Nội soi đại tràng là gì? Có đau không? Giá bao nhiêu? Chi tiết 2020

Một trong những phương pháp chính xác nhất về bệnh đại tràng là nội soi đại tràng. Nhưng nội soi có đau không? Gía bao nhiêu? Tất cả sẽ có tại bài viết này

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là một kiểm tra được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. Phương pháp này giúp chẩn đoán được các bệnh đại tràng cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi tiêu hóa hay nội soi đại tràng là kỹ thuật y học dùng để chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị bệnh lý đại trực tràng, là phương pháp tin cậy nhất chẩn đoán polyp, ung thư đại trực tràng, viêm đại tràng co thắt.

Khi nội soi, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi dây mềm đưa vào bên trong đại tràng. Ở đầu ống soi có gắn camera để quan sát rõ ràng bên trong niêm mạc đại tràng. Phát hiện những tổn thương, bất thường như viêm đại tràng, polyp, khối u…

Từ đó có hướng xử lý hiệu quả, đúng đắn.

Ý nghĩa nội soi đại tràng

Nội soi được xem là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hữu hiệu được các bác sĩ, chuyên gia khuyên  thực hiện.

Theo đề xuất của Hội Ung thư Mỹ, Hội tiêu hóa Mỹ. Nội soi tầm soát bắt đầu từ tuổi 40 – 45 và lặp lại sau 5 năm (với điều kiện nội soi lần trước hoàn toàn bình thường).

Ý nghĩa của nội soi
Ý nghĩa của nội soi

• Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng sau cũng cần được nội soi định kỳ để tầm soát bệnh sớm

• Từng bị ung thư đại tràng, có nguy có tái phát cao

• Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư buồng trứng, cổ tử cung hoặc tuyến vú có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng, cần nội soi tầm soát sớm

• Trong gia đình có người mắc bệnh polyp có tính chất gia đình, ung thư đại trực tràng

• Viêm loét đại tràng, viêm ruột mãn tính cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao

• Trên 40 tuổi hút nhiều thuốc lá và uống rượu.

Các phương pháp nội soi đại tràng hiện nay

Hiện nay với thế hệ máy nội soi hiện đại bao gồm:

Nội soi phóng đại kết hợp với dải tần ánh sáng hẹp.

Bác sĩ có thể phát hiện vùng niêm mạc lành và ung thư rõ nét hơn. Qua đó giúp cho sinh thiết hiệu quả, chính xác vào vùng có tế bào ung thư.

Quá trình nội soi đại tràng chẩn đoán diễn ra từ 15 đến 30 phút. Người bệnh nội soi được gây mê và có thể xuất viện ngay sau khi nội soi 1 – 2h.

Nội soi Narrow Band Imaging – NBI
Nội soi Narrow Band Imaging – NBI

Nội soi nhuộm màu

Cho phép phát hiện những tổn thương nhỏ kể cả các tổn thương nhỏ 2 mm …

Khi phát hiện các bất thường, bác sĩ có thể tiến hành các can thiệp. Bao gồm: Sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm, chẩn đoán chính xác ung thư. Qua nội soi các bác sĩ có thể can thiệp cắt polyp để tránh polyp chảy máu, ung thư hóa.

Nội soi nhuộm màu Chromoendoscopy
Nội soi nhuộm màu Chromoendoscopy

Quá trình nội soi đại tràng chẩn đoán diễn ra trong 20 phút. Người bệnh nội soi được gây mê và có thể xuất viện ngay sau khi nội soi 1 – 2h.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể nội soi đại tràng không gây mê tức là người bệnh tỉnh táo hoàn toàn trong quá trình nội soi. Người bệnh có thể cảm giác tức nặng bụng dưới hoặc đau nhẹ tùy theo cảm giác từng người.

Nội soi viên nang (Capsule endoscopy)

Có thể giúp chẩn đoán bệnh lý ở đại tràng. Người bệnh nuốt một camera nhỏ. Camera sẽ quan sát toàn bộ ống tiêu hóa và ghi lại thông tin.

Thời gian để quan sát toàn bộ ống tiêu hóa mất từ 6 – 10 giờ.

Nội soi viêm nang Capsuleendoscope
Nội soi viêm nang Capsuleendoscope

Ưu điểm

Chỉ phải nuốt một camera như nuốt một viên thuốc, quan sát toàn bộ ống tiêu hóa

Nhược điểm

  • Không lấy mẫu bệnh phẩm sinh thiết khi có tổn thương.
  • Đây cũng là nội soi thụ động phụ thuộc vào nhu động ống tiêu hóa. Đánh giá ở dạ dày và đại tràng sẽ hạn chế vì có góc khuất mà camera không nhìn thấy.

 Những ai cần thực hiện nội soi tiêu hóa?

Nội soi tiêu hóa cần được thực hiện để chẩn đoán bệnh.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn hoặc nôn sau ăn; sụt cân mà không rõ nguyên nhân. ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chán ăn, rối loạn đại tiện; nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen.

Những ai cần nội soi tiêu hóa
Những ai cần nội soi tiêu hóa

Bên cạnh đó, nội soi tiêu hóa cũng được sử dụng để tầm soát ung thư, tiền ung thư, nhằm phát hiện sớm các bất thường có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Nội soi tiêu hóa được sử dụng để tầm soát ung thư, tiền ung thư

Nội soi đại tràng có đau không?

Nội soi đại tràng có đau không
Nội soi đại tràng có đau không

Sự ưu việt của nội soi tiêu hóa là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho bệnh nhân, khiến nhiều bệnh nhân hợp tác không tốt.

Khó khăn cho bác sĩ thực hiện kỹ thuật, hoặc thậm chí người bệnh từ chối thực hiện kỹ thuật, bỏ lỡ cơ hội phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Ưu nhược điểm của các phương pháp nội soi

Có rất nhiều phương pháp nội soi bạn có thể thực hiện và so sánh để lựa chọn. Câu trả lời sẽ được cụ thể qua ưu, nhược điểm của 2 thủ thuật khám nội soi này.

Nội soi đại tràng không gây mê

Ưu điểm

• Chi phí thấp hơn nhiều so với nội soi gây mê

• An toàn, vì không có các tình huống dị ứng thuốc, sốc phản vệ…

• Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo sau khi nội soi

Viêm bên trái phần đại tràng
Viêm bên trái phần đại tràng

Nhược điểm

• Người bệnh có cảm giác khó chịu khi nội soi, đặc biệt là lúc mới đưa máy vào hậu môn.

• Khi nội soi, khí bơm vào đại tràng qua ống soi khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù bên trong không có phân).

• Nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì khó chịu đã ngọ nguậy, giật mình, gây khó khăn cho bác sĩ, cũng có thể cọ xát làm tổn thương lòng đại tràng.

Nội soi đại tràng gây mê

Ưu điểm

• Phương pháp này giải quyết được toàn bộ nhược điểm của nội soi không gây mê.

• Bệnh nhân gây mê không bị kích thích giúp kỹ thuật nội soi  dễ dàng. Nếu cần áp dụng các thủ thuật khác như: cắt polyp đại tràng qua nội soi, chẩn đoán ung thư bằng nhuộm màu, tiêm cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa… sẽ mang lại kết quả chính xác.

Nội soi gây mê
Nội soi gây mê

Nhược điểm

• Chi phí nội soi đại tràng gây mê cao hơn soi tươi

• Không phải ai cũng có đủ điều kiện (tài chính, sức khỏe…) để áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp chống chỉ định gây mê đã được quy định rõ.

• Sử dụng thuốc gây mê như “con dao 2 lưỡi”. Bên cạnh tác dụng giảm cảm giác đau và khó chịu, chúng có thể khiến cho người bệnh bị tai biến nếu không được làm xét nghiệm kỹ lưỡng trước đó hoặc liều lượng thuốc bị

Nội soi ở đâu tốt ? Gía bao nhiêu?

Chi phí nội soi

Chi phí nội soi dao động từ 800.000 – 2.000.000, tùy theo từng bệnh viện, phòng khám, phương pháp áp dụng (gây mê hay không gây mê). Ngoài ra, người bệnh có thể phải chi trả thêm khoản thủ tục xét nghiệm, sinh thiết nếu có.

Bảng giá nội soi tại một bệnh viện
Bảng giá nội soi tại một bệnh viện

Bên cạnh đó, khi đến khám nội soi tại các bệnh viện đúng tuyến BHYT, bạn sẽ được hỗ trợ chi phí lên đến 80%. Trong trường hợp trái tuyến, sẽ được hưởng 40% tổng chi phí khám chữa bệnh.

Nội soi đại tràng ở đâu tốt?

Một số bệnh viện uy tín bạn có thể tham khảo khi khám sức khỏe đường tiêu hóa nói chung và nội soi đại tràng nói riêng.
Trung tâm nội soi
Trung tâm nội soi ở bệnh viện đại học Y cũng là một địa chỉ uy tín nên tham khảo
Bao gồm

• Bệnh viện Bạch Mai

• Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

• Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

• Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

• Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM

Nên làm gì trước khi nội soi đại tràng?

Một vài điều lưu ý trước khi thực hiện nội soi đại tràng như sau:

Bước 1: Lên lịch và chuẩn bị

• Trước khi nội soi, bạn cần phải làm xét nghiệm máu, nhận thuốc để làm sạch đại tràng tại nhà.

• Do vậy, hãy lên lịch và đặt khám trước để tiết kiệm thời gian.

• Hiện nay, có 2 loại nội soi để bạn chọn lựa. Nội soi không đau gây mê, và nội soi không gây mê.

• Nếu chọn lựa nội soi gây mê, bạn cần một người đi cùng để đưa về sau khi thực hiện.

Thăm khám trước khi nội soi
Thăm khám trước khi nội soi

Bước 2: Điều chỉnh chế độ ăn uống trước nội soi

• Để giúp đại tràng sạch hơn, 3-4 ngày trước nội soi.

• Nên ăn nhẹ, và dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Ví dụ: bánh mỳ, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng.

• Cần tránh những thực phẩm như: Bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, bông cải xanh.

• Đồng thời, bạn cũng không nên dùng vitamin hoặc các chất bổ sung khác.

• Trong trường hợp đang dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần dừng lại hay không.

Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi
Điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi

Bước 3: Chuẩn bị trước ngày nội soi

• Một ngày trước khi làm thủ thuật, bạn không nên ăn những thực phẩm cứng, rắn.

• Thay vào đó, bạn cần uống nhiều nước.

• Tránh xa các loại nước có màu xanh, đỏ, tím. Những loại thực phẩm có màu khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng.

• Hai giờ trước khi làm thủ thuật, bạn không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Sữa ấm là sản phẩm tốt
Sữa ấm là sản phẩm tốt

Bước 4: Làm sạch ruột

Để được hướng dẫn chi tiết nhất về cách làm sạch ruột. Nên liên hệ với bệnh viện nơi mình thăm khám để các bác sĩ tư vấn.

• Quá trình thanh lọc có thể kéo dài cho tới khi bạn tới bệnh viện.

• Nếu quá lo lắng, có thể sử dụng thêm bỉm dành cho người lớn và mang thêm thêm quần áo.

• Việc chuẩn bị để nội soi đại tràng có thể gây nhiều bất tiện. Nhưng bạn nên nhớ rằng: đây là một bước khám thông minh để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

• Bạn càng chuẩn bị tốt, bác sĩ càng quan sát được rõ ràng và quá trình nội soi sẽ nhanh hơn.

Lời khuyên sau khi nội soi

Nội soi khiến cho người bệnh dễ mất sức vì phải trải qua thời gian nhịn ăn khá lâu. Ngoài ra, hầu hết các trường hợp có thể bị nhiễm khuẩn huyết, chướng bụng, đầy hơi. Vì thế, sau khi hồi phục, bệnh nhân phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tốt cho đường tiêu hóa.

Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?

Cháo loãng

Khoảng 2 tiếng sau khi nội soi, người bệnh cần được bổ sung các loại cháo dễ tiêu hóa. Đặc biệt, phải được ăn nguội, vì nóng có thể gây tổn thương đại tràng.

Thức ăn mềm là lựa chọn tối ưu
Thức ăn mềm là lựa chọn tối ưu

Trứng gà

Trong trứng gà có thành phần vitamin A, D, E giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Bạn nên ăn sau khi nội soi đại tràng vài ngày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

Trứng gà là thực phẩm nên ăn
Trứng gà là thực phẩm nên ăn

Trái cây

Bổ sung hàm lượng vitamin trong trái cây tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi, trong trái cây còn chứa chất chống oxy hóa và axit folic – dưỡng chất tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tim mạch và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chọn những loại quả có tính chua.

Thực phẩm không nên ăn sau khi nội soi đại tràng?

Song song với việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên hạn chế các thức ăn sau đây:

Đồ ăn cay, nóng

Chúng vốn dĩ đã không tốt cho đại tràng và dạ dày. Đặc biệt, sau khi nội soi ít nhiều đại tràng đã bị tổn thương nhẹ. Nếu cố tình nạp thực phẩm này có thể gây kích thích, khiến niêm mạc đại tràng dễ bị hư tổn.

Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm lạnh

Tuyệt đối không được ăn những đồ lạnh như: kem, nước đá, đồ ăn trực tiếp trong tủ lạnh.

Thực phẩm đông lạnh không tốt sau khi nội soi tiêu hóa
Thực phẩm đông lạnh không tốt sau khi nội soi tiêu hóa

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Ví dụ : gà rán, pizza, thực phẩm chiên xào…

Khi mắc các bệnh đại tràng và đường tiêu hóa, sử dụng đồ ăn này có thể dẫn đến các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu…

Các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê…): là những thực phẩm được đưa vào danh sách đen của người mắc bệnh đại tràng, kể cả trường hợp mới nội soi.

Trên đây là một số lời khuyên và thực tế lưu ý khi thực hiện nội soi tiêu hóa. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm nội soi điều trị bệnh trong cuộc sống.

Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe và thành công!