Bị Lở Lưỡi Phải Làm Sao? Cần Lưu Ý Khi Bị Lở Lưỡi [Chi Tiết 2020]

Bị lở lưỡi ( nhiệt miệng ) rất thường gặp, do một vài nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, gây nên một số khó khăn trong việc ăn uống.

Lở lưỡi là gì?

lở lưỡi
Lở lưỡi

Là một trong những dạng nhiệt miệng rất phổ biến. Đây là hiện tượng lưỡi xuất hiện một hay nhiều vết loét. Lở lưỡi do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, người hay gặp các bệnh lý về răng miệng, do tổn thương niêm mạc ( ăn thức ăn nóng), hay do thiếu Vitamin B9, B12 và các khoáng chất khác như kẽm, sắt…

Thông thường vết loét sẽ tự khỏi sau 10 – 15 ngày rồi có thể sẽ tái phát, tuy nhiên lở lưỡi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp.

Lưu ý những triệu chứng khi lưỡi có vấn đề

lở lưỡi
Triệu chứng khi lưỡi có vấn đề
  • Khó khăn khi vận động lưỡi.
  • Thay đổi về kích thước, lưỡi có thể quá lớn hoặc đột nhiên bị sưng phồng lên.
  • Thay đổi về màu sắc, từ màu bình thường của lưỡi sang màu trắng, màu đỏ hoặc màu đen.
  • Cảm giác đau hoặc rát trên lưỡi.
  • Xuất hiện tổn thương loét trên lưỡi.
  • Cắn trúng lưỡi khi ăn nhai, vết bỏng ở lưỡi do nhiệt độ hoặc hóa chất.
  • Viêm nhú lưỡi tạo thành một vết sưng đau trên lưỡi.
  • Loét aphthe xuất hiện trong lưỡi có tính chu kỳ, gây đau và khó chịu khi ăn nhai, căn nguyên có thể do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn hormone, stress.
  • Hội chứng nóng rát lưỡi thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc người hút thuốc lá nhiều.

Viêm lở lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi sẽ có triệu chứng đầu tiên là viêm nhiệt miệng ở lưỡi, vết loét có đáy cứng, bờ sần sùi, không đau, xuất hiện bên hông lưỡi không lành sau 2 tuần. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu.

Ung thư lưỡi phát triển thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát.

lở lưỡi
Viêm lở lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua.

Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở một số người, lưỡi có thể có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc có vết loét nhỏ và thường ở rìa lưỡi gần gốc lưỡi.

Giai đoạn toàn phát

  • Đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai.
  • Tăng tiết nước bọt, nước bọt lẫn máu.
  • Hơi thở có mùi hôi do tổn thương hoại tử, khít hàm, khó nói, không nuốt được
  • Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm.

Bị lở lưỡi phải làm sao?

Chữa lở lưỡi bằng thuốc Đông Y thế hệ 2

Thuốc Mandarin là loại thuốc được các chuyên gia chuyên khoa đánh giá là loại thuốc tốt nhất trong các sản phẩm đông y điều trị nhiệt miệng hiện nay. Thuốc lọt top 10 sản phẩm trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất do tạp chí người tiêu dùng bình chọn năm 2019.

Với các thành phần thảo dược tinh hoa được chắt lọc kỳ công. Qua nhiều giai đoạn trải nghiệm trong phòng thí nghiệm cùng với hơn 10 chuyên gia hàng đầu về bệnh nhiệt miệng. Mandarin đã không khỏi phụ công lòng mong đợi của người dùng tại Việt Nam. Với các công dụng kết hợp tuyệt vời như:

  • Làm liền vết lở loét miệng, vết nhiệt miệng. Giúp các vết đau nhanh khỏi, hình thành và phát triển da non.
  • Hỗ trợ điều trị chứng nhiễm khuẩn lợi, viêm nướu răng và một số vấn đề về răng miệng.
  • Hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng (do các bệnh về răng miệng gây ra), mang lại hơi thở thơm tho, khỏe mạnh cho người sử dụng.
  • Phòng chống tái phát nhiệt miệng và ngăn ngừa hình thành các vết lở loét mới.

***Lưu ý: Sản phẩm có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người 

Mandarin
Mandarin đang được các chuyên gia đánh giá là sản phẩm tốt nhất và nhanh nhất trong việc chữa nhiệt miệng hiện nay

Muitenxuong

Xemchitiet

Trên thực tế. Việc điều trị bằng thuốc Tây Y rất dễ gây tình trạng lờn thuốc. Chỉ chữa trị các triệu chứng tạm thời, không điều  trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Điều trị bằng Nam y chế biến phức tạp và rất dễ làm mất tác dụng của thuốc. Nên việc điều trị bằng thảo dược Đông Y thế hệ 2 lành tính, an toàn và hiệu quả về lâu về dài là phương pháp người tiêu dùng nên cân nhắc và sử dụng.

Chữa lở lưỡi bằng phương pháp dân gian

Sử dụng nước muối loãng

Sử dụng nước muối loãng
Sử dụng nước muối loãng

Nên dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong cổ họng một lúc rồi nhổ ra. Được biết nước muối là có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp đào thải các vi khuẩn gây lở lưỡi, nhiệt lưỡi đồng thời khiến vết loét nhanh chóng lành lại

Sử dụng nước ép cà chua sống

Sử dụng nước ép cà chua sống
Sử dụng nước ép cà chua sống

Bạn có thể ăn cà chua sống hàng ngày hoặc ép cà chua lấy nước rồi ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày nên dùng 3 – 4 lần để mang lại hiệu quả nhanh. Trong cà chua có nhiều Vitamin C – một trong những thành phần không những giúp vết loét do lở lưỡi nhanh lành lại mà còn giúp người bệnh phòng được chứng lở lưỡi.

Dùng nước ép khế chua

Dùng nước ép khế chua
Dùng nước ép khế chua chữa lở lưỡi

Với nhiều công dụng như cà chua thì khế chua cũng được sử dụng chữa lở lưỡi. Người bệnh nên dùng 2 – 3 quả khế chua rồi giã nát cho vào nồi nước đun sôi để nguội. Sau đó mỗi ngày nên ngậm và nuốt dần hỗn hợp trên vài lần để nhanh chóng khỏi.

Sử dụng mật ong và mật ong nghệ

Sử dụng mật ong và mật ong nghệ
Sử dụng mật ong và mật ong nghệ

Trong mật ong có rất nhiều chất kháng khuẩn tốt giúp loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời kết hợp với nghệ sẽ giúp vết thương nhanh lành, kích thích các mô phát triển khác. Tuy nhiên mật ong có tính nóng, người bệnh chỉ dùng như phương pháp hỗ trợ, không nên dùng quá nhiều khiến bệnh lở lưỡi càng nghiêm trọng hơn.

Nước cốt dừa

Nước cốt dừa
Nước cốt dừa

Lở lưỡi nói riêng và lở miệng nói chung đều sẽ được chữa trị khỏi khi bạn dùng phương pháp nước cốt dừa. Dừa được xem là một thức uống giải nhiệt rất tốt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh lở lưỡi. Sử dụng phương pháp này bằng cách nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước. Mỗi ngày súc miệng 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa lở lưỡi bằng thuốc Tây Y

Thuốc chữa
Chữa lở lưỡi bằng thuốc

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng ở lưỡi như nước ngậm, thuốc bôi, các loại vitamin C …được xem là rất hiệu quả cho những trường hợp người bệnh bị lở miệng. Bạn dễ dàng mua được tại những hiệu thuốc trên cả nước.

Thuốc chữa lở lưỡi cho trẻ em cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ. Do vậy mẹ cần tham khảo thông tin sử dụng của thuốc được in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

Những thực phẩm chữa lở lưỡi hiệu quả

Những thực phẩm
Những thực phẩm chữa lở lưỡi hiệu quả

Ngoài phương pháp trên thì những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bệnh lở lưỡi nhanh chóng khỏi

  • Ăn các món ăn từ đậu: Bạn có thể ăn chè đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết.
  • Những thực phẩm, rau củ thanh nhiệt
  • Một số thực phẩm có tính mát như: Rau má, rau ngót, rau diếp cá, thịt vịt, thịt ngan…

Khi bị lở lưỡi cần lưu ý những gì?

lở lưỡi
Khi bị lở lưỡi cần lưu ý những gì?

Trong quá trình bị bệnh, cần phải lưu ý hạn chế đồ ăn cay nóng, thức uống như rượu bia, nước ngọt….Và một số đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…không chỉ khiến tình trạng lở lưỡi càng nghiêm trọng mà còn khiến bạn bị nóng gan, tích tụ độc tố gây mụn nhọt…

Triệu chứng lở lưỡi còn rất dễ nhầm tưởng với một vài bệnh khác như viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường hay thậm chí là ung thư. Do vậy người bệnh sau 2 tuần mà các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhé.

Thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi bị lở lưỡi phải làm sao? Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong cuộc sống hàng ngày.