhiên mà những người bệnh viêm đại tràng được bác sĩ khuyên ăn quả lựu. Trong lựu chứa các thành phần như natri, niaxin, vitamin B2, vitamin C, sinh tố B, canxi, photpho,… Đây là những chất có tác dụng rất tốt trong việc làm lành các tổn thương ở đại tràng.

Quả lựu có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh đại tràng

Đồng thời, thành phần tanin có trong vỏ lựu còn giúp ngăn ngừa trạng tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Với loại quả này, bạn có thể ăn hoặc nấu lấy nước uống hàng ngày. Bạn kiên trì sử dụng thì bệnh viêm đại tràng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả táo

Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả táo
Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả táo

Trong quả táo có chứa thành phần pectin. Đây là một chất xơ hòa tan có khả năng tăng cường hoạt động của đại tràng. Đặc biệt, người bệnh sẽ đi cầu dễ dàng hơn nếu bổ sung cho cơ thể loại quả này.

Ngoài ra, quả táo còn chứa rất nhiều thành phần khác như kali, sắt, kẽm,… Những chất này làm giảm triệu chứng viêm loét ở đại tràng. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở ruột khi bổ sung táo dưới dạng nước ép sinh tố.

Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả lê

Người bệnh bị viêm đại tràng nên ăn quả lê ít nhất 2 – 3 lần/tuần. Lý giải điều này, một số tài liệu cho thấy, trong quả lê có chứa thành phần natri, kali, chất xơ,… Những chất này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, người bệnh còn giảm thiểu được tình trạng ăn không tiêu, ợ hơi, chướng bụng, đầy bụng do bệnh viêm đại tràng gây ra. Vì quả lê không chứa thành phần cholesterol, chất béo nên rất tốt cho sức khỏe con người.

Dấu hiệu đau đại tràng nên ăn gì? Quả sung

Nhiều người ngạc nhiên vì quả sung có thể giúp cải thiện được bệnh viêm đại tràng. Thực tế, trong quả sung có chứa thành phần vitamin C và chất xơ. Đây là chất có tác dụng giảm đau, khó chịu ở vùng bụng, thông tiện, trị táo bón, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả.

Người bệnh viêm đại tràng chỉ cần hái quả sung đem phơi khô. Sau đó nghiền thành bột mịn để pha nước uống. Bệnh nhân nên dùng khoảng 2 – 3 thìa bột và uống sau bữa ăn để kích thích đại tràng và ruột hoạt động tốt hơn.

Dấu hiệu đau đại tràng nên ăn gì? Quả bơ

Dấu hiệu đau đại tràng
Viêm đại tràng nên ăn gì? Quả bơ

Quả bơ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng chất béo không bão hòa. Nếu người bệnh bị gây sụt cân, bạn có thể bổ sung quả bơ mỗi ngày . Để cơ thể có thêm năng lượng hoạt động tốt hơn và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

Quả bơ cung cấp chất dinh dưỡng cho người bị viêm đại tràng

Bên cạnh đó, các số liệu thống kê cho thấy, có đến 85% bệnh nhân bị viêm đại tràng có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, ăn bơ là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng. Giúp kiểm soát bệnh và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Bạn có thể uống nước sinh tố bơ hoặc ăn bơ để hỗ trợ điều trị bệnh.

Dấu hiệu đau đại tràng nên ăn gì? Quả ổi

Lượng vitamin C dồi dào trong quả ổi không những tăng cường sức đề kháng. Cho cơ thể người bệnh mà còn giúp làm lành các tổn thương do viêm đại tràng gây ra. Đặc biệt, vị chát của ổi còn ngăn ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, khó chịu ở bụng. Mặc dù ổi rất tốt nhưng người bệnh. Chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, không được ăn quá nhiều, nhất là bệnh nhân táo bón không nên ăn ổi.

Nho chữa bệnh rất tốt

Dấu hiệu đau đại tràng
Nho là một loại hoa quả tốt và nhiều chất dinh dưỡng cho người bị Gút

Thành phần resveratrol trong quả nho đóng vai trò như một chất chống oxy hóa. Giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đại tràng, giảm tình trạng chảy máu, viêm loét. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng có thể bổ sung nho. Cho cơ thể của mình để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.