Nguyên Nhân Bị Trĩ Và Cách Phòng Tránh A-Z [Full 2020]

Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn thông tin nguyên nhân bị trĩ là gì dưới đây để có biện pháp phòng tránh kịp thời là cơ hội vàng để chữa bệnh dứt điểm.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

nguyên nhân bị trĩ
Bệnh Trĩ

Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Nguyên nhân bị trĩ

Có đến 99% bệnh nhân luôn thắc mắc lý do vì sao mình bị bệnh trĩ. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính gây nên bệnh chính dưới đây:

Nguyên nhân bị trĩ do táo bón và tiêu chảy lâu ngày

Do táo bón và tiêu chảy lâu ngày
Do táo bón và tiêu chảy lâu ngày

Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh trĩ do táo bón và tiêu chảy lâu ngày. Tiêu chảy là một trong những biểu hiện khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng bởi và xem nhẹ.

Bởi dấu hiệu tiêu chảy của bệnh trĩ giống hoàn toàn so với bệnh kiết lỵ. Nên nhiều bệnh nhân lầm tưởng và không đi khám để điều trị.

Đa phần những người mắc bệnh táo bón và tiêu chảy họ phải đi vệ sinh liên tục. Chính điều này đã làm cho thành ruột bị co thắt quá nhiều.

Theo thời gian, những áp lực này sẽ hình thành nên những tổn thương. Nó áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bạn có biết hơn 80% cơ thể là nước. Có thể nói, nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất cho cơ thể.

Nước giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn, đồng thời hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Do đó bình quân một người mỗi ngày phải cung cấp cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước để hoạt động.

Vì vậy khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nó không chỉ gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa hình thành nên bệnh trĩ. Mà còn gây ra các bệnh về da làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do chế độ ăn uống hàng ngày

Do chế độ ăn uống hàng ngày
Do chế độ ăn uống hàng ngày

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Nếu cơ thể thiếu hụt một lượng chất xơ cần thiết, thì bệnh trĩ có thể hình thành rất nhanh chóng.

Thay vào đó, nhiều người lại cung cấp quá nhiều những chất béo và những đồ cay nóng. Những chất này không chỉ khiến cho tình trạng táo bón xảy ra. Mà nó còn kích thích hình thành nên búi trĩ gây nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân bị trĩ do đứng hoặc ngồi quá lâu

Do đứng hoặc ngồi quá lâu
Do đứng hoặc ngồi quá lâu

Theo các chuyên gia cho biết, những người làm văn phòng phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Nó là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên bệnh trĩ.

Bởi, khi đứng hoặc ngồi quá lâu trong một thời gian dài, nó sẽ tạo nên một áp lực nên toàn bộ cơ thể. Đặc biệt hơn khi những áp lực này sẽ dồn xuống vùng hậu môn trực tràng.

Nó gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến cho các tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Theo thời gian các tĩnh mạch này vì sưng phồng quá mức hình thành nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân bị trĩ do lười vận động

do lười vận động
Do lười vận động

Theo một nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên vận động không chỉ cải thiện được sức khỏe. Mà hệ tiêu hóa còn được cải thiện hơn rất nhiều.

Đối với những người ít vận động, nó khiến cho cơ thể nặng nề, trì trệ, không hoạt bát. Lúc này, nó khiến cho quá trình lưu thông máu không được ổn định.

Làm cho các cơ quan vùng hậu môn không được bơm đủ máu cần thiết cho hoạt động. Qua thời gian, nó khiến cho hậu môn bị co thắt lại và hoạt động suy yếu dần. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ.

Vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách

Vệ sinh vùng hậu môn
Vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách

Vùng hậu môn là nơi đào thải những chất độc hại bên trong cơ thể ra ngoài. Nếu bạn vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách thì vi khuẩn sẽ có cơ hội hình thành và phát triển nhanh chóng.

Nó gây ra những hiện tượng sưng phồng, viêm nhiễm vùng hậu môn, tạo điều kiện để bệnh trĩ hình thành và phát triển nhanh chóng.

Do phụ nữ mang thai và sau con

Do phụ nữ mang thai và sau con
Do phụ nữ mang thai và sau con

Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất.

Nguyên nhân hình thành do sức ép của thai nhi dồn vào vùng chậu và vùng hậu môn. Những sức ép này sẽ truyền lên tĩnh mạch.

Nó khiến cho tĩnh mạch không thể lưu thông máu một cách dễ dàng, mà gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Chỉ trong một thời gian, những tổn thương này sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành gây nên bệnh trĩ.

Do tuổi tác

nguyên nhân bị trĩ
Do tuổi tác

Khi tuổi đã cao, các cơ quan tiêu hóa bắt đầu hoạt động kém dần đi. Đặc biệt, độ đàn hồi của các tĩnh mạch bắt đầu bị giảm sút.

Chính điều này đã làm cho cơ quan tiêu hóa ngày càng bị trì trệ. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nó hình thành nên bệnh táo bón thường xuyên và lâu ngày ở người già.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng tổn thương lên tĩnh mạch và vùng hậu môn tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành.

Triệu chứng của bệnh trĩ

nguyên nhân bị trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ

Muốn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bệnh trĩ lâm sàng và cận lâm sàng điển hình sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Đại tiện ra máu: Máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, chảy thành giọt hoặc tia, dính trên khăn lau hoặc trên phân, mức độ chảy máu phụ thuộc cấp độ bệnh.
  • Đau rát, khó chịu hậu môn: Người bệnh trĩ thường đau, rát, căng tức hoặc sưng đau hậu môn. Khi trĩ sang độ 2, hậu môn chảy dịch, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn dần theo cấp độ trĩ.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Soi hậu môn trực tràng: Khi soi niêm mạc người bệnh trĩ sẽ thấy phồng lên, lồi vào lòng trực tràng, tĩnh mạch trĩ giãn ra tạo thành búi trĩ rõ rệt.
  • Nắn hậu môn: Bác sĩ bệnh trĩ chuyên khoa sẽ dùng mắt quan sát hoặc dùng tay để nắn hậu môn và thấy búi trĩ ở phía trong hoặc ngoài hậu môn.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Chữa bệnh trĩ bằng Tây Y

Chữa bệnh trĩ bằng Tây Y
Chữa bệnh trĩ bằng Tây Y
  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: Nhóm thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc tăng cường tĩnh mạch; thuốc bôi hoặc viên đặt; thuốc co mạch; thuốc kháng sinh giảm đau…
  • Phẫu thuật: Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn 3, 4 bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, phẫu thuật Longo để loại bỏ búi trĩ.
  • Thủ thuật chữa bệnh trĩ khác: Chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại, cắt cơ thắt trong,… giúp giảm lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ vào hậu môn.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng Đông Y

nguyên nhân bị trĩ
Điều trị bệnh trĩ bằng Đông Y
  • Bài thuốc nam: Cha ông ta thường áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh trĩ như: Rau diếp cá, lá trầu không, lá lốt, mật ong và đun với nước, uống hàng ngày.
  • Châm cứu: Châm cứu điều trị bệnh trĩ phù hợp ở cấp độ 1 và 2 tại huyệt Bách Hội, huyệt Hợp Cốc hoặc huyệt Đại Tràng giúp điều hòa dương khí, thúc đẩy cơ thành mạch cứng cáp hơn.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

nguyên nhân bị trĩ
Phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Xem xét chất bổ sung chất xơ
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Với những kiến thức nguyên nhân bị trĩ và cách phòng ngừa được chia sẻ từ các chuyên gia nêu trên. Mong rằng bạn sẽ thay đổi lối sống khoa học, để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.