Top Thuốc Nhiệt Miệng Điều Trị Hiệu Quả [ 2020 ] Chuyên Gia Tư Vấn

Thuốc nhiệt miệng là từ được nhiều người tìm kiếm mỗi khi bị nhiệt miệng , đâu là các loại thuốc tốt nhất trên thị trường có thương hiệu và nhiều người dùng

Nhiệt miệng là gì?

thuốc nhiệt miệng
Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.

Nguyên nhân nhiệt miệng 

thuốc nhiệt miệng
Viêm quanh răng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

  • Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…
  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…
  • Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Stress cũng gây nhiệt miệng.

Các dạng nhiệt miệng

thuốc nhiệt miệng
Các dạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)

Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, tổn thương loét rất nông, gây đau, riêng biệt từng vết (từng nốt nhiệt), đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương có thể từ 1 – 5 vết nhiệt.

Dạng áp tơ này hay xảy ra ở môi, má và nền miệng. Tổn thương dạng này thường sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)

Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn ít gặp hơn. Các vết loét trong trường hợp này thường lớn hơn, từ 1 – 3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm gần nhau, tập trung ở môi, hàm ếch mềm, họng…

Nếu mắc phải áp tơ dạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo, thậm chí gây co kéo miệng hầu.

Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS)

Dạng áp tơ miệng này ít gặp phải nhất. Tổn thương chỉ khoảng 1 – 3mm nhưng tập trung thành đám. Đám tổn thương này có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Top thuốc nhiệt miệng dạng bôi tốt nhất

Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB

thuốc nhiệt miệng
Zytee RB

Thành Phần

Choline salicylate: 9%
Benzalkonium chloride: 0,02%

Công Dụng

Điều trị loét miệng, kích thích răng và đau răng

Tác dụng phụ

  • Bồn chồn
  • Viêm da do tiếp xúc dị ứng
  • Co giật
  • Tê liệt cơ hô hấp
  • Nôn mửa

Lưu ý khi sử dụng

Cần báo với bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) hoặc bạn đang niềng răng, có răng giả, có vết thương hở;
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

thuốc nhiệt miệng
Oracortia

Thành phần:

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia chứa thành phần hóa học Triamcinolone acetonide với công thức 0.1g/100g thuốc

Công dụng:

Điều trị hỗ trợ, giúp giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.

Tác dụng phụ

  • Teo da, ban đỏ
  • Rạn và làm mỏng da
  • Rạn da đặc biệt vùng nhiều nếp gấp.

Chú ý khi sử dụng thuốc

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Tổn thương do nhiễm nấm, bạch biến, herpes, khối u mới mọc, mụn trứng cá đỏ, loét hạch.
  • Bạn không dùng thuốc trên vùng da rộng hay dùng với lượng lớn trong thời gian dài.

Kamistad® Gel

thuốc nhiệt miệng
Kamistad® Gel

Thành phần

1g Kamistad- Gel N có chứa:

  • Lidocaine HCL 1 H20
  • Dịch chiết hoa cúc
  • Chất bảo quản: Benzalkonium chloride
  • Các thành phần khác: Tinh dầu quế, Saccharin Sodium 2 H20, Carbomers, Trometamol, Acid fomic khan 98%, Ethanol 96%, nước tinh khiết.

Công dụng

Trị viêm, đau niêm mạc miệng, môi (cả trường hợp có mụn nước, viêm lợi, nứt nẻ môi do trời lạnh).
Người mang răng giả để thoa lợi, vòm miệng và niêm mạc bị kích ứng, mẫn cảm.
Ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa, răng khôn và dùng trong phẫu thuật chỉnh hình răng.

Tác dụng phụ

Cảm giác tê tại nơi thoa thuốc

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban, nổi mẫn, ngứa, khó thở, đau ngực.

Chú ý khi sử dụng thuốc

Trước khi dùng thuốc Kamistad® Gel – N bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Thuốc Kamistad® Gel – N chống chỉ định đối với những người bị mẫn cảm với lidocain hoặc các thuốc gây tê tại chỗ dạng amid khác, hoa cúc;
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào.

Thuốc Nhiệt Miệng Orrepaste

thuốc nhiệt miệng
Orrepaste

Thành phần

Triamcinolone acetonide

Công dụng

  • Chữa các chứng viêm đau, lở niêm mạc miệng, lợi và môi
  • Chữa trong trường hợp có mụn nước, viêm lợi và nứt nẻ môi do trời lạnh
  • Giảm đau trong nha khoa, ngăn ngừa các triệu chứng khi mọc răng sữa hay răng khôn & dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.

Tác dụng phụ

Khi dùng kéo dài có thể suy thượng thận, thay đổi chuyển hóa đường, dị hóa Protein, loét tiêu hóa.

Lưu ý dùng thuốc

Không dùng khi Quá mẫn với thành phần thuốc. nhiễm nấm, nhiễm virus, nhiễm trùng ở miệng họng.

Mouthpaste

thuốc nhiệt miệng
Mouthpaste

Thành phần

Mouthpaste có chứa hoạt chất Triamcinolon. Thành phần này là một glucocorticoid tổng hợp có chứa fluor.

Triamcinolon có tác dụng chống dị ứng và chống viêm bằng cách ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Công dụng

  • Chữa viêm loét niêm mạc môi
  • Chữa viêm loét niêm mạc miệng
  • Chữa viêm đau lợi

Tác dụng phụ

  • Nóng rát
  • Ngứa
  • Rậm lông
  • Kích thích

Chống chỉ định

Dị ứng và quá mẫn với các thành phần trong thuốc

Viêm ở miệng, môi do nhiễm virus, nấm và vi khuẩn

Để giảm thiểu nguy cơ trong thời gian điều trị, bạn nên trình bày tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Top thuốc nhiệt miệng uống tốt nhất

Thuốc nhiệt miệng tametop dạng viên

Tametop
Tametop

Thành phần

  • Vitamin C
  • Riboflavin Sodium Phosphate (B2)
  • Nicotinamide (PP)
  • Pyridoxine Hydrochloride (B6)
  • Thiamine Hydrochloride (B1)
  • Vitamin Av200Ui
  • Rutin
  • Tinh chất chè xanh
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

Công dụng

  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh tổn thương niêm mạc, hỗ trợ điều trị loét miệng, lưỡi, lợi do thiếu Vitamin ở trẻ em và người lớn.
  • Tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Thuốc nhiệt miệng an lợi nhiệt tw3

An lợi nhiệt tw3
An lợi nhiệt tw3

Thành phần

  • Hoàng liên (rhizoma coptidis)
  • Đương quy (radix angelicae sinensis)
  • Sinh địa (radix rehmanniae glutinosae)
  • Mẫu đơn bì ( cortex paeonie suffruticosae)
  • Thăng ma (rhizoma cimicifugae)
  • Tá dược( lactose, magnesi stearat)

Công dụng

Công hiệu thanh vị nhiệt, lương huyết, dưỡng âm – nhờ thanh vị nhiệt nên chữa được chứng do vị nhiệt bốc lên mà sinh lở loét miệng, sưng đau lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng

Thuốc nhiệt miệng an thảo

An thảo
An thảo

Thành phần

  • Tế tân (Herba Asari)
  • Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
  • Sinh địa (Radix Ehemanniae glutinosae)
  • Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
  • Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
  • Mẫu đơn bì (Coxtex Paeoniae suffructicosae)
  • Tá dược (Calci carbonat, tinh bột, talc) vừa đủ 1 viên

Công dụng

Điều trị:

  • Hôi miệng, lở miệng, lở lưỡi, rêu lưỡi vàng
  • Sưng và đau lợi, đau răng, viêm chân răng
  • Nhức đầu, chảy máu cam, nôn khan

Thuốc nhiệt miệng nhiệt miệng PV

Nhiệt miệng PV
Nhiệt miệng PV

Thành phần

  • Hoàng liên
  • Thạch cao
  • Tế tân
  • Cam thảo
  • Tri mẫu
  • Huyền sâm
  • Sinh địa
  • Mẫu đơn bì
  • Qua lâu nhân
  • Liên kiều
  • Hoàng bá
  • Hoàng cầm
  • Bạch thược
  • Tá dược (Đường trắng, Talc, Patent blue V, Parafin rắn) vừa đủ 1 viên

Công dụng

Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng), miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.

Thuốc nhiệt miệng mandarin plus

Mandarin plus
Mandarin plus

Thành phần

  • Kim Ngân Hoa: Thanh nhiệt, giải độc, giải biểu, lợi thấp, kháng khuẩn, kháng vi rút.
  • Bạch Thược: Giảm đau, tiêu viêm, làm mát, bình can.
  • Sinh Địa: Chống viêm, bổ máu, thanh lọc thận, làm mát gan.
  • Liên Kiều: Kháng khuẩn, chống viêm, kháng ký sinh trùng, tăng lưu lượng máu.
  • Chi Tử: Giải nhiệt, lợi mật, cầm máu.
  • Đương Quy: An thần, tiêu viêm, giảm bệnh nội tiết.
  • Xuyên Khung: Lợi gan, mật; bổ âm huyết.
  • Chích Cam Thảo: Làm lành vết loét, làm mềm và dịu da, ngăn ngừa virus…

Công dụng

  • Thuốc mát gan, Làm liền vết lở loét miệng, vết nhiệt miệng. Giúp các vết đau nhanh lành, kéo da non.
  • Hỗ trợ điều trị chứng nhiễm khuẩn lợi, viêm nướu răng và một số vấn đề về răng miệng.
  • Hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng (do các bệnh về răng miệng gây ra), mang lại hơi thở thơm tho, khỏe mạnh cho người sử dụng.
  • Phòng chống tái phát nhiệt miệng, ngăn hình thành các vết lở loét mới.

Lời khuyên khi điều trị nhiệt miệng

Cách phòng tránh nhiệt miệng

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức;
  • Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối;
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe;
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp bạn tránh khỏi nhiệt miệng

Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda kèm theo thoa một lượng nhỏ kem magiê, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi đánh răng nên nhẹ nhàng, chọn bàn trải mềm tránh tổn thương niêm mạc miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.
  • Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.