Mục lục
Hôi miệng khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, gây khó chịu cho người đối diện. Vậy nguyên nhân và cách chữa hôi miệng như thế nào là tốt. Cùng tìm hiểu kiến thưc dưới để bạn có lời giải đáp nguyên nhân gây hôi miệng.
Bệnh hôi Miệng là gì
Hôi miệng còn thông dụng gọi là hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. khiến cho bạn mất đi tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày của bạn.
Chứng hôi miệng được ước tính là lý do thường gặp nhất đối với những người tìm đến khám nha khoa, sau bệnh sâu răng và bệnh nha chu viêm nướu với khoảng 30% dân số nói chung được báo cáo bị chứng bệnh ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì
Nguyên nhân gây hôi miệng chia làm 2 loại:
Nguyên nhân tại khoang miệng
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ hình thành mảng bám, thức ăn đọng trong khoang kẽ răng tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi cũng chính là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến hình thành các lỗ sâu răng. Đây cũng là nơi ẩn trú và phát triển của vi khuẩn cũng như chứa đọng các mảnh vụn thức ăn dẫn đến tình trạng có mùi hôi. Nhiễm khuẩn miệng cũng là nguyên nhân gây hơi thở có mùi, trong đó viêm nướu (nướu sưng dễ chảy máu), viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu (có túi nha chu răng lung lay), áp-xe răng miệng.
- Ngoài ra, do một số nguyên nhân từ những người hàm giả không đúng, khô miệng sau điều trị xạ trị làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm rất dễ bị sâu răng và hơi thở có mùi khó chịu.
Nguyên nhân từ các bệnh lý khác
- Một số người bị viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan cũng gây ra tình trạng hôi miệng. Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến cho hơi thở có mùi thêm trầm trọng.
- Sử dụng quá độ lượng đồ uống có cồn (rượu, bia) không những gây khô miệng mà còn làm xuất hiện mùi hôi khó chịu vùng miệng. Trong miệng rất cần có đủ lượng nước bọt cần thiết để hạn chế tối đa lượng tế bào chết quanh vùng miệng và cổ họng.
- Hút thuốc làm hơi thở có mùi khó chịu ở hai lý do: hút thuốc gây khô miệng, gây nhiều viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. Khói thuốc lá, thuốc lào cũng chứa nhiều hợp chất mà khi bám quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.
- Ngoài ra có một số nguyên nhân khác gây mùi hôi ở miệng đó là do một số thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi,… Đây là 2 thủ phạm đứng đầu trong danh sách gây ra tình trạng hơi thở có mùi, do trong tỏi và hành có chứa hợp chất sulfur tự nhiên gây hởi thở hôi.
- Các loại nước ép cam quýt (ép cam quýt có chứa một lượng lớn axit citric giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều hợp chất sulfur là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
Bệnh hôi miệng có chữa được không
Chứng hôi miệng không gây nguy hiểm. cho nên hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn biết chính xác nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới các biện pháp ngăn chặn hơi thở có mùi tái phát.
Cách Chữa hôi miệng hiệu quả 2019
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng mà người tiêu dùng có thể chọn các cách trị hôi miệng sau:
Chữa hôi miệng bằng bài thuốc dân gian
Cách trị hôi miệng bằng nước muối:
Dân gian hay dùng muối tinh pha với nước để tạo thành hỗn hợp nưới muối ngừa viêm họng, sâu răng, rát cổ…Không những thế nước muối pha loãng còn là nguyên liệu trị hôi miệng cực hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
Cách dùng:
- Bạn chỉ cần đem muối tinh khiết hoà với nước với hàm lượng vừa đủ, ngậm nước muối để trị hôi miệng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần súc kỹ 30 giây. Đây là giải pháp an toàn và hỗ trợ chăm sóc răng, nhưng bạn cần phải kiên trì mới thấy hiệu quả rõ rệt.
- Ngoài ra bạn có thể dùng hỗn hợp muối và cồn để trị hôi miệng tại nhà. Do cồn có tác dụng sát khuẩn cao khi kết hợp với muối ăn sẽ là cách trị hôi miệng tuyệt vời. Lưu ý nhỏ khi chọn cồn chính là bạn nên dùng loại cồn nhẹ từ 50-70 độ để đảm bảo an toàn cho răng miệng.
- Với cách trị hơi thở có mùi bằng nước muối, bạn dùng một lượng cồn nhỏ cho vào khăn và vệ sinh nhẹ vùng chân răng, kẽ răng. Sau đó đánh răng và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng sẽ có được kết quả tốt nhất.
Lời Khuyên:
- Một chiêu nhỏ dành cho bạn chính là đánh răng bằng nước muối trị hôi miệng khi kết hợp với baking soda. Đây là cách trị hôi miệng được rất nhiều người áp dụng và đều cho kết quả tốt.
- Cách làm này được gọi là “một công đôi chuyện”, vừa giúp răng sạch mảng bám, giúp răng trắng sáng tự nhiên và quan trọng nhất: hôi miệng sẽ được giảm đến mức tối thiểu.
Cách trị hôi miệng tại nhà bằng lá ổi:
Ổi là loại cây ăn trái quá quen thuộc với nhiều người. Trong lá ổi có chứa rất nhiều các hoạt chất giúp chống hôi miệng như tannin, oxalic,…. và các bệnh lý về răng miệng khác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá ổi điều trị hôi miệng hiệu quả như sau:
Cách thực hiện:
- Lấy 2-3 lá ổi non rửa sạch rồi nhai trực tiếp khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, khi nhai nhớ đảo đều trong miệng để giúp làm sạch ác kẻ răng hiệu quả.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 nắm lá ổi rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 300ml nước, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phế muối vào khấy đều. Để nguội và lọc lấy nước dùng để súc miệng hàng ngày.
Cách trị hôi miệng bằng dầu dừa
Thành phần trong dầu dừa có chứa axit lauric (một loại axit béo) có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng khuẩn làm giảm tình trạng hôi miệng. Khi dùng dầu dừa, khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường và làm môi trường acid được trung hoà tốt hơn, làm sạch các chất gây mùi hôi trong khoang miệng.
Cách dùng:
Đầu tiên bạn cho một muỗng canh dầu dừa vào miệng, lấy lưỡi đảo dầu xung quanh khoang miệng và đẩy qua các kẽ răng trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn nhổ dầu dừa ra và đánh răng sạch lại như bình thường.
Lưu ý:
Vào mùa lạnh, dầu dừa hay có tình trạng đông lại, bạn chỉ cần cho dầu dừa vào một chén nhỏ rồi ngâm trong một chén nước ấm lớn hơn hoặc cho vào lò vi sóng để dầu chảy ra và dùng như bình thường.
Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách Trị hôi miệng dân gian bằng mật ong:
Mật ong nguyên chất được xem là nguyên liệu làm đẹp quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Không những thế trong mật ong còn có tính kháng khuẩn cao, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác, mật ong sẽ giúp trị được mùi hôi miệng khó chịu.
Cách Dùng:
- Mật ong kết hợp với nước cốt chanh: Cách đơn giản nhất, bạn pha 1 muỗng mật ong + khoảng 2 muỗng nước cốt chanh và 50ml nước. Mỗi sáng thức dậy, bạn súc miệng thật kỹ hỗn hợp trong vòng 30 giây. Với cách làm này, không những hôi miệng mà ngay cả những bệnh lý về răng miệng không có điều kiện phát triển.
- Mật ong kết hợp với quế: Bạn dùng 2 muỗng mật ong pha khoảng 20g bột quế. Mỗi ngày súc miệng 2-3 lần bằng hỗn hợp này để cải thiện hơi thở có mùi.
Cách trị hôi miệng dân gian nhờ Súc miệng/nhai lá bạc hà:
Với tính mát, thơm mát, bạc hà từ lâu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Tất cả là nhờ trong thành phần có chứa lượng tinh dầu có khả năng sát khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng bạc hà để trị hơ thở có mùi theo các cách sau:
- Dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày.
- Ăn sống lá bạc hà giúp cho hơi thở thơm mát.
Chữa hôi miệng bằng bài thuốc đông y
Bên cạnh những bài thuốc dân gian theo y học cổ truyền ngày nay xã hội hiện đại đã bào chế các bài thuốc trị hôi miệng dạng viên uống cụ thể như:
Thuốc đông y Komil và Komil Detox
- Dùng thuốc Đông ý chữa hôi miệng từ trong ra ngoài với bộ đôi sản phẩm Komil và Komil Detox được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ an toàn cho sức khỏe:
Công dụng: bộ đôi sản phẩm Komil và Komil Detox:
- KOMIL CHAI NGẬM điều trị triệt để các vấn đề do răng miệng như: Viêm quanh răng, viêm nướu lợi, sâu răng, đau răng, viêm tuyến nước bọt và nhiều bệnh lý trong khoang miệng khác.
- KOMIL DETOX VIÊN UỐNG điều trị các vấn đề trong cơ thể như: Giải nhiệt độc tích tụ ở Hạ Tiêu, trung tiêu và thượng tiêu, giúp cho nhiệt động hết ứ trệ và mùi hôi miệng từ đó biến mất.
Nước súc miệng Nuskin AP24:
Sử dụng nước súc miệng trắng răng AP24 Nuskin kết hợp đánh răng đúng cách, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ luôn được bảo vệ toàn diện, hạn chế tối đa mảng bám mà KHÔNG CẦN ĐI NHA SĨ. Giúp răng sạch bóng, trắng sáng chắc khỏe, không hôi miệng, không viêm nướu, chống ung thư vòm họng,…
Nước súc miệng Kin Gingival Mouthwash:
Công dụng của nước súc miệng Kin Gingival Mouthwash:
- Sử dụng nước súc miệng Kin hàng ngày giúp ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh răng miệng hay gặp như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu đặc biệt là chứng hôi miệng.
- Sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật răng miệng.
- Ngăn ngừa mảng bám vi khuẩn quá mức gây tình trạng hơi thở hôi.
- Công thức nước súc miệng Kin không cồn an toàn, chứa hoạt chất diệt vi khuẩn tối ưu vùng răng miệng là Chlorhexidine nhạy cảm với các vi khuẩn gram dương, gram âm, virus nhóm lipophilic (virus cúm, RSV, HIV, virus viêm gan B,C…) kết hợp với chất bảo vệ men răng, ngừa sâu răng.
Detoxic trị hôi miệng diệt ký sinh trùng gây ra:
Công dụng của Detoxic:
- Trị hôi miệng
- Diệt ký sinh trùng
- Tẩy giun sán
- Cải thiện cảm giác ăn ngon miệng
- Giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày, cải thiện tiêu hóa
Phòng tránh bệnh hôi miệng
- Phòng tránh chứng khô miệng, hôi miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng: Làm sạch thức ăn còn giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng 3 lần/ngày , nạo sạch lưỡi vào buổi sáng.
- Dùng kem đánh răng có chứa fluoride, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày (khi bị khô miệng) hoặc súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch súc miệng có bán tại các hiệu thuốc như nước súc miệng Komil.
- Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng. Cần khắc phục các chứng bệnh tai mũi họng, răng miệng, hầu họng, tuyến nước bọt, hạn chế thở bằng miệng sẽ bớt khô miệng, hơi thở có mùi.
- Nếu khô miệng, hơi thở có mùi do mắc một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải thay đổi lối sống và đi khám bác sĩ thường xuyên. Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác: bệnh gan, thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản… Nên hạn chế sử dụng nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, không uống rượu, không hút thuốc…