Mục lục
- 1 Nhiệt miệng là gì?
- 2 Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
- 3 Nguyên nhân nhiệt miệng
- 4 Cách điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây Y
- 5 Cách điều trị nhiệt miệng bằng bài thuốc Đông Y
- 6 Cách điều trị bằng phương pháp dân gian tại nhà
- 7 Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
- 8 Lời khuyên giúp phòng trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây khó chịu đau đớn, không ăn uống được. Vậy nguyên nhân nhiệt miệng là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết đưới đây để cùng phòng tránh nó nhé.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer)
Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Biểu hiện ban đầu của bệnh nhiệt miệng là những vết loét nhỏ bên trong khoang miệng, cổ họng. Sau đó vết loét có thể lan rộng ra những vùng xung quanh, nếu như không được chữa trị đúng cách. Những vết loét do nhiệt miệng có thể gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, thậm chí là mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
Nếu mắc bệnh nhiệt miệng ở mức nặng, sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ dễ vỡ. Từ đó gây ra những vết loét nặng, khó khăn trong việc ăn uống, gây đau rát kéo dài. Những điểm dễ bị mắc phải bệnh nhiệt miệng như: má, lợi, đầu lưỡi, vòm họng,…
Những ai thường xuyên bị mắc bệnh nhiệt miệng thì nên tìm hiểu nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên để có biện pháp khắc phục.
Nguyên nhân nhiệt miệng
Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt khá nhiều. Nó làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hay tìm hiểu rõ nguyên nhân nhiệt miệng, để có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nhiệt miệng do chức năng gan suy giảm
Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét.
Nguyên nhân nhiệt miệng do phản ứng kháng nguyên – kháng thể
Đây là cơ chế tự miễn của cơ thể, khi vùng miệng mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi,… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành các vết loét gây ra bệnh nhiệt miệng.
Nguyên nhân nhiệt miệng do Hệ miễn dịch yếu
Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy các vùng trong miệng tạo ra những vết loét.
Nguyên nhân nhiệt miệng do Yếu tố tâm lý
Tâm lý là một trong những yếu tố quyết định sức khỏe của chúng ta. Khi tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng.
Nguyên nhân nhiệt miệng do cơ thể thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu Vitamin B12, B9 và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…
Cách điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây Y
Các loại thuốc bôi
Hiện nay, có nhiều loại thuốc có thể bôi lên vết loét miệng khác nhau như thuốc acid hyaluronique dạng gel hoặc sachol-gel, thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi lên vết loét hoặc dung dịch súc miệng một ngày vài lần để làm giảm được chứng đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống.
Các loại thuốc kháng sinh
Nếu bị nhiệt miệng kéo dài do vi khuẩn hoặc vi nấm chúng ta có thể điều trị bằng kháng sinh của bác sĩ. Kháng sinh điều trị nhiệt miệng có thể dùng là Biseptol (cotrimoxazol). Thuốc được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dung dịch thuốc rồi chấm lên vết loét, ngày khoảng 3-4 lần.
Nếu vết loét to và tồn tại dai dẳng, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol (với người trưởng thành) hoặc các loại kháng sinh diệt vi khuẩn khác (amoxycilin…) do bác sĩ khám bệnh chỉ định.
Lưu ý: thuốc spiramycin sẽ bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao, vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên dùng loại thuốc này, hoặc nếu dùng phải ngừng cho con bú. Đặc biệt, riêng chất metronidazol, loại chất này có thể gây dị tật ở thai nhi, vì vậy phụ nữ có thai không nên dùng.
Cách điều trị nhiệt miệng bằng bài thuốc Đông Y
Bài thuốc đông y 1
Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, rau má 20g, mướp đắng 16g, tang diệp 16g, cỏ mực 20g, đinh lăng 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: Giúp thanh vị nhiệt, chống viêm, dưỡng âm, do đó có tác dụng làm vết loét nhanh khỏi.
Bài thuốc đông y 2
Lá cỏ mực 1 nắm, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ viêm loét. Ngày bôi 2 – 3lần.
Hoàng cầm là vị thuốc giúp giải độc, thanh nhiệt
Bài thuốc đông y 3
Hoàng liên 12g, tâm sen 10g, rau má 20g, chi tử 12g, thục địa 12g, sa sâm 12g, đương quy 12g, cát căn 16g, cỏ mực 20g, bạch mao căn 20g, rau mã đề 20g, đinh lăng 20g, ngưu tất 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Công dụng: Thanh tâm hỏa, dưỡng tâm, an thần, chống viêm loét.
Cách điều trị bằng phương pháp dân gian tại nhà
Tự pha nước súc miệng đẩy lùi nguyên nhân nhiệt miệng
Bạn dùng một ít baking soda, nước ép lô hội (2 muỗng) cho vào nửa cốc nước ấm và khuấy đều. Sau đó ngậm từng ngụm nhỏ và súc miệng bằng nước này trong khoảng 10 giây, tiếp tục lặp cho đến khi hết nước. Không nuốt hỗn hợp này.
Đây là công thức đơn giản bạn có thể thực hiện mỗi ngày một lần giúp giảm viêm, giảm đau và chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Chườm lạnh đẩy lùi nguyên nhân nhiệt miệng
Để giảm viêm, giảm đau, bạn có thể chườm lạnh vết loét bằng cách ngậm viên đá nhỏ. Nhiệt độ của đá sẽ làm chậm lượng máu đến vết loét giúp giảm sưng và đau tức thì.
Tuy nhiên, cách này không giúp điều trị nhiệt miệng tận gốc và triệt để, chủ yếu giúp giảm đau tại chỗ.
Tránh ăn đồ nóng, tăng cường vitamin và sắt
Khi bị nhiệt miệng, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Do cơ thể đang bị nóng, nên bạn cần tránh các đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ hay cay nóng dễ khiến vết loét lan rộng và đau đớn hơn.
Thay vào đó, chọn thức ăn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B như các loại trái cây, rau xanh, cá… được chế biến đơn giản. Bổ sung sắt để giảm nguy cơ mắc chứng nhiệt miệng.
Giấm táo đẩy lùi nguyên nhân nhiệt miệng
Dùng nước ấm pha với giấm táo với tỷ lệ 1:1 rồi súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm giảm các cơn đau, viêm sưng do vết loét.
Nguyên nhân là trong giấm táo chứa chất diệt khuẩn cực mạnh và còn gia tăng các lợi khuẩn làm vết loét nhanh lành, đó là axit acetic. Chất này được xem là chất kháng sinh tự nhiên đối với tình trạng nhiệt miệng.
Nước oxy già
Bạn cũng có thể dùng nước oxy già loãng để chữa loét miệng. Bằng cách pha oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng bông thấm trực tiếp dung dịch này và chấm vào vết loét miệng để sát khuẩn, khử trùng. Sau khi thực hiện, bạn không nên ăn hoặc uống trong vòng 1h.
Trà túi lọc
Túi trà lọc sau khi uống xong có thể giữ lại để chữa nhiệt miệng. Với cách rất đơn giản, bạn đắp túi trà ướt lên vết loét từ 5 đến 10 phút mỗi lần. Các chất tannin trong trà sẽ phát huy lợi ích hiệu quả trong việc giảm viêm, đau và làm vết loét nhanh chóng lành lặn.
Mật ong và nghệ
Tại nhà, bạn còn cách trị nhiệt miệng bằng cách dùng mật ong kết hợp với nghệ.
Đây là kết hợp hoàn hảo giúp kháng khuẩn, chữa viêm và làm lành lặn vết thương hở/vết loét từ các đặc tính đặc biệt của mật ong và nghệ. Các vết loét, nốt bỏng trong miệng sẽ nhanh chóng lành lại, các cơn đau nhức cũng hạn chế.
Để thực hiện, bạn trộn mật ong và bột nghệ theo tỷ lệ 2:1 rồi dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vết loét, vết nhiệt miệng từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Nước ép rau ngót
Đây là loại rau có tính mát, giải nhiệt nên có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà. Bạn có thể dùng khoảng 1 năm lá ngót rửa sạch và giã nát, ép lấy nước nước. Sau đó, thêm mật ong vào nước ép rau ngót và dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vết loét.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Dùng cỏ nhọ nồi cũng là 1 trong những cách để chữa nhiệt miệng. Tương tự như lá rau ngót, bạn dùng một nắm lá nhọ nồi, giã nhuyễn, ép lấy nước và hòa tan với khoảng 1 thìa mật ong.
Sau đó, bạn dùng tăm bông thấm nước và bôi vào các vết loét trong miệng từ 2 – 3 ngày để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, đặc biệt là trong ngày hè nóng bức
- Không uống rượu bia, ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ và các đồ ăn quá nhiều đường
- Tăng cường những thực phẩm có tính mát, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
- Uống thật nhiều nước để tránh tính trạng cơ thể mất nước
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để phòng tránh bệnh nhiệt miệng
Lời khuyên giúp phòng trị nhiệt miệng
Có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán, rượu bia và các chất kích thích . Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Bổ sung các loại rau củ quả chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối
Điều này góp phần trong việc vệ sinh răng miệng, sát khuẩn vùng khoang miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.
Đánh răng nhẹ nhàng và đúng cách
Vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Đối với trẻ em
Không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
Hy vọng bài viết này có thể giải đáp được nguyên nhân bị nhiệt miệng. Đồng thời mang đến cho bạn cách phòng tránh cũng như hướng điều trị căn bệnh này.
Nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu mắc phải thường xuyên sẽ gây cản trở trong sinh hoạt. Chính vì vậy bạn nên chú trọng chế độ ăn uống, cũng như vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả.