Thực quản là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng, các bệnh lý thường gặp [2020]

Thực quản là gì, cấu tạo của thực quản như thế nào, các chức năng quan trọng và các bệnh lý thường gặp phải tại thực quản là gì? Xem ngay cách điều trị.

Thực quản là gì?

Thực quản là gì?
Thực quản là gì?

Thực quản (tiếng Anh: Esophagus) là một cơ quan trong cơ thể các loài động vật có xương sống. Thuộc hệ tiêu hóa, gồm một ống cơ đưa thức ăn từ yết hầu vào dạ dày. Ở loài người nó dài khoảng 25 cm và tại chỗ hẹp nhất có đường kính là khoảng 1,5 cm

Cấu tạo bộ phận thực quản

Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày. Bộ phận này dài khoảng 25 – 30cm, dẹt do các thành áp sát vào nhau. Khi có khối thức ăn đang nuốt thì thực quản có hình ống. Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ, bộ phận này nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

Về mặt phẫu thuật, bộ phận này được chia làm 3 đoạn:

  • 1/3 trên. Bắt đầu từ miệng thực quản (cách cung răng trên 14-15cm). Cho tới bờ trên quai động mạch chủ (cách cung răng trên 25cm) đoạn này chỉ dài chừng 10cm.
  • 1/3 giữa. Bắt đầu từ bờ trên quai động mạch chủ cho tới bờ dưới tĩnh mạch phổi dưới. Cách cung răng trên 33cm, đoạn này dài chừng 8cm liên quan tới các mạch máu lớn của tim.
  • 1/3 dưới. Bắt đầu từ bờ dưới tĩnh mạch phổi cho tới tâm vị (cách cung răng trên 40cm), đoạn này dài chừng 7cm.
Cấu Tạo Thực Quản Như Thế Nào
Cấu Tạo Thực Quản Như Thế Nào

Về mặt cấu tạo: Ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc toàn bộ. Dưới lớp mô liên kết thành bộ phận này gồm 3 lớp. Từ ngoài vào trong, cụ thể là:

  • Lớp cơ: gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 dưới là cơ trơn.
  • Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong.
  • Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì mỏng dần. Đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị (cơ thắt thực quản dưới).
  • Lớp dưới niêm mạc: có các mạch máu và thần kinh.
  • Lớp niêm mạc: lót trong lòng thực quản, được cấu tạo bởi lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.

Chức năng

Nuốt

Thực quản là một trong những thành phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa và đường tiêu hóa. Thức ăn đi qua miệng, vào thực quản và cuối cùng là đến dạ dày để quá trình tiêu hóa diễn ra.

Khi nuốt thức ăn, các nắp thanh quản di chuyển, đóng lại để ngăn chặn thực phẩm xâm nhập vào khí quản. Đồng thời, các cơ vòng trên mở ra cho phép thức ăn đi qua. Các cơn co thắt của cơ thực quản sẽ đẩy thức ăn đi dọc theo ống thực quản để vào dạ dày.

Chức năng chính là nuốt và đưa thức ăn xuống dạ dày
Chức năng chính là nuốt và đưa thức ăn xuống dạ dày

Giảm tình trạng trào ngược

Dạ dày sản xuất axit để tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày là một hỗn hợp axit mạnh bao gồm Axit Hydrochloric (HCl). Muối Kali và Natri để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.

Sự co thắt của cơ thắt trên và dưới giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày và axit vào bộ phận này. Điều này góp phần bảo vệ niêm mạc thực quản và ngăn tình trạng ợ chua, ợ nóng, nôn.

Các chứng bệnh thường gặp ở thực quản

Bệnh viêm thực quản

Viêm thực quản
Viêm thực quản

Bệnh viêm thực quản là tình trạng viêm nhiễm. Tổn thương tại niêm mạc thực quản do hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày gây ra. Mức độ viêm thực quản sẽ tùy thuộc vào tần suất và thời gian. Tiếp xúc giữa các chất trào ngược (axit HCl, pepsin, dịch mật,…) với niêm mạc.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Viêm trào ngược
  • Viêm do dị ứng
  • Viêm  do thuốc
  • Viêm thực quản do nhiễm trùng
  • Ợ hơi

Dấu hiệu viêm thực quản

Viêm thực quản dễ nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản, nên bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Đau tức ngực. Xuất hiện các cơn đau quanh khu vực thượng vị, giữa vùng ức gây dấu hiệu khó chịu sau các bữa ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua khi đói.
  • Buồn nôn, tiết nước bọt: Đồ và dịch trào ngược lên thực quản gây dấu hiệu buồn nôn. Để trung hòa lượng axit từ dạ dày cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường.
  • Đau họng. Viêm thực quản trào ngược độ a khiến dây thanh quản bị tác động dẫn đến viêm sưng và đau họng, khàn tiếng.
  • Khó nuốt, đắng miệng. Viêm thực quản khiến cho niêm mạc bị phù nề tổn thương gây cảm giác khó nuốt, đắng miệng khi ăn.

Phương pháp điều trị

Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà sẽ có cách điều trị chuyên biệt. Các loại thuốc điều trị viêm thực quản: thuốc kháng virus, kháng viêm nấm, giảm đau, thuốc ức chế dịch vị dạ dày.

Khi nguyên nhân do dị ứng thức ăn

Bạn phải xác định do loại thức ăn nào và hạn chế ăn chúng. Bạn cũng có thể làm dịu các triệu chứng bằng việc tránh các thức ăn cay, chua và cứng. Nên ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh thuốc lá và rượu, vì chúng làm tăng tình trạng viêm và ức chế hệ miễn dịch.

Khi nguyên nhân do thuốc

Bạn cần uống nhiều nước khi uống thuốc hoặc nên uống thuốc dạng lỏng. Bạn không nên nằm xuống trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc viên.

Trào ngược dạ dày thực quản

bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Mất ngủ kéo dài có thể do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Béo phì là nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là viêm. Là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược.

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn. Trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng và hiếm khi xảy ra khi ngủ.

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày

  • Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc
  • Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở trước xương ức, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng
  • Nếm thấy vị chua
  • Ho hoặc thở khò khè
  • Khàn giọng
  • Viêm họng.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Nguyên nhân cơ bản gây trào ngược dạ dày
Nguyên nhân cơ bản gây trào ngược dạ dày

Sự đóng mở bất thường của cơ vòng dưới sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược. Nguyên nhân gây ra bởi:

  • Thoát vị dạ dày
  • Viêm loét dạ dày
  • Có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.
  • Nguy cơ mắc bệnh: Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản
  • Béo phì
  • Uống rượu hoặc các chất có cồn
  • Thoát vị cơ hoành
  • Mang thai
  • Hút thuốc
  • Khô miệng
  • Hen suyễn
  • Tiểu đường
  • Bệnh mô liên kết.

Người trào ngược nên ăn gì

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo để dễ dàng điều trị trào ngược dạ dày.

Phương pháp điều trị

Để chữa trào ngược dạ dày, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Bạn cũng cần tránh các loại thuốc như thuốc giảm đau vì chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, một số loại thuốc trào ngược dạ dày hay thuốc dạ dày. Cũng có tác dụng giảm axit như thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày, thuốc kháng sinh.

Trong những trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn gặp bác sĩ phẫu thuật. Để thực hiện một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật thắt đáy vị để tăng cường sức mạnh của cơ vòng dưới.

Phòng ngừa trào ngược

Nguyên Tắc Chế độ ăn Của Người Trào Ngược
Nguyên Tắc Chế độ ăn Của Người Trào Ngược

Bạn có thể kiểm soát tốt chứng trào ngược của mình:

  • Có một chế độ ăn hợp lý, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa
  • Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo
  • Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không mặc đồ bó sát
  • Không hút thuốc.

Co thắt thực quản

Suy Cơ Thắt Dưới Thực Quản
Suy Cơ Thắt Dưới Thực Quản

Bệnh co thắt  là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh này được hiểu là những cơn co thắt tại các cơ vùng tại đây. Tùy từng bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau.

Phân loại co thắt thực quản

Co thắt thực quản có 2 dạng phân biệt:

  • Co thắt lan tỏa. Thường xảy ra liên tục, diễn ra thành một đợt kéo dài thường có hiện tượng buồn nôn
  • Co thắt cục bộ. Thường gây ra những cơn co thắt thực quản mạnh tác động tại một khu vực chính của người bệnh. Gây đau tức ngực rất khó chịu và đôi khi bị khó thở.

Nguy cơ gây bệnh

  • Hiện bệnh co thắt chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
  • Mắc bệnh ợ nóng
  • Trào ngược dạ dày
  • Ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc lạnh
  • Tâm lý lo lắng, stress

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh

Bệnh co thắt tại đây có các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì vậy bạn nên cảnh giác khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau ép ngực
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Dấu hiệu có thắt
  • Khi bị co thắt bạn luôn cảm thấy khó nuốt và đau ép ngực

Phương pháp điều trị

  • Ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, nhai kỹ, nuốt chậm có chế độ ăn hợp lý.
  • Điều trị bằng thuốc để mở cơ tâm vị, chống viêm, giảm xuất tiết niêm mạc ,…
  • Rửa sạch để tránh hiện tượng đánh trống ngực và khó thở khi nằm.
  • Nong và thông
  • Phẫu thuật cắt cơ
  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Tiêm botox
  • Biến chứng có thể gặp về sau

Bệnh thường có diễn biến chậm trong thời gian dài hoặc thành từng đợt. Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hoặc ngạt thở do bị trào ngược thức ăn vào khí quản. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể bị chết do suy dinh dưỡng.

Ngoài ra bệnh còn có thể gây ra những biến chứng khác: viêm loét , sẹo xơ, chèn ép khí quản, tĩnh mạch, tim, viêm phổi, áp xe phổi, ung thư hóa,..

Nghẽn dị vật

Nghẽn Dị Vật Trong Thực Quản
Nghẽn Dị Vật Trong Thực Quản

Nguyên nhân nghẽn dị vật

  • Trẻ nhỏ thường hay nuốt những vật như: cúc áo, quần, đồng xu, chìa khoá và các vật nhỏ khác v.v…
  • Người lớn thường mắc ở thực quản những răng giả. Xương gà, xương cá, xương bò, lợn hoặc những miếng thịt to chưa được nhai kỹ v.v…
  • Những người bị điên dại có thể nuốt cả một cái thìa, một con dao con và các vật khác v. v…

Triệu chứng nghẽn dị vật

Những dị vật thường bị mắc và dừng lại ở những chỗ hẹp tự nhiên. Nếu là vật nhẵn thì thường gây loét nông trên niêm mạc. Vật sắc có thể làm thủng, có thể gây áp xe thực quản, viêm trung thất và tràn mủ trung thất.

Tuỳ theo kích thước và bề mặt (sắc hay nhẵn) của dị vật và vị trí bị tắc mà có các triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng thường gặp là:

  • Có cảm giác vướng và bị chèn.
  • Khó nuốt và đau khi nuốt nước bọt. Những dị vật sắc và có cạnh gây ra cảm giác đau như dao đâm trong ngực.
  • Khi dị vật gây biến chứng thì triệu chứng phụ thuộc vào những biến chứng ở trung thất (viêm trung thất) hay màng phổi (viêm màng phổi) v.v…

Phương pháp điều trị

  • Soi thực quản và gắp dị tật.
  • Rất hiếm khi phải mở để lấy dị vật. Chỉ mổ khi có biến chứng, khi dị vật mắc ở vùng tâm vị thì mở dạ dày để lấy dị vật.

Ung thư thực quản

Ung Thư Thực Quản
Ung Thư Thực Quản

Triệu chứng ung thư

Ung thư thường gặp ở người trên 50 tuổi. Triệu chứng lâm sàng có thể thấy:

  • Nuốt nghẹn tăng dần, có thể kèm theo trớ, nôn ngay sau ăn.
  • U kích thước lớn chèn ép cơ quan xung quanh gây đau sau xương ức, khó thở, khàn tiếng, ho ra máu.
  • Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường biểu hiện sút cân, khô và sạm da, suy kiệt.

Phân loại giai đoạn ung thư

  • Giai đoạn 0: ung thư tại chỗ
  • Giai đoạn I: ung thư chưa xâm lấn lớp cơ
  • Giai đoạn II: ung thư đã xâm lấn lớp cơ hoặc mô liên kết ngoài
  • Giai đoạn III: ung thư xâm lấn các cơ quan xung quanh hoặc di căn hạch
  • Giai đoạn IV: di căn xa

Phương pháp điều trị

Điều trị ung thư thực quản là điều trị đa mô thức cần phối hợp nhiều chuyên ngành. Gồm: phẫu thuât, xạ trị và hóa trị. Tùy vị trí khối u và giai đoạn bệnh mà bác sĩ lựa chọn chiến thuật điều trị hợp lý.

Ung thư thực quản giai đoạn sớm, giai đoạn 0: Điều trị bằng cắt hớt niêm mạc nôi soi, laser hoăc quang đông.

Giai đoạn I: Phẫu thuật cắt thực quản làm ống cuốn dạ dày chỉ định

  • Hóa trị trong điều trị ung thư
  • Xạ trị
  • Kết hợp hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư

Giai đoạn II, III: Kết hợp hóa chất, xạ trị và phẫu thuật.

Giai đoạn IV: Bệnh nhân có di căn xa chỉ điều trị hóa chất vớt vát hoặc chăm sóc giảm nhẹ.

Những tổn thương xâm lấn rộng gây triệu chứng nuốt nghẹn, đau ngực, khó thở. Có thể chỉ định xạ giảm nhẹ, đặt stent hoặc mở thông dạ dày nuôi dưỡng.