Thoái Hóa Đốt Sống Cổ – 60% Dân Số Mắc Phải. Nguyên Nhân Do Đâu?

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh “dễ mắc phải nhưng khó điều trị”. Thoái hóa gây đau đớn cho những người mắc phải. Nguyên nhân do đâu?

60% dân số tại VIệt Nam mắc bệnh thoái hóa đốt vùng cổ
60% dân số tại VIệt Nam mắc bệnh thoái hóa đốt vùng cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (THĐSC) hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống . Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học: đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống. Đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Theo y khoa chuẩn đoán bệnh xương khớp này là gì?
Theo y khoa chuẩn đoán bệnh xương khớp này là gì?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến. Tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Bao gồm cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Bản thân một con người sinh ra và lớn lên thường có những thói quen tích cực và thói quen tiêu cực..

Những vận động sai tư thế hay sinh hoạt hàng ngày đều tích tụ dần dần. Lâu ngày khiến cho cơ thể trở nên thành căn bệnh khó chữa đến khốn khổ.

Do những tác động bên ngoài

Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Làm việ lâu dài không đúng tư thế khiến cho phần cổ lâu ngày bị bệnh
Làm việc lâu dài không đúng tư thế khiến cho phần cổ lâu ngày bị bệnh

Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu. Đây cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, gai cột sống.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng. Hoặc thói quen sinh hoạt kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá..

Nguyên nhân do những tác động bên trong

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa.

Những thay đổi do nguyên nhân bên trong có thể bao gồm:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống .
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố.  Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xơ hóa dây chằng . Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa vùng cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng xuất hiện khi bạn đang chớm vào giai đoạn đầu tiên và tiếp sang giai đoạn nặng hơn. Những dấu hiệu của bệnh thể hiện ở những cơn đau tăng lên khi vận động, giảm lúc nghỉ ngơi.

Sau đó lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), lan sang cả nhức đầu, làm hạn chế vận động. Tuy nhiên ngoài các cơn đau cấp tính ở các giai đoạn, các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn thể hiện ở một số biểu hiện sau:

Đau cột sống cổ mãn tính

Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau kéo dài sau lần đau cổ cấp tính đầu tiên. Tỷ lệ kéo dài là 30% sau 1 năm. 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm, càng đến độ tuổi lão hóa người ta càng cảm nhận rõ.

Những triệu chứng thoái hóa đốt sống phần cổ
Những triệu chứng của bệnh bạn nhất định không thể bỏ qua

Hạn chế vận động

Đại đa số những người bị thoái hóa đốt sống cổ đều gặp khó khăn, đau nhức trong các tất cả hoạt động vùng cổ như: xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu

Dấu hiệu Lhermitte gây ra bởi thoái hóa đốt sống cổ

Được biết tới là triệu chứng đa xơ cứng, hiện tượng thợ cắt tóc ở những người bị thoái hóa vùng cổ. Cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân.

Tổn thương ngoài cổ

Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ ở các đốt sống C1, C2, C3, C4 sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…

Biến dạng đốt sống cổ

Biến dạng đốt sống cổ
Hình ảnh cho thấy thoái hóa làm biến dạng đốt sống cổ

Hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển hoạt động được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau. Cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa cột sống cổ

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ dựa vào thăm khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng sau:

Khám lâm sàng phát hiện thoái hóa đốt sống cổ

  • Kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ
  • Kiểm tra các phản xạ và sức cơ ở hai tay để phát hiện các tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.
    Thăm khám tại bệnh viện
    Thăm khám tại bệnh viện

Chỉ định các xét nghiệm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho chẩn đoán cũng như điều trị. Có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • X-quang cột sống cổ: X-quang có thể cho thấy những bất thường, chẳng hạn như gai xương, cầu xương là dấu hiệu trực tiếp của thoái hóa đốt sống cổ. X-quang cổ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn đối với đau cổ và cứng khớp, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp CT. Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là các tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể giúp xác định chính xác nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép.
Xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác nhất
Xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác nhất

Xét nghiệm chức năng thần kinh

Thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định xem các tín hiệu thần kinh có truyền đúng đến các cơ không. Các xét nghiệm chức năng thần kinh bao gồm:

Điện cơ (Electromyography).

  • Thử nghiệm này đo hoạt động điện trong dây thần kinh khi cơ bắp ở tay đang co và khi nghỉ ngơi.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Các điện cực được gắn vào da phía trên dây thần kinh cần nghiên cứu.
  • Sau đó cho một dòng điện nhỏ truyền qua dây thần kinh để đo cường độ và tốc độ của tín hiệu thần kinh.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ tuổi thường làm việc trong văn phòng.

ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ.

Thoái hóa đốt sống có nguy hiểm không
Thoái hóa đốt sống có nguy hiểm không

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Thoái hóa đốt sống cổ có tự khỏi được không?

Như đã nói ở bên trên là một căn bệnh dễ mắc phải nhưng khó điều trị. Việc hình thành bệnh thoái hóa từ thói quen đã rất lâu nên việc tự khỏi rất khó để thực hiện.

thoái hóa đối sống có chữa được không?

  • Theo các bác sỹ chuyên khoa, bệnh thói hóa đốt sống cổ không thể “tự khỏi bệnh
  • Chúng ta cần dựa tới các bài thuốc hiệu quả (đông y, tây y, thuốc nam).
  • Liệu trình thăm khám chuẩn của bác sỹ để tìm ra cách chữa trị bệnh tốt nhất.
  • Nếu một khi bạn có dấu hiệu và biểu hiện của bệnh đã sang giai đoạn nặng.
  • Bạn cần bỏ ngay các phương pháp tự chữa trị tại nhà và thực hiện theo lộ trình điều trị của bác sỹ.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ thế nào?

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.

Điều trị thoái hóa đống sống cổ bằng thuốc Đông Y

Thuốc Đông y rất tốt, giúp cải thiện sức khoẻ, nâng cao thể trạng, đồng thời giúp điều trị bệnh tật. Nhưng chỉ khi nào có bệnh mới dùng thuốc, bệnh gì điều trị bằng thuốc nấy chứ không cắt thuốc uống bừa bãi.

Đã uống thuốc phải tới khám và được tư vấn, bắt mạch cẩn thận, không nhờ người nhà cắt thuốc hộ.

Đặc biệt cần biết rõ nguồn gốc của dược liệu và chỉ nên mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.

Thuốc hỗ trợ điều trị xương khớptrị cốt tán
Thuốc hỗ trợ điều trị xương khớp trị cốt tán

Điều trị bằng thuốc Tây y

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID): Việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong nhóm này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo khác.
  • Corticosteroid: một liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, tiêm Corticosteroid có thể là cần thiết.
  • Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc, như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm sự co cơ từ đó giúp giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh.
thuốc Tây chữa bệnh khá quan trọng
thuốc Tây chữa bệnh khá quan trọng

Điều trị tại nhà bằng các phương pháp tại nhà

Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau đáng kể.

Các bài tập tại nhà là một trong những cách điều trị tại nhà hiệu quả
Các bài tập tại nhà là một trong những cách điều trị tại nhà hiệu quả

Điều trị tại các cơ sở và bệnh viện uy tín

Nếu điều trị bảo tồn thất bại hoặc nếu các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay cần phẫu thuật. Giải phóng chèn ép tạo thêm chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng
Điều trị thoái hóa tại cơ sở bệnh viện uy tín
Điều trị thoái hóa tại cơ sở bệnh viện uy tín

Lời khuyên khi chữa thoái hóa đốt sống cổ

Về chế độ sức khỏe

Khi phát hiện ra mình bị bệnh chúng ta nên điều trị sớm nhất, nhanh nhất theo y học. Để tránh bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, rất khó để điều trị.

Đối với những người chưa mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chúng tôi khuyên rằng bạn nên tạo cho mình những thói quen hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Tránh hình thành những thói quen xấu, lâu ngày tích tụ thành căn bệnh “thoái hóa” khó sửa khó chữa. Lây lan dần sang thành đau khớp gối, đau nhức tay chân, và các đốt sống lưng.

Về chế độ dinh dưỡng.

Người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi,.. Vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra cải thiện quá trình lão hoa rất tốt.

Những thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa

Những thực phẩm tốt cho người mắc vấn đề xương khớp.

Ngoài trái cây và rau củ quả tươi thì cũng nên bổ sung. Những thực phẩm sau để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

  • Các loại nấm và mọc nhĩ
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Đậu nành, đậu tương và các loại hạt đậu khác
  • Vitamin D.

Trên đây sẽ là những kiến thức bạn cần biết khi điều trị bệnh thoái hóa. Hy vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ sung để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!