Nhiệt Lưỡi Là Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả [Full 2020]

Nhiệt lưỡi là căn bệnh khó chịu mà bạn hay mắc phải và cũng gây cản trờ cho bạn nhiều nhất trong cuộc sống, tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa đễ phòng bệnh

Nhiệt lưỡi là gì?

nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

Nhiệt lưỡi do nguyên nhân nào

nhiệt lưỡi
Stress
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi
  • Stress
  • Virus và vi khuẩn
  • Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)
  • Tổn thương miệng
  • Dinh dưỡng kém

Bị loét ở lưỡi không đau – Nhiệt miệng hay ung thư lưỡi

nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi

Có đến 20% dân số trên thế giới thường mắc phải triệu chứng nhiệt miệng. Nhiệt miệng được đánh giá là loại bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh có thể được điều trị nhanh chóng bằng một số loại thuốc đặc trị, cải thiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng là mụn nước xuất hiện ở lưỡi, môi, lợi hay má trong. Khi bị tác động mạnh, mụn nước bị vỡ, hình thành vết lở loét. Hình dáng của vết lở loét thường có hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, viền xung quanh màu đỏ tươi.

Vết loét của nhiệt miệng gây khó chịu, đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi ăn uống, sinh hoạt. Cơ chế tự phục hồi của chúng ta sẽ nhanh chóng chữa vết loét, tái tạo và làm lành tổn thương.

Tuy nhiên nếu loét ở lưỡi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Đây là một căn bệnh tương đối phức tạp và nghiêm trọng. Theo thống kê, ung thư khoang miệng chiếm khoảng 10 – 12% trong tổng số các bệnh ung thư. Ung thư lưỡi chiếm 52% trong tổng số các bệnh ung thư khoang miệng.

Ung thư lưỡi có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn nhất, tỷ lên sống từ 5 năm chỉ khoảng 8%. Số liệu này cho thấy mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này.

Ở giai đoạn ban đầu, chúng ta thường khó phát hiện bệnh ung thư lưỡi. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng hơn.

Thế nhưng, nếu được phổ cập kiến thức, người bệnh có thể phân biệt được triệu chứng nhiệt miệng và triệu chứng ung thư lưỡi dễ dàng hơn.

Cách Phòng tránh nhiệt lưỡi

nhiệt lưỡi
Uống nhiều nước
  • Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Cách chữa nhiệt lưỡi bằng phương pháp tự nhiên

Sử dụng nước muối loãng

nhiệt lưỡi
Nước muối loãng

Nên dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong cổ họng một lúc rồi nhổ ra. Được biết nước muối là có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp đào thải các vi khuẩn gây lở lưỡi đồng thời khiến vết loét nhanh chóng lành lại

Sử dụng nước ép cà chua sống

nhiệt lưỡi
Nước ép cà chua sống

Bạn có thể ăn cà chua sống hàng ngày hoặc ép cà chua lấy nước rồi ngậm và nuốt dần. Mỗi ngày nên dùng 3 – 4 lần để mang lại hiệu quả nhanh. Trong cà chua có nhiều Vitamin C – một trong những thành phần không những giúp vết loét do lở lưỡi nhanh lành lại mà còn giúp người bệnh phòng được chứng lở lưỡi.

Dùng nước ép khế chua chữa lở lưỡi

nhiệt lưỡi
Nước ép khế chua

Với nhiều công dụng như cà chua thì khế chua cũng được sử dụng chữa lở lưỡi. Người bệnh nên dùng 2 – 3 quả khế chua rồi giã nát cho vào nồi nước đun sôi để nguội. Sau đó mỗi ngày nên ngậm và nuốt dần hỗn hợp trên vài lần để nhanh chóng khỏi.

Sử dụng mật ong và mật ong nghệ điều trị lở miệng

nhiệt lưỡi
Mật ong nghệ

Trong mật ong có rất nhiều chất kháng khuẩn tốt giúp loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời kết hợp với nghệ sẽ giúp vết thương nhanh lành, kích thích các mô phát triển khác. Tuy nhiên mật ong có tính nóng, người bệnh chỉ dùng như phương pháp hỗ trợ, không nên dùng quá nhiều khiến bệnh lở lưỡi càng nghiêm trọng hơn.

Nước cốt dừa để chữa lở lưỡi

nhiệt lưỡi
Nước cốt dừa

Lở lưỡi nói riêng và lở miệng nói chung đều sẽ được chữa trị khỏi khi bạn dùng phương pháp nước cốt dừa. Dừa được xem là một thức uống giải nhiệt rất tốt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh lở lưỡi. Sử dụng phương pháp này bằng cách nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước. Mỗi ngày súc miệng 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Cách chữa nhiệt lưỡi bằng thuốc

Thuốc bôi Oracortia

Oracortia
Oracortia

Thành Phần

Triamcinolone acetonide 0.1 g/100 g

Chỉ định:

Điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.

Liều dùng:

Bôi lượng nhỏ lên vùng da tổn thương (không chà xát) để tạo màng mỏng. Dùng lúc đi ngủ để thuốc tiếp xúc vùng tổn thương suốt đêm. Nếu cần, 2-3 lần/ngày, sau khi ăn.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thành phần thuốc. Tổn thương do nhiễm nấm, bạch biến, herpes, khối u mới mọc, mụn trứng cá đỏ, loét hạch.

Công dụng

Oracortia được dùng để điều trị hỗ trợ, giúp giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.

Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

Kamistad Gel N
Kamistad Gel N

Thành phần:

Trong tuýp thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất Kamistad Gel N có chứa các thành phần như: Dịch chiết hoa cúc, tinh dầu quế, Carbomers, Trometamol, Acid fomic khan 98%, Ethanol 96%, Saccharin Sodium 2 H20, nước tinh khiết, Lidocaine HCL 1 H20.

Công dụng:

Kamistad Gel N là thuốc đặc trị các bệnh về viêm loét môi, miệng kể cả mụn nước. Do có tính chất giảm đau và khả năng sát trùng nên thuốc có thể sử dụng cả cho những người mang răng giả bị chèn ép.

Cách dùng:

  • Đối với người lớn: Bôi thuốc nhẹ vào vùng bị viêm, loét 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu, bôi khoảng 3 lần 1 ngày sau khi ăn.
  • Đối với trẻ em thì liều lượng ít hơn, chỉ bằng ½ người lớn.

Mandarin

Mandarin
Mandarin

Thành phần

  • Kim Ngân Hoa: Thanh nhiệt, giải độc, giải biểu, lợi thấp, kháng khuẩn, kháng vi rút.
  • Bạch Thược: Giảm đau, tiêu viêm, làm mát, bình can.
  • Sinh Địa: Chống viêm, bổ máu, thanh lọc thận, làm mát gan.
  • Liên Kiều: Kháng khuẩn, chống viêm, kháng ký sinh trùng, tăng lưu lượng máu.
  • Chi Tử: Giải nhiệt, lợi mật, cầm máu.
  • Đương Quy: An thần, tiêu viêm, giảm bệnh nội tiết.
  • Xuyên Khung: Lợi gan, mật; bổ âm huyết.
  • Chích Cam Thảo: Làm lành vết loét, làm mềm và dịu da, ngăn ngừa virus…

Công dụng

  • Làm liền vết lở miệng, vết nhiệt miệng. Giúp các vết đau nhanh lành, kéo da non.
  • Hỗ trợ điều trị chứng nhiễm khuẩn lợi, viêm nướu răng và một số vấn đề về răng miệng.
  • Hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng (do các bệnh về răng miệng gây ra), mang lại hơi thở thơm tho, khỏe mạnh cho người sử dụng.
  • Phòng chống tái phát nhiệt miệng, ngăn hình thành các vết lở loét mới.

Khẩu thanh vương

Khẩu thanh vương
Khẩu thanh vương

Thành phần:

  • Kim ngân hoa 15g;
  • Thổ phục linh 10g;
  • Thiên hoa phấn 10g;
  • Cát căn 8g,
  • Sinh địa 10g,
  • Bạc hà 4g,
  • Hoàng cầm 10g.

Công dụng

Giúp thanh nhiệt giải độc, lương huyết, giúp giảm các triệu chứng nhiệt: nhiệt miệng, lưỡi, niêm mạc miệng.

Viên uống trị nhiệt miệng Blackmores

Blackmores
Blackmores

Thành Phần

Hoạt chất trên mỗi viên: Lysine hydrochloride 500mg; Vitamin C (ascorbic acid) 250mg; Kẽm amino acid chelate 50mg, (tương đương với kẽm 10mg).

Công Dụng

  • Viên uống Blackmores được điều chế dựa trên cơ sở khoa học và khảo sát thực tế, sự kết hợp của 3 thành phần lysine, vitamin C và kẽm có hiệu quả cao trong việc chống viêm nhiễm, loét lở, giúp kiểm soát ổ dịch, hỗ trợ cho vết thương chóng lành.
  • Lysine có khả năng chống lại virus herpes – nguyên nhân chính hình thành và phát triển ổ dịch, lở loét.
  • Kẽm tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng cùng như thời gian bùng phát herpes.
  • Vitamin C cần thiết để hình thành collagen, cùng với kẽm, nó giúp chữa lành vết thương trên da, giảm sẹo.

Lời khuyên điều trị nhiệt lưỡi

Không nên ăn cay
Không nên ăn cay

Trong quá trình bị bệnh, cần phải lưu ý hạn chế đồ ăn cay nóng, thức uống như rượu bia, nước ngọt….Và một số đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…không chỉ khiến tình trạng nhiệt lưỡi càng nghiêm trọng mà còn khiến bạn bị nóng gan, tích tụ độc tố gây mụn nhọt…

Triệu chứng nhiệt lưỡi còn rất dễ nhầm tưởng với một vài bệnh khác như viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường hay thậm chí là ung thư. Do vậy người bệnh sau 2 tuần mà các dấu hiệu nhiệt lưỡi không thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm nhé.