Nghẹt Mũi Là Gì? Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị [Full 2020]

Tình trạng nghẹt mũi khiến nhiều người khó chịu nhất là khi thời tiết thay đổi. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị là gì sẽ được tìm hiểu sau đây.

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng. Khi ấy, việc thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi.

nghẹt mũi

Miệng phải tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, mất nước, gây khó chịu.

Nghẹt mũi thường chỉ gây ra ít phiền toái cho trẻ lớn và người lớn. Nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn của bé.

Nghẹt mũi cấp tính thường chỉ kéo dài khoảng vài ba ngày đến một tuần. Khi người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài quá lâu, trên 3 tuần lễ thì bệnh đã trở thành mạn tính.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi

Nguyên nhân gây ra triệu chứng

Do dị tật bẩm sinh: thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phản xạ thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp.

Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… nghẹt mũi có thể là triệu chứng để nhận biết những bệnh này.

Khối u lành tính hay ác tính: polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi.

Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: thường do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi các đồ vật như hạt lạc, sáp màu, cúc áo,…

Rối loạn cảm giác ở mũi: bệnh nhân bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng.

Rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở phụ nữ có thai.

Do các bệnh lý thông thường: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,..

Do tác dụng phụ: Các loại thuốc (thuốc huyết áp,…), lạm dụng thuốc chữa trị mũi

Do stress: khói thuốc lá, nghiện ma túy,…

Xử trí ngạt mũi – khó thở

nghẹt mũi

Để giảm bớt sự khó thở mũi, tránh phải thở miệng, bạn cần loại bỏ tình trạng ngạt mũi cùng những nguyên nhân của nó.

Điều trị nguyên nhân ngạt mũi: nếu có những nguyên nhân cụ thể như dị dạng khoang mũi, bạn nên loại bỏ triệt để, có thể tạo hình vách ngăn hay cắt bỏ khổi u,…

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể làm bạn dị ứng. Điều trị viêm mũi, viêm xoang , nhiễm trùng đường hô hấp trên,…

Xịt rửa vệ sinh mũi thường xuyên

Xịt rửa vệ sinh mũi thường xuyên

Dùng thuốc xịt mũi có chứa chất muối khoáng khoảng vài ba lần mỗi ngày để giảm thiểu sự tắc nghẽn trong mũi điuề này giúp làm mỏng dịch nhầy, ngăn chặn nguy cơ nghẹt mũi, khiến đường thở thông thoáng, bạn sẽ dễ thở hơn.

Bổ sung lượng nước đầy đủ

Bổ sung lượng nước đầy đủ

Dịch nhầy dày đặc sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và thậm chí còn khó thở. Vì thế, duy trì đủ lượng nước cho cơ thể là cách tốt nhất để làm mỏng dịch nhầy và ngăn chặn sự tắc nghẽn.

Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa viêm xoang và viêm tai. Vậy nên hãy bổ sung đủ nước hàng ngày.

Xông hơi bằng tinh dầu và nước ấm

nghẹt mũi

Bạn có thể pha thêm vào nước tắm chút tinh dầu bạc hà hoặc gừng giã nhỏ, sau đó tắm nhẹ nhàng và hít hơi nước bốc lên giống như xông hơi vậy. Việc này sẽ giúp mũi bạn dịu lại và hít thở trở nên dễ dàng hơn.

Cách này rất hiệu quả trong trường hợp bạn bị ngạt mũi do cúm hay cảm lạnh.

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối khoáng

nghẹt mũi

Súc miệng với nước muối khoáng chính là một trong những biện pháp khắc phục chứng chảy dịch mũi sau tại gia dễ dàng và rẻ tiền nhất.

Bạn chỉ cần cho một chút muối pha loãng với nước ấm và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kì của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy ở cổ họng và làm dịu cơn ho.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm một vài lần trong ngày.

Nâng cao sức đề kháng

Đây là biện pháp quan trọng, nhất là khi bạn bị cúm, cảm lạnh bởi trong trường hợp này bạn không cần dùng thuốc mà khả năng miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quyết định để đẩy lui bệnh.

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin A, C và tập luyện thể dục, thể thao hợp lý giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn.

Nếu tình trạng ngạt mũi – khó thở không cải thiện hoặc nặng hơn, bạn cần tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị, xem xét dùng các thuốc nhỏ mũi co mạch hoặc kháng sinh nếu cần thiết.

Lưu ý: Tránh tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn tới hậu quả không mong muốn.

Tác hại khi bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy, hoặc hẹp vách ngăn mũi hoặc phù nề niêm mạc mũi khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn và người bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng.

Người mệt mỏi, mất ngủ

Người mệt mỏi, mất ngủ

Do mũi bị bóp nghẹt nên người bệnh cảm thấy khó thở, ngủ không ngon khiến người mệt mỏi, uể oải.

Thiếu oxy não
Thiếu oxy não

Do không khí ấm, sạch không qua được mũi nên lượng oxy vào phổi giảm dẫn đến thiếu oxy lên não. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt.

Viêm thanh quản, viêm họng

Viêm thanh quản

Nghẹt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thờ bằng miệng khiến cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch vào thanh quản sẽ gây viêm thanh quản, viêm họng thậm chí viêm phế quản.

Cách chữa nghẹt mũi đơn giản thoát viêm xoang nhanh

Mát xa mũi chữa nghẹt mũi

nghẹt mũi

  • Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng.
  • Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi.
  • Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần.

Nhỏ nước tỏi chữa nghẹt mũi

tác dụng của tỏi

  • Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần.
  • Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
  • Huyệt dũng tuyền

Làm ẩm không khí trong nhà chữa nghẹt mũi

Làm ẩm không khí trong nhà

  • Không khí thiếu độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm bạn ngạt mũi, đặc biệt là khi thời tiết bước vào thu và đông.
  • Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm cho căn phòng hợp lý là cách trị nghẹt mũi. Theo các chuyên gia nhiệt độ ở mức 28 độC là sẽ tốt để chống ngạt mũi.

Chườm khăn nước nóng lên tai chữa nghẹt mũi

nghẹt mũi

Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút.

Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Nước chanh hoà mật ong

Nước chanh hoà mật ong

Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc.

Xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân nghẹt mũi

  • Các xét nghiệm tìm dị nguyên
  • Xét nghiệm máu
  • Các xét nghiệm hình ảnh

Khi nào bạn nên đến bác sĩ?

Hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị nếu bạn có những biểu hiện sau:

  • Thời gian bị nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài (trên 10 ngày)
  • Nếu bạn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi đi kèm với sốt cao, đau xoang hoặc nước mũi có màu, hãy đi khám ngay vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn
  • Phát hiện trong nước mũi dính máu
  • Chảy nước mũi liên tục sau khi chấn thương đầu
  • Đối với trẻ em, cần khẩn cấp đưa tới bác sĩ nếu có những dấu hiệu trên cùng với khó thở, bỏ bú.

Lời khuyên hữu ích khi bạn bị nghẹt mũi

Nên uống nhiều nước khi bị nghẹt mũi

nghẹt mũi

Việc bạn uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn ít phải đằng hắng hơn.

nước mà bạn nên uống nhất khi bị sổ mũi và nghẹt mũi là uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.

Hạn chế ăn cay và uống sữa bò

Hạn chế ăn cay và uống sữa bò

Việc bạn ăn cay nhiều làm cho nước mũi dễ bị chảy hơn. Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, càri… có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Thêm nữa, bạn cũng đừng nên uống sữa bò khi bị sổ mũi. Bởi khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp,thì việc bạn uống sữa bò sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn.

Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.

Xả stress nếu bạn bị nghẹt mũi

Nếu việc bạn bị nghẹt mũi có liên quan tới những lo âu, muộn phiền của bạn thì cách tốt nhất bạn nên làm để điều trị bệnh hiệu quả chính là giảm bớt những lo âu, muộn phiền để nghẹt mũi, sổ mũi ít có cơ hội ghé thăm hơn.