Nội soi đại tràng có đau không? Cần lưu ý gì trước khi nội soi [2020]

Nội soi đại tràng có đau không? Là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Khi chứng bệnh đại tràng là căn bệnh ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu thế thế nào là nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường. Trong đại tràng (ruột già) và trực tràng. Phương pháp này giúp người bệnh chẩn đoán những tổn thương của niêm mạc đại tràng. Cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng 2 phương pháp nội soi đại tràng. Gồm: nội soi đại tràng không gây mê (soi tươi) và nội soi đại tràng gây mê (không đau).

Quá trình nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách sử dụng ống soi mềm. Có đường kính khoảng 1,3cm; dài 1,7cm, bên trong có chứa nguồn sáng. Đầu camera của máy quay video, dẫn truyền hình ảnh ra ngoài.

Ống soi mềm được đưa từ hậu môn đi qua toàn bộ đại tràng đến manh tràng. Hiện nay, đây là phương pháp chẩn đoán tiên tiến. Để khảo sát những thay đổi trong bề mặt niêm mạc đại tràng.

Sở dĩ như vậy là vì, hình ảnh nội soi sẽ phóng đại và hiển thị trên màn hình. Từ đó, thuận lợi cho việc quan sát, chẩn đoán bệnh. Cũng như đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả, chính xác.

Nội soi đại tràng cũng được thực hiện tương tự như dạ dày, tuy nhiên khi nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm từ miệng để thăm khám trực tiếp vào bên trong thực quản. Dạ dày và phần đầu tiên của ruột non.

Phương pháp nào tốt?

Nội soi đại tràng có đau không? Nội soi đại tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được cụ thể qua ưu, nhược điểm của 2 thủ thuật khám nội soi này.

Nội soi đại tràng không gây mê

Ý nghĩa của nội soi
Ý nghĩa của nội soi

Ưu điểm

  • Chi phí thấp hơn nhiều so với nội soi gây mê
  • An toàn, vì không có các tình huống dị ứng thuốc, sốc phản vệ…
  • Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo sau khi nội soi

Nhược điểm

  • Người bệnh có cảm giác khó chịu khi nội soi, đặc biệt là lúc mới đưa máy vào hậu môn.
  • Khi nội soi, khí bơm vào đại tràng qua ống soi khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù bên trong không có phân).
  • Nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì khó chịu đã ngọ nguậy, giật mình, gây khó khăn cho bác sĩ, cũng có thể cọ xát làm tổn thương lòng đại tràng.

Nội soi đại tràng gây mê có đau không?

Nội soi đại tràng gây mê có đau không?
Nội soi đại tràng gây mê có đau không?

Ưu điểm

  • Phương pháp này giải quyết được toàn bộ nhược điểm của nội soi đại tràng không gây mê.
  • Bệnh nhân gây mê không bị kích thích giúp kỹ thuật nội soi đại tràng dễ dàng. Nếu cần áp dụng các thủ thuật khác như: cắt polyp đại tràng qua nội soi. Chẩn đoán ung thư bằng nhuộm màu. Tiêm cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa… Sẽ mang lại kết quả chính xác.

Nhược điểm

  • Chi phí nội soi đại tràng gây mê cao hơn soi tươi
  • Không phải ai cũng có đủ điều kiện (tài chính, sức khỏe…) để áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp chống chỉ định gây mê đã được quy định rõ.
  • Sử dụng thuốc gây mê như “con dao 2 lưỡi”. Bên cạnh tác dụng giảm cảm giác đau, khó chịu, chúng có thể khiến cho người bệnh bị tai biến. Nếu không được làm xét nghiệm kỹ lưỡng trước đó hoặc liều lượng thuốc bị tính toán sai.

Nội soi đại tràng có đau không?

Tính đến thời điểm hiện tại, nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả nhất. Nhằm phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh lý tại ruột già.

Thế nên, khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, cụ thể như thường xuyên đau quặn bụng. Gầy sút cân, tính chất khuôn phân thay đổi… Thì bạn nên đến gặp bác sỹ để được nội soi đại trực tràng càng sớm càng tốt.

Nội Soi đại Tràng Có đau Không
Nội Soi đại Tràng Có đau Không

Nội soi đại tràng có đau không? Câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ thôi nhận được sự quan tâm

Cũng vì là một phương pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi và tâm lý sợ đau của người bệnh. Nên chủ để nội soi đại tràng có đau không là thắc mắc của rất nhiều người.

Đại tràng hãy còn được gọi là ruột già. Khung đại tràng được bắt đầu từ manh tràng, đến đại tràng phải. Đại tràng ngang, đại tràng trái, đại tràng Sigma và trực tràng.

Tại đại tràng có nhiều nếp gấp, khi tiến hành nội soi, ống nội soi sẽ đi qua các nếp gấp này và bạn sẽ cảm thấy đau nhói và khó chịu.

Nội soi đại tràng có đau không? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời đúng nhất

Tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người mà mức độ đau có sự khác biệt

  • Thêm vào đó, nếu khu vực đại tràng xảy ra tình trạng viêm nhiễm nặng. trong quá trình nội soi sẽ cảm thấy rất đau đớn. Nguyên nhân được xác định là do sự cọ xát của ống nội soi và vị trí tổn thương.
  • Ngược lại đối, với người bệnh không gặp tổn thương tại đại tràng. Người bệnh hợp tác với bác sỹ trong quá trình soi thì họ sẽ cảm thấy bình thường.

Nội soi đại tràng giá bao nhiêu?

Nội Soi đại Tràng Giá Bao Nhiêu
Nội Soi đại Tràng Giá Bao Nhiêu

Chi phí nội soi đại tràng dao động từ 800.000 – 2.000.000. tùy theo từng bệnh viện, phòng khám, phương pháp áp dụng (gây mê hay không gây mê). Ngoài ra, người bệnh có thể phải chi trả thêm khoản thủ tục xét nghiệm, sinh thiết nếu có.

Bên cạnh đó, khi đến khám nội soi tại các bệnh viện đúng tuyến BHYT. Bạn sẽ được hỗ trợ chi phí lên đến 80%. Trong trường hợp trái tuyến, sẽ được hưởng 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.

Nội soi đại tràng ở đâu tốt? Một số bệnh viện uy tín bạn có thể tham khảo khi khám sức khỏe đường tiêu hóa nói chung. Nội soi đại tràng nói riêng như:

  • Bệnh viện Bạch Mai.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM…

Khi nào cần nội soi đại tràng?

Đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu triệu chứng đau đại tràng
Đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu triệu chứng đau đại tràng

Theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp cần thực hiện nội soi đại tràng, có thể kể đến:

  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa: đau bụng dưới âm ỉ. Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đại tiện lúc táo lúc lỏng, phân lẫn máu và chất nhầy.
  • Phát hiện ra những bất thường trong lòng đại trực tràng khi chụp X-quang. Lúc này bệnh nhân cần nội soi để không bỏ sót bất kỳ mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe.
  • Những trường hợp cá nhân hoặc người trong gia đình có tiền sử mắc viêm ruột, polyp, viêm đại tràng. Ung thư đại trực tràng nên thực hiện nội soi để tầm soát và sớm phát hiện ung thư.4

Nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị gì?

Các bác sĩ chuyên khoa tư vấn khuyên bạn 4 bước chuẩn bị nội soi đại tràng:

Chuẩn bị nội soi đại tràng có đau không?

Trước khi nội soi, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm máu cũng như nhận thuốc để làm sạch đại tràng. Do vậy, hãy lên lịch và đặt khám trước để tiết kiệm thời gian. Nếu lựa chọn nội soi đại tràng gây mê, bạn cần bố trí một người đi cùng để đảm bảo an toàn.

Chế độ ăn uống trước khi nội soi

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu
Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu

Để giúp đại tràng sạch hơn, 2-3 ngày trước khi nội soi bạn nên ăn nhẹ nhàng, lựa chọn thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng… bên cạnh đó, cũng nên tránh các thức ăn như: bỏng ngô, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, món ăn giàu chất béo…

Lưu ý trước khi nội soi

Trong trường hợp đang dùng các loại thuốc tây, nên hỏi ý kiến của bác sĩ có cần dừng hay không.

Chuẩn bị trước ngày nội soi

Một ngày trước khi làm nội soi, bạn không nên ăn những thực phẩm cứng, rắn. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước lọc, tránh xa những dạng nước màu xanh, đỏ, tím… hai giờ trước khi làm thủ thuật, bạn không nên ăn và uống bất kỳ thứ gì.

Làm sạch ruột. Nội soi đại tràng có đau không?

Làm sạch ruột. Nội soi đại tràng có đau không?
Làm sạch ruột. Nội soi đại tràng có đau không?

Đêm trước khi nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc nhuận tràng mạnh để làm sạch đường tiêu hóa. Mỗi cơ sở y tế sẽ thực hiện phương pháp khác nhau, người bệnh có thể uống thuốc xổ để nội soi đại tràng hoặc thụt nước kết hợp thuốc thông qua đường hậu môn.

  • Nếu sử dụng thuốc xổ fortran: buổi chiều trước hôm nội soi bạn uống 3 gói fortran pha với 3 lít nước.
  • Nếu sử dụng fleet phospho-soda: pha thuốc với 300ml nước và uống. Sau 3 giờ, tiếp tục uống thêm 3 lít nước.
  • Kể từ khi uống thuốc xổ đại tràng cho tới lúc tiến hành nội soi, người bệnh sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn. Có thể uống nước đường nếu cảm thấy đói bụng. Do tác dụng của thuốc, bạn sẽ phải đi đại tiện nhiều lần.

Để được hướng dẫn chi tiết về cách làm sạch ruột, bạn nên liên hệ tới nơi thực hiện thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?

  • Cháo loãng. Khoảng 2 tiếng sau khi nội soi, người bệnh cần được bổ sung các loại cháo dễ tiêu hóa. Đặc biệt, phải được ăn nguội, vì nóng có thể gây tổn thương đại tràng.
  • Trứng gà. Trong trứng gà có thành phần vitamin A, D, E giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Bạn nên ăn sau khi nội soi đại tràng vài ngày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
  • Trái cây. Bổ sung hàm lượng vitamin trong trái cây tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi, trong trái cây còn chứa chất chống oxy hóa và axit folic. Dưỡng chất tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tim mạch và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chọn những loại quả có tính chua.

Thực phẩm không nên sau khi nội soi?.

Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng

Song song với việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên hạn chế các thức ăn sau đây:

  • Đồ ăn cay, nóng. chúng vốn dĩ đã không tốt cho đại tràng và dạ dày. Đặc biệt, sau khi nội soi ít nhiều đại tràng đã bị tổn thương nhẹ. Nếu cố tình nạp thực phẩm này có thể gây kích thích, khiến niêm mạc đại tràng dễ bị hư tổn.
  • Trứng gà. Nội soi đại tràng nên ăn trứng gà
  • Thực phẩm lạnh. Tuyệt đối không được ăn những đồ lạnh như: kem, nước đá, đồ ăn trực tiếp trong tủ lạnh.
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ (gà rán, pizza, thực phẩm chiên xào…). Khi mắc các bệnh về đại tràng và đường tiêu hóa. Sử dụng đồ ăn này có thể dẫn đến các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu…
  • Các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê…). Là những thực phẩm được đưa vào danh sách đen của người mắc bệnh đại tràng, kể cả trường hợp mới nội soi.

Trên đây là một số kiến thức trả lời cho câu hỏi nội soi đại tràng có đau không. Hy vọng sẽ có thêm nhiều kiến thức cho các bạn trong quá trình điều trị bệnh đại tràng. Chúc các bạn luôn luôn thật nhiều sức khỏe.