Rối Loạn Giấc Ngủ: Dấu Hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị [2020]

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh rất phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bài viết sau giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng đang ngày càng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Rối loạn giấc ngủ (có tên tiếng anh là Sleep Disorders) là một rối loạn y học mô hình giấc ngủ của một người. Một số rối loạn giấc ngủ trở nên nghiêm trọng đủ để can thiệp vào hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần, xã hội và tình cảm của người bệnh.

Bệnh đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh

Triệu chứng chung của những người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ đó là gặp vấn đề đối với giấc ngủ. Tuy nhiên, biểu hiện ở mỗi người lại không giống nhau. Thông thường người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ thường có những triệu chứng sau:

  • Mất ngủ: là tình trạng gặp vấn đề với số lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi.
  • Ngủ nhiều: trái ngược với biểu hiện mất ngủ, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Cận giấc ngủ: triệu chứng này ít gặp hơn các triệu chứng khác. Thường xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc cận thời điểm giữa thức và ngủ. Biểu hiện của cận giấc ngủ bao gồm: gặp ác mộng, miên hành, rối loạn hoảng sợ và một số rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.
  • Rối loạn thời gian giấc ngủ: người bệnh không thể ngủ vào lúc họ muốn, trong khi vẫn có thể ngủ ở thời điểm khác. Mặt khác, họ lại cảm thấy buồn ngủ vào những lúc cần tỉnh táo.

Lưu ý: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám và điều trị ngay.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên.
  • Ác mộng hay làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Bạn sợ phải đi ngủ.
  • Ác mộng ảnh hưởng đến hành vi lúc ban ngày.
  • Ngủ quá nhiều so với mức bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân gây ra
  • Yếu tố bên ngoài: Căng thẳng trong công việc hoặc tài chính; Xung đột với người xung quanh; gặp sự cố lớn trong cuộc sống; Mệt mỏi do công việc hoặc làm việc theo ca kíp.
  • Mắc những bệnh lý nội khoa.
  • Tâm thần kinh: Rối loạn tính cách; Rối loạn lo âu; Hội chứng cai thuốc, rượu.
  • Mất ngủ do sử dụng một số thuốc như thuốc chống động kinh; hạ huyết áp nhóm ức chế giao cảm; lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.
  • Một số rối loạn khác: một số tình trạng sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm lý cũng như các rối loạn giấc ngủ khác có thể kéo theo ác mộng.

Nguy cơ mắc phải

Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tuổi, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn.

Có đến 50% trẻ nhỏ gặp những cơn ác mộng nghiêm trọng làm bố mẹ phải thức giấc và 50 – 85% người trưởng thành thường xuyên gặp ác mộng. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Các dạng rối loạn giấc ngủ khác;
  • Một số tình trạng sức khỏe;
  • Sử dụng thuốc;
  • Rối loạn sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo âu hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương;
  • Lạm dụng chất gây nghiện.

Tác hại của bệnh

rối loạn giấc ngủ
Tác hại của bệnh

Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đến cho người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ khiến cho chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, người bệnh sẽ có thấy mệt mỏi, khó ngủ tinh thần kém minh mẫn và không tập trung vào các công việc khác được. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy như học tập sa sút, làm việc kém hiệu quả,…

Bệnh kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh lý tâm thần như: bệnh trầm cảm, bệnh hoang tưởng, bệnh rối loạn lo âu,… cũng như những bệnh tật khác do sức khỏe suy yếu.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, đồng thời thu thập những thông tin về triệu chứng cũng như lịch sử y tế của người bệnh. Một số thử nghiệm khác nhau cũng có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Polysomnography (PSG): Đây là một thử nghiệm được thực hiện khi bạn hoàn toàn ngủ. PSG sẽ đánh giá nồng độ oxy, chuyển động cơ thể cũng như sóng não nhằm xác định cơ chế mà chúng phá vỡ giấc ngủ.
  • Điện nào đồ: Đây là một xét nghiệm đánh giá hoạt động điện trong não. Mục đích nhằm phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào có liên quan đến hoạt động này.
  • Xét nghiệm máu di truyền: Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ.

Cách điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ

Vấn đề điều trị rối loạn giấc ngủ có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, việc điều trị thường là một sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và phương pháp điều trị y tế.

Thay đổi lối sống

Những điều chỉnh phù hợp trong lối sống có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Nhất là khi có sự kết hợp cùng với các phương pháp điều trị y khoa.

rối loạn giấc ngủ
Không nên uống cà phê vào buổi chiều hay buổi tối, nhất là khi đang gặp vấn đề về giấc ngủ

Bạn nên chú ý đến một số biện pháp sau đây:

  • Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn, bổ sung thêm rau xanh và cá vào chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ làm giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Thiết lập và luôn tuân thủ lịch trình về thời gian đi ngủ cũng như thức dậy.
  • Hạn chế sử dụng caffeine , đặc biệt nhất là vào cuối buổi chiều và buổi tối.
  • Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ.
  • Giảm uống rượu bia và sử dụng thuốc lá.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử cận kề giờ ngủ.

Điều trị y tế

rối loạn giấc ngủ
Điều trị y tế

Phương pháp điều trị y tế cho tình trạng bệnh thường là:

  • Sử dụng thuốc ngủ
  • Bổ sung Melatonin
  • Thuốc cảm và thuốc chống dị ứng
  • Thiết bị thở hỗ trợ trường hợp ngưng thở khi ngủ
  • Một bảo vệ nha khoa
  • Thuốc điều trị cho bất cứ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào

Lưu ý: Các loại thuốc sử dụng điều trị rối loạn giấc ngủ cần được dùng theo chỉ định bác sĩ. Đảm bảo uống đúng liều lượng và tần suất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch sử dụng thuốc trong trường hợp bác sĩ chưa cho phép.

Phòng chống bệnh

rối loạn giấc ngủ
Phòng chống bệnh

Một số biện pháp để phòng tránh bệnh như:

  • Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ như điện thoại, bộ phát wifi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt và các vitamin, khoáng chất trong các bữa ăn.
  • Vệ sinh giường chiếu và trang bị giường chiếu thoải mái để có thể ngủ ngon giấc.
  • Tạo giờ ngủ nghỉ cố định cho bản thân.
  • Sử dụng đèn ngủ có độ sáng thích hợp.