Điều Trị Bệnh Trĩ Có Khó? Điều Trị Như Thế Nào? [Hướng Dẫn A-Z]

Nếu không được điều trị bệnh trĩ sớm có thể gây ra hậu quả khó lường. Bài viết sau cung cấp thông tin về các phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này

Những con số báo động về số người bị bệnh trĩ

điều trị bệnh trĩ

Dân số Việt Nam hiện tại là hơn 91 triệu dân

Theo thống kê: 60% dân số Việt Nam đang mang trong mình bệnh Trĩ, 75% số ca bệnh nằm trong lứa tuổi từ 25-50 tuổi

Đáng ngại hơn: 60% số người mắc bệnh là nữ giới

Những người mắc bệnh trĩ (Theo thống kê gần chính xác):

  • 5% ca bệnh là học sinh, sinh viên
  • 35% ca bệnh là công nhân
  • 65% ca bệnh là nhân viên văn phòng

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ?

điều trị bệnh trĩ

Bệnh Trĩ sinh ra do sự bất thường tuần hoàn máu tại vùng hông, theo đó khi hệ thống tĩnh mạch và các mao mạch bị dồn nén và ứ huyết sẽ gây nên tình trạng căng tức, rối mạch máu và lồi ra thành búi trĩ.

Tình trạng trên gặp ở những người ngồi hoặc đứng quá lâu như công nhân hay dân văn phòng. Bên cạnh đó, chính họ lại có những thói quen trực tiếp gây nên bệnh trĩ là ăn uống thất thường, nhịn đi cầu và uống nhiều bia rượu.

Đối với phụ nữ, ngoài thời gian ngồi giữ nguyên tư thế làm việc quá lâu thì việc không uống đủ nước cũng như đến kỳ mang thai cũng là nguyên nhân rất lớn tạo ra tỷ lệ phụ nữ mắc TRĨ nhiều hơn nam giới.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay

Nguyên tắc điều trị trĩ

Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.

Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp

Các phương pháp điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ độ I và đa số là trĩ độ II.

Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống thêm nước

Tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.

Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.

Đừng vội cho rằng chảy máu hậu môn-trực tràng bao giờ cũng do trĩ. Cần phải loại trừ ung thư bằng chụp và soi đại tràng

Thuốc điều trị trĩ

thuốc bệnh trĩ

Thuốc uống, thuốc mỡ và viên đạn được quảng cáo trên thị trường để ngừa đau, chống chảy máu, chữa bệnh trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác, hiện nay một số thuốc vẫn bán trên thị trường như Thăng Ma Tán Thống, An Trĩ Vương, Tán Trĩ Vương,

Y học cổ truyền hiện có nhiều công trình đáng quý, nghiên cứu hoặc nghiên cứu lại một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Các can thiệp thủ thuật

Các can thiệp thủ thuật

Thắt dây chun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại). Bác sĩ sẽ báo trước cho bạn là khi trĩ rụng, từ ngày 6 đến ngày 10 có thể bị chảy máu nhẹ.

Nếu bạn bị đau, bí tiểu và sốt thì cần đến khám lại để loại trừ một hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.

Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu.

Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.

Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II.

Đốt lase búi trĩ chỉ định cho trĩ độ II.

Lưu ý: Các can thiệp thủ thuật này cần được thực hiện tại các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện tại các bệnh viện.

Các can thiệp phẫu thuật

Các can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật kinh điển: Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Feguson hay White heat dành cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng

Việc cắt trực tiếp các búi trĩ sẽ làm mất lớp đệm ống hậu môn nên gây ra cho người bệnh bị són phân.Thêm vào đó là việc can thiệp trực tiếp vào búi trĩ sẽ làm tổn thương các đầu mút thần kinh vùng ống hậu môn sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn kéo dài.

Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo

Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của ống hậu môn giúp cho bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu thuật.

Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD): chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III.

Mục đích là cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc để đến các đám rối trĩ làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại. Sử dụng thiết bị Doppler để xác định các động mạch trĩ, sau đó thắt các động mạch này bằng các mũi khâu 2 – 3cm trên đường lược.

Các búi trĩ sa sau đó sẽ được cố định lại vào trong ống hậu môn bằng các đường khâu vắt theo chiều dọc của ống hậu môn.Kỹ thuật này đơn giản, an toàn, hiệu quả và ít đau sau mổ. Tuy nhiên có trường hợp các mạch trĩ bị bỏ sót

Các cơ sở điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay

Bệnh viện Việt Đức

bệnh viện việt đức

Địa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức là một trong số ít bệnh viện tại Hà Nội có chuyên khoa Hậu môn trực tràng (Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn). Trong trường hợp cần thắt trĩ hoặc phẫu thuật cắt trĩ thì người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm, vì Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngành về phẫu thuật.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

điều trị bệnh trĩ

Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cũng là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về điều trị bệnh trĩ. Bệnh viện điều trị trĩ theo phương pháp Đông Tây y kết hợp, cắt trĩ cũng là một thế mạnh của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bảo Sơn là bệnh viện đa khoa tư nhân uy tín ở Hà Nội. Tuy là bệnh viện tư nhân, nhưng chi phí khám, chụp chiếu, xét nghiệm tại Bệnh viện Bảo Sơn không cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của rất nhiều bệnh nhân. Người mắc bệnh trĩ cũng có thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện mạnh và nổi tiếng về Tiêu hóa, Gan mật, Hậu môn trực tràng.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

điều trị bệnh trĩ

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trĩ là một trong những mặt bệnh thường gặp tại Bệnh viện 108, các bác sĩ của viện đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân, các mức độ trĩ khác nhau bằng cả điều trị bảo tồn và phẫu thuật.

Lưu ý khi điều trị trĩ

Bệnh trĩ cần được khám sớm với bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị thích hợp.

Biến chứng bệnh trĩ cấp tính có thể là đau, nhiễm trùng, chảy máu và bí tiểu. Bệnh trĩ càng lâu không can thiệp điều trị thì biến chứng muộn càng khó kiểm soát. Không nên vì tự ti là bệnh ở vùng kín nên ngại ngùng khi đi khám

Khi bị bệnh trĩ nên ăn gì?

bệnh trĩ nên ăn gì

Bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng mỗi chúng ta có thể tự phòng ngừa bằng cách có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học: uống thêm nước, đại tiện đúng giờ tránh ngồi lâu , không nên lạm dụng rượu bia và đồ cay nóng …

Việc này cũng áp dụng để giảm triệu chứng bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị bệnh.

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Những thực phẩm được khuyên dùng gồm: Ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch…), trái cây, rau củ… giúp tăng khối lượng phân, mềm phân.

Uống nhiều nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác, trừ rượu bia để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân.

Bệnh trĩ ăn trái cây, hoa quả gì phù hợp?

điều trị bệnh trĩ

Hàng ngày mọi người nên ăn đủ lượng chất xơ được khuyến cáo là 25 gr mỗi ngày với nữ và 40 gr mỗi ngày với nam. Bổ sung thêm hoa quả như chuối đu đủ, bưởi…sẽ giúp cải thiện triệu chứng, giảm chảy máu búi trĩ hiệu quả.

Cố gắng đi vệ sinh đều đặn & không rặn mạnh khi đi vệ sinh

Cố gắng đi vệ sinh

Việc tạo thói quen khi đi vệ sinh là cần thiết, nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc, bởi việc nhịn khiến phân giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn, trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân khiến phân khô cứng, ứ đọng và khó đi hơn.

Việc càng cố gắng rặn mạnh khi đi vệ sinh sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến búi trĩ càng dễ chảy máu và phình to. Cần tránh việc đọc báo xem máy tính điện thoại di động khi đi đại tiện

Tập thể dục mỗi ngày là cần thiết để tăng cường sức khỏe, ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, đặc biệt là những người phải thường xuyên đứng hay ngồi lâu

Hạn chế ngồi quá lâu

Hạn chế ngồi quá lâu

Ngồi quá lâu, đặc biệt trên bồn cầu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng thêm. Nếu do tính chất công việc, hãy cố gắng thường xuyên vận động, vừa hạn chế bệnh trĩ vừa tốt cho xương cột sống.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh trĩ giải đáp được thắc mắc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.