Sưng Nướu Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị [Mới Nhất 2020]

Nướu răng bị sưng có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm nướu, nhiễm trùng nướu, thiếu vitamin… Vậy nguyên nhân sưng nướu răng và cách điều trị hiệu quả là gì?

Sưng nướu răng là gì?

sưng nướu răng
Hình ảnh sưng nướu răng

Bệnh nướu răng là tình trạng nướu bị sưng phồng, gây đau nhức, nổi hạch là nơi tích tụ vi khuẩn có thể chuyển biến sang viêm nha chu nếu không chữa trị sớm.

Sưng nướu là một bệnh không phá hủy gây ra tình trạng sưng của nướu . Dạng sưng nướu phổ biến nhất và là dạng phổ biến nhất của bệnh nha chu nói chung, là phản ứng với màng sinh học vi khuẩn (còn gọi là mảng bám) được gắn vào bề mặt răng, được gọi là viêm nướu do mảng bám. Hầu hết các dạng sưng nướu là do mảng bám.

Sưng nướu có thể đảo ngược với vệ sinh răng miệng tốt; tuy nhiên, nếu không điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, trong đó tình trạng sưng nướu dẫn đến phá hủy mô và tái hấp thu xương quanh răng. Viêm nha chu cuối cùng có thể dẫn đến mất răng .

Nguyên nhân gây sưng nướu răng

Sưng nướu răng do viêm nướu

Nướu răng bị sưng
Nướu răng bị sưng, xung quanh có nhiều mảng bám

Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nướu răng bị sưng. Bệnh này có thể khiến nướu bị kích ứng và sưng lên nhưng các triệu chứng có thể khá nhẹ nên thường ít được chú ý điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn không xử lý tình trạng viêm nướu sớm, bệnh này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu hay rụng răng.

Viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đủ sạch khiến mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Mảng bám là một màng gồm vi khuẩn và thức ăn trên bám răng. Mảng bám không được làm sạch trong vài ngày sẽ cứng lại và trở thành cao răng.

Do mang thai

Tình trạng nướu răng bị sưng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ khi mức độ các hormone trong cơ thể bạn thay đổi khá nhiều. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi hormone cũng có thể giảm khả năng chống vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nướu.

Nướu răng bị sưng do suy dinh dưỡng

Bạn có thể bị sưng nướu răng nếu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe răng miệng. Nếu mức vitamin C quá thấp, bạn có thể bị bệnh Scorbut. Ngoài sưng nướu răng, bệnh Scorbut còn có một số dấu hiệu bạn nên chú ý như:

  • Dễ bị bầm tím
  • Dễ cáu kỉnh và buồn rầu
  • Đau khớp hoặc đau chân nặng
  • Luôn cảm thấy rất yếu và mệt mỏi
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, đặc biệt là ở cẳng chân

Sưng nướu răng do nhiễm trùng

Nhiễm trùng nướu răng
Nhiễm trùng nướu răng

Một số tình trạng nhiễm nấm và virus có thể kể đến là:

  • Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, từ đó dẫn đến sưng nướu răng.
  • Nấm miệng: Nấm men trong miệng nếu phát triển quá nhiều cũng có thể gây bệnh nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi hay tưa lưỡi.
  • Sâu răng: Những răng đã sâu nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng và sưng nướu răng.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn là:

  • Răng giả gây kích ứng nướu
  • Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ
  • Mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường
  • Dùng kem đánh răng hay nước súc miệng có chất gây kích ứng

Các dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng

sưng nướu răng
Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng
  • Vùng nướu bị sưng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.
  • Đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu khi chải răng, nhai đồ ăn, ăn thực phẩm có vị cay, mặn…
  • Chân răng trông dài hơn do tình trạng tụt lợi.
  • Nướu răng bị sưng và có mủ thường kèm theo hôi miệng.
  • Tình trạng viêm lâu ngày sẽ gây hở nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, khiến nướu răng bị sưng có mủ trầm trọng hơn.
  • Ở một số trường hợp, nướu bị sưng có mủ có thể đi kèm với sốt, mất ngủ, chán ăn…

Đối tượng nguy cơ bệnh Sưng nướu

sưng nướu răng
Đối tượng nguy cơ bệnh Sưng nướu

Sưng nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ bị viêm nướu nhiều hơn là:

  • Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém
  • Người hút thuốc lá, bia rượu
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém 

Cách trị sưng nướu răng

Khi phát hiện nướu răng bị sưng, bạn có thể áp dụng một số cách trị sưng nướu răng tại nhà hoặc đến gặp nha sĩ nếu tình trạng nặng hơn.

Điều trị nướu răng tại nhà

  • Đánh răng cũng như dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng và nướu nhẹ nhàng. Răng và nướu khi được làm sạch sẽ bớt đau và sưng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
  • Uống nhiều nước vì nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt có chức năng làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng như nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có cồn và thuốc lá.
  • Bạn có thể đắp gạc lạnh lên má ở vùng nướu sưng để giúp giảm sưng nướu răng. Sau đó nếu nướu bị đau, bạn có thể đắp gạc nóng.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.

Áp dụng các thủ thuật y tế

sưng nướu răng
Áp dụng các thủ thuật y tế

Nha sĩ sẽ hỏi bạn về thời điểm và tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Bạn cũng nên cho nha sĩ biết mình có đang mang thai hay có thay đổi chế độ ăn uống gần đây không. Sau khi có đầy đủ thông tin, nha sĩ có thể sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu nếu cần thiết.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng nướu răng, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng giúp ngăn ngừa viêm nướu và giảm mảng bám. Họ cũng có thể khuyên dùng một nhãn hiệu kem đánh răng cụ thể để giúp bạn cải thiện tình trạng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần dùng kháng sinh.

Một lựa chọn điều trị phổ biến khác là cạo cao răng và làm sạch sâu chân răng. Nha sĩ sẽ làm sạch mảng bám và cao răng để phần nướu khỏe có thể phục hồi. Nếu bị viêm nướu nặng, bạn có thể cần phẫu thuật.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Sử dụng nước ép bưởi

Tác dụng Nước ép bưởi
Nước ép bưởi

Nước ép bưởi có chất sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt có nhiều vitamin C cho cơ thể và tăng sức đề kháng.

Lô hội

Tác dụng lô hội
Lô hội điều trị sưng nướu răng rất hiệu quả

Hay còn gọi là nha đam, có tác dụng rất tốt với viêm nướu răng, trị đau răng. Để điều trị hiệu quả, bạn lấy một ít lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng bị viêm hoặc uống nước ép lô hội vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa đẩy lùi các loại bệnh về răng miệng.

Chanh

Tác dụng chanh
Chanh điều trị nướu răng rất hiệu quả

Nếu là người yêu thích vị chua, bạn hãy thử uống nước ép chanh với đặc tính kháng viêm cao, sẽ đem đến cho bạn một hàm răng trắng sáng.

Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ, sau đó bạn thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi súc miệng bằng nước.

Túi trà

Tác dụng của Túi trà
Túi trà điều trị rất hiệu quả

Lượng axit tannic trong túi trà đã qua sử dụng có thể giảm viêm nướu rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn để nguội một chút. Đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Phòng ngừa bệnh Viêm nướu

sưng nướu răng
Biện pháp phòng ngừa viêm nướu lợi

Biện pháp phòng ngừa tích cực nhất của bệnh viêm nướu là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng làm sạch cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ
  • Khuyến khích sử dụng chỉ nha kho để làm sạch các mảng bám thức ăn trên kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì dễ gây tổn thương lợi
  • Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp chữa bệnh
  • Ngoài ra còn cần có một chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, không làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh viêm nướu răng. Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết đến các bạn để có thể phòng ngừa các bệnh về răng miệng đúng cách hơn, có một hàm răng khỏe mạnh.