Đau Nhức Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị 2020 [Chi Tiết A-Z]

Bạn trải qua những lần nhức răng và thấu hiểu những khó chịu của nhức răng. Biết được nguyên nhân gây nhức răng để phòng tránh là cách tốt nhất loại bỏ nó.

Nhức răng (đau răng) là tình trạng gì?

nhức răng

Nhức răng là nhức ở trong, xung quanh răng và hàm mà sâu răng là nguyên nhân chính. Nhức răng có thể xảy ra theo nhiều cách, có thể chỉ là một cơn nhức thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều ngày.

Mức độ nhức răng dao động từ nhẹ đến nặng, cơn nhức có thể “rõ nét” và bắt đầu một cách đột ngột, sau đó trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi bạn đang nằm.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

Đau răng do sâu răng

Đau răng do sâu răng

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý khiến răng bị đau buốt.

Sâu răng hình thành khi đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh và tạo ra mảng bám dính vào men răng điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ.

Sâu răng phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ.

Sâu răng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tủy răng, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh sâu răng lây lan. Trám răng sâu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

Có rất nhiều trường hợp bác sĩ tự ý nhổ răng sâu cho bệnh nhân mà không chẩn đoán điều trị. Răng mất đi không thể mọc lại do đó bạn cần yêu cầu bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng sâu.

Đau răng do viêm tủy răng

Đau răng do viêm tủy răng

Tủy răng chứa dây thần kinh nên rất nhạy cảm, tủy răng bình thường không bị khích thích thì đau răng gần như không có. Khi răng bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng và gây viêm, điều này khiến cho răng vô cùng đau nhức.

Trường hợp trám răng sâu không chú ý đến việc điều trị tủy cũng gây ra viêm tủy răng sau này.

Các triệu chứng đau buốt của một chiếc răng bị viêm tủy có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm.

Viêm tủy răng gây đau răng

Viêm tủy răng gây đau răng

Điều trị viêm tủy răng là làm sạch ống tủy và thay vào ống tủy mới sau đó răng sẽ được trám lại. Việc điều điều trị có thể kết hợp cả điều trị chân răng (chóp răng) nếu như bị viêm.

Đau răng do áp xe răng (chân răng có mủ)

viêm chân răng có mủ

Bệnh áp xe răng là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng.

Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội.

Apxe răng

nhức răng

Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng.

Đau răng chấn thương răng, nứt răng

Do chấn thương răng

Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ cắn và nhai. Lực từ cắn xuống trên một vật cứng như đá hoặc một hạt nhân bỏng ngô đôi khi có thể gây ra vết nứt trên răng.

Các triệu chứng của răng nứt có thể bao gồm đau khi cắn hoặc nhai. Nó cũng có thể là răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc thức ăn ngọt và chua. Điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại.

Do đó cần phải có các giải pháp can thiệp như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng

Đau răng do răng khôn, răng ngầm
Đau răng do răng khôn, răng ngầm

Răng khôn (răng số 8) thường mọc 4 cái khi bạn bước vào tuổi 18-20, răng khôn thường hay mọc lệch đâm vào nướu, vào các chân răng bên cạnh gây ra các biến chứng sưng đau.

Do đó bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ 4 răng khôn này phiền toái này vì chúng không có tác dụng ăn.

Răng có thể bị mọc ngầm khi chúng không được di chuyển vào vị trí thích hợp của chúng trong miệng bởi các răng, lợi hoặc xương khác đã che mất vị trí của chúng. Răng mọc ngầm có thể gây ra áp lực, đau đớn và thậm chí là đau nhức hàm.

Răng khôn hay răng mọc ngầm cần được phẫu thuật nhổ bỏ để tránh các biến chứng.

Đau răng do các bệnh về nướu

 bệnh về nướu

Còn được gọi là viêm nướu và viêm nha chu, bệnh nướu răng được đặc trưng như là một nhiễm trùng của nướu răng bao quanh răng.

Nhiễm trùng này cuối cùng dẫn đến mất xương và làm hỏng lợi khiến lợi bị tách khỏi răng, tạo thành các túi chứa đầy vi khuẩn hơn. Chân răng sau đó tiếp xúc với mảng bám và trở nên dễ bị lung lay và nhạy cảm với cảm lạnh và chạm vào.

Điều trị đau nhức răng triệt để tại các nha khoa

Điều trị đau nhức răng triệt để tại các nha khoa

Chữa nhức răng tại nhà chủ yếu dùng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có, thực hiện ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc tác dụng đến dây thần kinh cảm giác trong răng. Các cách này chủ yếu thiên về giảm đau tạm thời hơn là điều trị triệt để.

Do đó, khi có cảm giác đau nhức răng thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị tốt nhất.

Cho dù sử dụng thuốc thì cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ nha khoa mà không nên tùy tiện mua bên ngoài để điều trị.

Điều trị đau nhức do sâu răng

Răng có lỗ sâu nhỏ được trám lại bằng vật liệu trám răng. Trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy, hoặc răng bị nhiễm trùng quanh chóp mức độ nhẹ, khi đó cần phải chữa tủy răng trước khi răng được trám lại. Những răng nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ.

Điều trị đau nhức do viêm nướu và các mô quanh răng

Triệu chứng là nướu dễ bị chảy máu, có khi nướu bị tụt xuống làm lộ phần chân răng. Răng có thể bị lung lay do sự tiêu xương ổ răng. Đau răng xảy ra âm ỉ và sức nhai bị giảm. Điều trị bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh bằng cách làm sạch vôi răng và mảng bám.

Điều trị đau nhức, ê buốt do mòn cổ răng

Các răng mòn ngót được trám lại để chấm dứt triệu chứng ê buốt. Trường hợp răng bị mòn quá sâu , gần đến tủy răng làm kích thích tủy, cần phải chữa tủy răng, sau đó trám răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ.

Điều trị đau nhức do răng bị tét hoặc bị nứt

Răng có thể bị tét hoặc bị nứt sau khi cắn phải thức ăn quá cứng. Triệu chứng là rất đau khi chạm vào răng. Tùy theo mức độ của sự nứt mà răng có thể được chữa tủy rồi bọc mão lại hay là phải nhổ răng.

Bác sĩ tay nghề cao tại các nha khoa sẽ tiến hành nhổ răng khôn. Bạn yên tâm là sẽ được gây tê trước khi nhổ để giảm đau nhức.

Cách chữa đau nhức răng tại nhà

Chữa nhức răng bằng cách chườm đá

chườm đá

Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó và chườm lên vị trí đau nhiều lần trong ngày. Mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút. Hơi lạnh của đá viên sẽ kích thích lên dây thần kinh cảm giác và giúp giảm cơn đau nhức khá nhanh.

Chữa đau răng bằng nước muối súc miệng

Nước muối

Đây có thể nói là mẹo chữa nhức răng nhanh nhất và đơn giản nhất tại nhà. Chỉ cần pha nước muỗi loãng để súc miệng hàng ngày, chú ý không nên pha quá mặn có thể ảnh hưởng đến niêm mạc miệng.

Dùng nước súc miệng để làm sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng được sạch sẽ, không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn và có thể làm giảm chứng đau răng, viêm lợi hạn chế viêm nhiễm.

Chữa nhức răng bằng trà bạc hà

trà bạc hà

Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê.

Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong.

Lặp lại thường xuyên khi cơn đau xuất hiện.

Chữa đau răng bằng lá trầu không

lá trầu không

Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong.

Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút.

Giảm nhức răng bằng chanh

Tác dụng của chanh

Chanh có tính axit giúp kháng khuẩn, đặc biệt nước chanh có tác dụng massage cho răng và nướu nên các cơn đau răng sẽ được làm dịu nhanh chóng.

Chỉ cần vắt nước cốt và pha thêm một chút nước để ngậm hoặc súc miệng hàng ngày là sẽ có hiệu quả.

Giảm nhức răng bằng tỏi

tác dụng của tỏi

Tỏi chữa được rất nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có đau răng. Bạn chuẩn bị vài nhánh tỏi, sau đó nghiền nát và trộn thêm chút muối là đã có ngay thuốc chữa đau răng an toàn, hiệu quả rồi.

Ngoài ra, muốn răng chắc khỏe bạn hãy nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng nhé.

Giảm đau răng bằng gừng tươi

nhức răng

Gừng có tính kháng viêm và sát khuẩn rất mạnh.

Cách dùng đơn giản đó là thái lát từng miếng mỏng hoặc giã nhỏ trộn thêm chút muối và đắp lên chỗ răng đau là được.

Giảm đau răng bằng khoai tây

nhức răng

Bạn cắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Hiệu quả của cách này sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ tới các bạn về nguyên nhân và các điều trị chứng đau nhức răng.