Hàn Răng Sâu Giá Bao Nhiêu? Có Đau Không? A-Z [Full 2020]

Phương pháp hàn răng sâu không còn quá xa lạ khi nhắc đến việc răng bạn bị sâu. Bài viết sau chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích đến việc hàn răng sâu nhé.

Trám răng (hàn răng sâu) là gì?

hàn răng sâu
Trám răng hay còn gọi hàn răng sâu

Trám răng thẩm mỹ (hàn răng sâu) là phương pháp nha khoa được sử dụng để khôi phục lại những chiếc răng đã bị hư hỏng do sâu răng gây nên, đem lại chức năng bình thường như răng tự nhiên.

Để thực hiện việc trám răng, đầu tiên bạn sẽ được nha sĩ loại bỏ các chất liệu gây sâu răng, làm sạch vùng bị ảnh hưởng, sau đó sẽ dùng chất chuyên dụng lấp kín vùng khoảng trống.

Bằng cách đó sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn trên bề mặt răng. Trám răng thẩm mỹ giúp cải thiện tình trạng sâu răng, đưa răng trở về tình trạng ban đầu, hạn chế sâu răng quay lại. Phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như hàm mặt, bởi không cần mài cùi hay chụp răng.

Có những loại trám răng (hàn răng) nào?

Hiện tại trên thị trường có 4 loại hình trám răng thẩm mỹ phổ biến nhất: trám răng vàng, trám răng hỗn hợp bạc( trám amalgam), trám răng plastic tổng hợp composite và trám răng sứ thẩm mỹ.

hàn răng sâu
Có những loại trám răng (hàn răng) nào?

Để hiểu hơn 4 hình thức này chúng ta sẽ đi đến những khái niệm của từng hình thức.

Trám răng vàng

Là trám răng sử dụng chất liệu vàng để làm chất làm đầy những vị trí lõm của răng. Chất liệu làm đầy sẽ được tạo hình trong phòng thí nghiệm, sau đó đặt vào vị trí cần trám. Hình thức này được mô nướu dung nạp tốt, có thể kéo dài tuổi thọ trên 20 năm. Đây là hình thức trám răng tốn kém nhất, đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần, và rất dễ bị phát hiện

Trám răng hỗn hợp bạc (amalgam)

Chất liệu trám răng này có khả năng chịu mài mòn, chịu lực tốt, giá cả phù hợp. Tuy nhiên chất liệu này cũng dễ bị phát hiện như trám vàng bời màu sắc vùng trám tối hơn màu răng tự nhiên. Chất liệu này thường được dùng để trám vùng răng trong hàm, nơi dùng lực mạnh và khó bị phát hiện.

Trám răng plastic tổng hợp composite

Sử dụng chất liệu này trám răng bạn sẽ có được vùng trám răng có màu sắc tương tự với màu răng tự nhiên. Tuy nhiên nó thường chỉ thích hợp khi sử áp dụng với các lỗ sâu nhỏ bởi vật liệu này rất dễ mòn và bong bật, hơn nữa, còn rất dễ nhuốm màu của thực phẩm.

Vì thế tuổi thọ của nó thấp hơn các loai vật liệu khác.

Trám răng sứ thẩm mỹ

Với trám, trồng răng sứ thẩm mỹ các nha sĩ sẽ sử dụng chất liệu sứ cùng với phần làm đầy sản xuất trong phòng thí nghiệm, lâp đầy khoảng trống trên răng. Chất liệu này có ưu điểm lớn về mặt thẩm mỹ. Màu sắc vùng trám tự nhiên như răng thật, không bị nhuộm màu thực phẩm trong quá trình ăn uống. Bên cạnh đó, loại chất liệu này còn cho tuổi thọ cao hơn những chất liệu khác.

Tuy nhiên, tương ứng với chất lượng như vậy thì giá của trám răng sứ thẩm mỹ cũng khá cao tương đương với trám răng vàng.

Loại trám răng này có khả năng phục hồi đa dạng các trường hợp như răng sứt mẻ, răng bị sâu, răng không khít…

Hàn răng sâu (trám răng) giá bao nhiêu?

hàn răng sâu
Hàn răng sâu (trám răng) giá bao nhiêu?

Hàn răng là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị các răng bị sâu. Không chỉ đảm bảo được hiệu quả thẩm mỹ, trám răng còn giúp bạn tái tạo lại chức năng ăn nhai giống răng thật.

Giá hàn răng bị sâu bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào số lượng răng cần trám, loại vật liệu trám là gì, tình trạng cụ thể của răng bị sâu, có cần phải lấy tủy hay không. Trường hợp răng có các bệnh lý khác bắt buộc phải điều trị cũng đều ảnh hưởng đến chi phí.

Quy trình hàn răng sâu đạt chuẩn an toàn chất lượng

Quy trình hàn răng sâu gắn với liền với thao tác điều trị mô răng sâu. Sau khi thăm khám và chụp X-Quang, hàn răng sâu cần trải qua 2 giai đoạn sau:

Quy trình hàn
Quy trình hàn răng sâu đạt chuẩn an toàn chất lượng

Giai đoạn 1 – Chữa răng sâu

Chữa sâu răng là kỹ thuật loại bỏ phần mô răng đã bị phá hủy do bệnh lý sâu răng gây ra một cách triệt để, tận gốc, không để sót nhưng cũng không nên xâm phạm quá sâu tới phần mô răng khỏe.

Giai đoạn 2 – Hàn trám răng sâu

Hàn lại răng sâu là kỹ thuật dùng mô răng nhân tạo (gọi là vật liệu hàn trám) để thay thế cho mô răng thật đã bị sâu. Quá trình này diễn ra theo các bước sau đây:

  • Thăm khám và tư vấn
  • Làm sạch và tạo hình xoang trám.
  • Đưa vật liệu trám lên phần mô răng hỏng và thao tác sao cho kín khít, tự nhiên về hình thể.
  • Chiếu sáng để hóa cứng vật liệu trám thành miếng trám rắn chắc và bám chặt trên răng thật.
  • Hoàn tất và đặt lịch tái khám
  • Để ca hàn răng sâu thành công đảm bảo đạt được cả 2 tiêu chí bền và đẹp cần có bác sỹ giỏi, tay nghề trám điêu luyện và ứng dụng kỹ thuật trám hiện đại.
  • Chi phí trám răng và điều trị các bệnh lý liên quan đến sâu răng có từng mức giá khác nhau.

Hàn trám răng sâu có đau không?

có đau không
Hàn trám răng sâu có đau không

Trám răng là một cách để khôi phục chiếc răng bị hư hỏng do bị sâu răng để răng có thể trở lại chức năng và hình dáng như ban đầu của nó.

Khi trám răng các bác sĩ sẽ đưa vật liệu trám lên trực tiếp ở thân răng và tạo hình, không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong khoang miệng và không xảy ra bất cứ đau nhức hay khó chịu nào trong quá trình thực hiện. Trong tất cả các biện pháp điều trị nha khoa thì hàn trám răng là kỹ thuật nhẹ nhàng và an toàn nhất.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hàn trám răng có thể gây ra đau nhức. Điều này là bởi một số nguyên nhân:

  • Kỹ thuật hàn trám răng không chính xác dẫn đến miếng trám không khít với lỗ, gây ra vết hở, khoảng trống giữa miếng trám và mô răng thật
  • Không xử lý các vấn đề về răng trước khi trám như đối với sâu răng, cần phải loại sạch vết sâu trước khi trám, đối với viêm tủy thì cần điều trị trước khi trám bít ống tủy.

Hàn lại răng sâu có tác dụng gì?

hàn răng sâu
Hàn lại răng sâu có tác dụng gì?

Trám răng sâu là kỹ thuật phục hình răng hư tổn, không chỉ giúp khắc phục các tình trạng răng mẻ, sứt mà việc trám, hàn răng hàm bị sâu còn giúp khắc phục tình trạng sâu răng rất hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái phát trở lại.

  • Khắc phục tình trạng răng hư tổn do sâu.
  • Ngăn ngừa tối ưu tình trạng răng sâu với hàm răng đều đẹp.
  • Chất liệu hàn trám răng có độ bền và độ an toàn cao, duy trì dài lâu.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Chi phí hàn răng sâu thấp hơn nhiều so với bọc sứ và các phương pháp phục hình răng khác.

Điều trị đau nhức khi hàn trám răng sâu

Hàn trám
Hàn trám răng sâu

Cảm giác đau nhức sau khi trám răng không gây ra nguy hiểm nếu là do kỹ thuật hàn trám răng không tốt, nó chỉ gây ra cảm giác đau nhức khi bạn ăn nhai. Còn nếu nguyên nhân là do ổ sâu không được làm sạch thì mức độ ảnh hưởng đến răng miệng sẽ cao hơn. Vì chính những mô răng có chứa vi khuẩn gây hại còn sót lại sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng nặng hơn.

Vì thế nếu không may đã hàn trám răng nhưng vẫn đau nhức, bạn cần đến ngay các trung tâm nha khoa để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và cũng là để chấm dứt tình trạng đau nhức cho bạn.

Trong trường hợp hàn trám răng do răng mẻ, vỡ; răng không mắc bệnh nha chu; bác sĩ hàn trám răng đúng kỹ thuật thì bạn có thể yên tâm rằng hàn trám răng không hề gây ra đau đớn.

Hiện nay, với sự tiến bộ của y khoa, các vật liệu dùng để hàn trám răng không những điều trị được các tình trạng của răng kể trên mà còn đảm bảo được tính thẩm mỹ, phục hình lại các răng giống y như răng thật.

Lưu ý khi bạn hàn răng sâu

Lưu ý khi bạn
Lưu ý khi bạn hàn răng sâu

Các vấn đề sau khi hàn răng sâu

Trám răng tuy là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có tác dụng phụ nào. Bạn nên lưu ý một số vấn đề có thể xảy ra sau khi trám răng để biết cách xử lý phù hợp.

Răng đau nhức và nhạy cảm

Sau khi thực hiện trám, răng có thể nhạy cảm hơn với không khí, thức ăn hay nhiệt độ. Thông thường, sau một vài tuần, răng sẽ trở lại như bình thường và bạn sẽ không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Nếu bạn thấy đau khi cắn thức ăn thì có thể là do chỗ trám răng có vấn đề và cần đến gặp bác sĩ ngay. Nếu bạn thấy đau khi răng chạm vào nhau thì đó có thể là do các vật liệu trám răng khác nhau, như bạn vừa mới thực hiện trám amalgam trong khi trước đó đã trám răng vàng gần đó. Tình trạng này sẽ tự khỏi nên bạn sẽ không cần đến sự can thiệp của nha sĩ.

Đôi khi, bạn có thể có cảm giác đau hoặc nhạy cảm ở những răng xung quanh răng trám. Tình trạng này có thể chỉ đơn giản là do răng trám đang truyền tín hiệu đau cho các răng lân cận và cơn đau sẽ tự hết sau từ 1 – 2 tuần.

Phản ứng với vật liệu trám (hàn)

Phản ứng dị ứng với cách trám bạc là có thể xảy ra tuy rất hiếm. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), chỉ có dưới 100 trường hợp đã ghi nhận có phản ứng khi trám bạc.

Trong những trường hợp này, thủy ngân hoặc một trong các kim loại trong hỗn hợp trám bạc được cho là gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng dị ứng với trám bạc cũng tương tự các triệu chứng dị ứng da điển hình như phát ban và ngứa.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc dị ứng với kim loại thì nên trao đổi trước với nha sĩ để tìm các vật liệu trám khác phù hợp hơn.

Vết hàn bong tróc

Áp lực liên tục từ hoạt động nhai hoặc nghiến răng có thể làm cho vật liệu trám bị mòn, sứt mẻ hoặc bong tróc. Những thay đổi của vết trám nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua, do đó, bạn cần kiểm tra thường xuyên vết trám tại nhà và định kỳ đến nha khoa sau khi trám.

Nếu lớp đệm giữa men răng và chỗ trám bị vỡ, các vụn thức ăn và vi khuẩn gây sâu răng có thể thâm nhập, làm nguy cơ sâu răng trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể tiến triển thành viêm tủy răng hay gây ra áp xe răng.

Sau khi trám, bạn cần tuân thủ những lưu ý của nha sĩ và cẩn thận trong ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Chăm sóc răng sau khi trám (hàn) răng sâu

Chỗ trám răng muốn giữ được lâu thì điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc răng đúng cách sau khi đã thực hiện trám tại nha khoa.

Chăm sóc răng
Chăm sóc răng sau khi trám (hàn) răng sâu

Ăn uống sau khi trám răng

Hai giờ đầu sau khi trám răng, bạn không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì để giúp vật liệu trám đạt độ cứng phù hợp và có thời gian thích ứng tốt với răng hơn. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dính trong vòng ít nhất hai tuần, đặc biệt là nếu bạn trám bạc.

Nếu gặp phải tình trạng ê buốt răng, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, các thức ăn quá chua hoặc quá cay.

Bảo vệ chỗ trám răng

Bạn nên tránh cắn quá mạnh hay nghiến răng vì sẽ tạo áp lực lên răng, khiến chỗ trám dễ bị bong tróc. Bạn có thể chuyển sang nhai ở bên còn lại để chỗ trám có thêm thời gian để phục hồi.

Để bảo vệ chỗ trám cũng như toàn bộ răng, bạn không nên cắn móng tay hoặc dùng răng để mở nắp hộp hay xé bọc thực phẩm.

Vệ sinh chỗ trám răng

Bạn cần chải răng bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh gây mòn hay làm lệch vật liệu trám. Sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều đường thì bạn nên súc miệng ngay, nếu không có sẵn nước súc miệng thì bạn có thể uống nhiều nước và súc miệng với nước.

Bạn nên đến kiểm tra lại chỗ trám sau mỗi 6 tháng để xem chỗ trám còn chắc không và thăm dò sức khỏe răng miệng tổng quát.

Trám răng là dịch vụ nha khoa phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ cơ sở nha khoa nào. Bạn nên tìm chọn trung tâm nha khoa có chất lượng với tay nghề nha sĩ và trang thiết bị đảm bảo để duy trì chất lượng chỗ trám lâu dài. Đặc biệt, bạn đừng quên tham khảo thêm nhiều thông tin để hiểu rõ và an tâm hơn trước khi trám răng nhé.