Đau nhức xương khớp – những biến chứng khó lường dành cho người Việt

Đau nhức xương khớp thường gặp trong những trường hợp nào? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Có hàng ngàn nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức xương khớp. Trong đó chiếm trên 70% là do những bệnh lý xương khớp. Còn lại là vì các yếu tố ngoại cảnh, người bệnh phải chịu những tác nhân cơ học không mong muốn. Hoặc các tác nhân khách quan khác.

Đau nhức xương khớp là gì?

Bệnh thoái hóa về xương khớp rất thường xuyên gặp phải
Bệnh thoái hóa về xương khớp rất thường xuyên gặp phải

Đau nhức xương khớp là gì? Nó là biểu hiện bệnh của các bệnh dưới đây.

  • Thoái hóa khớp.  Gây tổn thương sụn, giảm chất lượng dịch khớp dẫn tới đau xương khớp diện rộng toàn thân. Vì những thay đổi ở cấu trúc bên trong cột sống. Tạo phản ứng chất gây viêm người bệnh cảm thấy đau đớn, có dấu hiệu sưng phồng, giảm vận động…. Bệnh thường xảy ra vì hiện tượng lão hóa của cơ thể khi về già.
  • Bệnh gout. Là hiện tượng rối loạn chuyển hóa purin khi cơ thể thừa chất đạm. Gây ra đau nhức xương khớp, ở nhiều khớp xuất hiện sưng, nóng, đỏ. Giai đoạn mạn tính, bệnh gây biến dạng vĩnh viễn các khớp tay, bàn chân, cổ chân, gối…
  • Thoát vị đĩa đệm. Xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ. Chèn ép ống sống, rễ thần kinh làm đau nhức xương khớp kèm theo cảm giác tê bì khó chịu.
  • Viêm đa khớp dạng thấp. Hiện tượng các tế bào miễn dịch tấn công màng hoạt dịch (lớp lót khớp xương) gây sưng viêm.
  • Đau đầu gối. Các hiện tượng như đầu gối bị đau tại các khớp.
  • Viêm gân. Tình trạng đau nhức xương khớp khi vận động sai cách. Gặp tai nạn tổn thương xương khớp gây đau, cứng, nhức cơ xương.
  • Di chứng sau khi phẫu thuật. Sự biến đổi hình thái, sinh lý sau mổ xương (ghép xương, thay khớp, nối gân,…). Sẽ gây đau xương khớp.
  • Lao động nặng: người hay phải bê vác vật nặng trong khoảng thời gian dài. Thường bị đau nhức xương khớp và các biến chứng khác.
  • Chấn thương. Tổn thương xương khớp khi bị tai nạn dẫn tới đau khớp. Cột sống, sẽ gây nhiều biến chứng nếu không điều trị dứt điểm.
  • Lười vận động. Vì thiếu hoạt động di chuyển,  vận động, tập luyện thể dục. Thể thao, ngồi ,nằm lâu một chỗ cũng có thể gây đau xương khớp.

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?

Tùy vào vị trí và mức độ đau xương khớp mà bác sĩ chỉ định các loại thuốc. Chữa trị đau nhức xương khớp khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp vẹo cổ, đau vai gáy, đau lưng cấp

Những cơn đau kèm co cứng cơ ở vùng vai gáy, đau lưng, thắt lưng. Cách làm giảm đau hiệu quả trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau hạ sốt chứa paracetamol.

Đau lưng bán cấp tính
Đau lưng bán cấp tính

Nếu như tình trạng đau nhức không cải thiện. Thì sẽ sử dụng một số loại thuốc giảm đau phối hợp khác. Thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giảm đau thần kinh.

Những loại thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid. Naproxen, indomethacin, piroxicam… cũng có thể được sử dụng.

Trường hợp bệnh lý viêm khớp mãn tính

Viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa khớp, đau cơ xương khớp kèm sưng nóng các khớp. Những loại thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng để kiểm soát viêm đau. Những loại thuốc thuốc điều trị đau nhức xương khớp thường gồm có:

  • Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (naproxen, ibuprofen, piroxicam…)
  • Những loại thuốc có chứa corticoid: dexamethazone, betamethazone,…

Sử dụng kết hợp với nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc giãn cơ. Giảm đau phối hợp sẽ giúp tăng cường tác dụng giảm đau đồng thời giảm liều lượng thuốc kháng viêm.

Ngoài những loại thuốc sử dụng theo đường uống ở trên. Một số loại thuốc dùng ngoài bôi xoa hay cao dán cũng có thể được sử dụng để giảm đau  xương khớp. Trong một số trường hợp nhất định với mức độ không quá nặng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp

Gây biến dạng, giảm khả năng vận động, có thể dẫn tới tàn phế

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây hủy hoại nhiều khớp. Với tính chất đối xứng khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn khi vận động.

Do hậu quả của viêm màng dịch nên các sụn khớp và đầu xương có thể bị bào mòn. Nếu không được điều trị tốt thì các tổn thương ở sụn khớp sẽ ngày càng nặng. Làm cho các khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính lại với nhau gây biến dạng khớp. Bao gồm: dính khớp, làm mất chức năng khớp.

Tàn phế là biến chứng khó lường từ đau nhức xương khớp
Tàn phế là biến chứng khó lường từ đau nhức xương khớp

Theo các nghiên cứu, có khoảng 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp. Bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, vận động bị hạn chế. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp. Thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Có tới:

  • 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường.
  • 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm.
  • Có khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt bình thường. Sau 10 năm bị bệnh,

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Các nghiên cứu cho thấy:

  • Có tới 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch
  • 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.

Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Có nguy cơ đột tử do bệnh mạch vành cao hơn so với những người không bị bệnh.

Bệnh tim là biến chứng khó lường từ đau nhức xương khớp
Bệnh tim là biến chứng khó lường từ đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có khả năng ảnh hưởng bệnh thận

Bệnh xương khớp không có ảnh hưởng nhiều lên thận. Nhưng các thuốc điều trị bệnh xương khớp lại có thể gây ra các thương tổn cho thận. Đặc biệt là khi bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng nhiều thuốc đau nhức xương khớp có thể gây bệnh thận
Dùng nhiều thuốc đau nhức xương khớp có thể gây bệnh thận

Gây khó thụ thai

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 – 3 lần nam giới. Trong đó 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và Thấp khớp” của Đan Mạch. Những sản phụ bị viêm khớp cũng có nguy cơ sinh non tăng cao hơn bình thường.

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương

Đây là những bài thuốc đông y trị đau xương khớp. Đã được ông cha ta sử dụng từ xưa đến nay, hiệu quả đã được chứng minh qua hàng thế kỷ.

Bài thuốc từ cây xấu hổ (hoa trinh nữ)

Bào chế bài thuốc chữa xương khớp từ cây xấu hổ. Bằng cách: lấy rễ cây xấu hổ thái mỏng, rồi tẩm rượu, sao lên thơm. Mỗi lần sử dụng, lấy từ 20 – 30g sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì dừng lại. Chia liều lượng uống thành 2 lần để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Trong Đông y cỏ xước có tên gọi là ngưu tất nam. Đây là một loại cây thân thảo, thường mọc hoang và sống lâu năm, có khả năng cao trên 1m. Thân có nhiều lông mềm, lá hình trứng, mọc đối và có mép lượn sóng.

Cách bào chế bài thuốc như sau: nhổ toàn cây lấy cả rễ, đem rửa sạch, thái lát. Có thể sử dụng lúc lá còn tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dài ngày. Sắc cỏ xước với nước, mỗi ngày uống thuốc sắc với 10-16g cỏ xước. Để chữa đau lưng, đau xương cột sống, đau nhức gân cốt, sưng khớp gối.

Cây thuốc nam lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Lá lốt được các thầy thuốc thời xưa rất coi trọng vì nó có rất nhiều công dụng. Trong việc chữa trị các vấn đề đau xương khớp, sưng viêm, phong thấp vô cùng hiệu quả.

Lá lốt chữa bệnh
Lá lốt chữa bệnh
  • Cách bào chế bài thuốc để chữa đau nhức xương khớp từ cây lá lốt:
  • Lấy lá lốt tươi đem phơi ở trong bóng râm (chú ý không phơi ngoài ánh nắng mặt trời)
  • Cho đến khi lá héo thì thực hiện cho vào nồi nước
  • Sắc trong vòng 30 phút thì dừng lại.
  • Để thuốc ấm rồi lọc lấy phần nước để sử dụng mỗi ngày từ 1-2 lần
  • Sử dụng kiên trì trên 7 ngày sẽ thấy được tác dụng giảm đau nhức xương khớp.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì

Chế độ ăn uống có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau xương khớp. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những người bệnh đau nhức xương khớp. Nên ăn những loại thực phẩm nào.

Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3:

Xương đau nhức, các khớp nhức mỏi lúc thời tiết chuyển mùa, lúc vận động. Khi thay đổi tư thế… Là hiện tượng hay gặp ở người già và các bệnh nhân có tiền sử viêm khớp.

Trong những nghiên cứu gần đây từ các chuyên gia khoa học dinh dưỡng đã cho thấy. Hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Từ các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3.

  • Các loại thực phẩm như: cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá tuyết,… Có chứa rất nhiều omega-3, giúp giảm đau, kháng viêm. Hiệu quả rất phù hợp với người bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Những loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa
  • Các loại rau xanh chứa nhiều Lutein,Zeaxanthin. Chất oxi hóa sẽ giúp giảm tình trạng viêm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa các bệnh lý về thị lực.
  • Rau chân vịt (cải bó xôi) chính là một thực phẩm điển hình giàu chất chống oxy hóa mà bạn nên ăn khi bị xương khớp.
Rau cả bó xôi là thực phẩm hữu cơ tốt cho dạ dày
Rau cả bó xôi là thực phẩm hữu cơ tốt cho bệnh

Các cách làm giảm đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: Tôm, cua, ốc, sữa, phô mai…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3 như: các loại hạt, cá…
  • Ăn nhiều các loại rau xanh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ví dụ: rau cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn…
  • Bổ sung thêm vitamin C và vitamin D…

Tập thể dục thường xuyên

Người già nên tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập dưỡng sinh… để duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp. Vận động giúp bôi trơn các khớp, nâng cao sức khỏe, ngăn chặn các cơn đau.

 Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Không khí lạnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức  ở người cao tuổi. Vì thế, người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến xương khớp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế  trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.