Mục lục
- 1 Các vấn đề khi trẻ bị hôi miệng.
- 2 Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hôi miệng
- 2.1 Trẻ bị hôi miệng do khô miệng
- 2.2 Vệ sinh răng miệng kém
- 2.3 Dị vật ở mũi
- 2.4 Bệnh nha khoa
- 2.5 Những món ăn có mùi
- 2.6 Bệnh viêm nhiễm
- 2.7 Các thành phần hóa học của các sản phẩm làm sạch răng
- 2.8 Trẻ bị hôi miệng do thuốc
- 2.9 Giải phẫu cắt amiđan vòm
- 2.10 Do trào ngược dạ dày thực quản
- 2.11 Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- 3 Cách kiểm tra trẻ bị hôi miệng
- 4 Khi nào nên đưa bé đi khám sĩ?
- 5 Bé bị hôi miệng kéo dài có nguy hiểm không?
- 6 Cách trị hôi miệng ở trẻ em
Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân do đâu? Hầu hết các trẻ bị hôi miệng đều xuất phát từ nguyên nhân không biết giữ gìn răng miệng. Vậy cách điều trị thế nào?
Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện. Làm bé mất tự tin trong giao tiếp. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?
Các vấn đề khi trẻ bị hôi miệng.
Bé có một gương mặt cực kỳ đáng yêu, thế nhưng hơi thở lại có mùi hôi. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thiếu tự tin và đem đến nhiều rắc rối cho bé. Hơi thở có mùi hôi đem đến nhiều sự phiền nhiễu cho tất cả mọi người. Đặc biệt là một đứa trẻ.
Ở tuổi mẫu giáo, các bé vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị hôi miệng. Tuy nhiên ở tuổi sơ sinh thì trẻ bị hôi miệng là điều hiếm thấy. Bố mẹ cần quan tâm xem xét kỹ để có phương pháp xử lý hiệu quả.
Ở trẻ nhỏ, tình trạng này không phải là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thế nhưng, ngoài nguyên nhân này, cũng còn một vài nguyên nhân khác mà bạn nên lưu ý. Đây là không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng, do đó bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ và cách để xử lý vấn đề này.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hôi miệng
Trẻ bị hôi miệng do khô miệng
Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nếu bé bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng. Sẽ khiến vi khuẩn trong miệng có cơ hội tăng trưởng, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt giúp làm sạch và làm ẩm khoang miệng, nếu không có đủ nước bọt. Các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn trong miệng gia tăng, thiếu oxy và nước bọt, tất cả những điều này đều khiến cho hơi thở có mùi. Ngoài ra, những thói quen của bé như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không đúng cách. Khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng mà không trôi đi trong thời gian dài, dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó. Bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu, làm hại đến men răng của bé.
Dị vật ở mũi
Trẻ nhỏ thường hay nhét những vật nhỏ như hạt đậu, đồ chơi… vào mũi. Điều này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.
Bệnh nha khoa
Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng… Cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi.
Những món ăn có mùi
Bạn cho bé ăn những thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, phô mai… Cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi.
Bệnh viêm nhiễm
Các căn bệnh như viêm amiđan, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Hoặc dị ứng theo mùa cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi. Ngoài ra, các căn bệnh như viêm nướu, tiểu đường và viêm xoang cấp tính cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Viêm đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân khiến bé bị lở miệng, nướu đỏ và hơi thở có mùi hôi.
Các thành phần hóa học của các sản phẩm làm sạch răng
Có một số loại kem đánh răng có chứa các thành phần độc hại. Gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Những loại kem đánh có chứa SLS (sodium lauryl sulfate). Thường làm tổn thương các mô miệng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
Trẻ bị hôi miệng do thuốc
Đôi khi thuốc là nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy các hóa chất trong thuốc dẫn đến hôi miệng.
Giải phẫu cắt amiđan vòm
Việc cắt bỏ amiđan vòm thường là do amiđan bị nhiễm trùng hoặc bị sưng, nhiễm trùng tai hoặc xoang. Sau phẫu thuật, hơi thở có mùi hôi là điều phổ biến và thường biến mất trong vòng vài tuần.
Hơi thở có mùi thường là do những nguyên nhân trên. Tuy nhiên, hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi ngủ, nước bọt không sản xuất đủ khiến cho vi khuẩn tích tụ, dẫn đến tình trạng hôi miệng vào buổi sáng.
Do trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa. Thường gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ 5 – 10 tuổi.
Trào ngược dạ dày khiến dịch vị từ bên dưới cơ quan tiêu hóa trào ngược lên thực quản và vòm họng. Lượng acid này gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, đau rát cổ họng, khàn tiếng và hôi miệng. Trẻ mắc bệnh lý thường có dấu hiệu đau thượng vị sau khi ăn, chướng bụng và lười ăn.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm họng, viêm xoang. Viêm amidan, sỏi amidan, cảm lạnh, cảm cúm,…) là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Các cơ quan của đường hô hấp trên. Đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác động của vi khuẩn và tác nhân gây hại.
Chính vì vậy mà những cơ quan này rất dễ bị nhiễm trùng và tổn thương khi có điều kiện thuận lợi. Các vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng có thể tụ mủ ở niêm mạc hầu họng. Gây sưng đau và làm phát sinh mùi hôi khó chịu. Ngoài ra vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào răng. Tương tác với thức ăn thừa khiến thực phẩm lên men và bốc mùi khó chịu
Lưu ý:
Những bé ở tuổi đi mẫu giáo thường dễ bị hôi miệng do khi đến trường, bé tiếp xúc với những đứa trẻ khác và dễ bị lây nhiễm những vi khuẩn truyền qua đường hô hấp. Những vi khuẩn này thường khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng.
Cách kiểm tra trẻ bị hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Bệnh ở răng miệng sinh mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí. (bình thường cư trú nhiều trong miệng) phân hủy các axit amin. Hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng). Nó tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (mùi hôi).
Để xác định nguồn gốc của mùi hôi, mẹ có thể cho trẻ bịt mũi. Ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi bịt mồm, thở ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân là do đường hô hấp.
Khi nào nên đưa bé đi khám sĩ?
Bạn nên thường xuyên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu bé bị hôi miệng, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra. Chăm sóc răng miệng và điều trị các bệnh nha khoa là những biện pháp lý tưởng để chấm dứt vấn đề hôi miệng.
Nếu hôi miệng không phải là do các vấn đề về răng miệng. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để khám xem bé có bị những căn bệnh tiềm ẩn nào không. Bởi hôi miệng không chỉ là do những bệnh về răng miệng mà còn là do một số căn bệnh khác gây ra. Nếu bạn cảm thấy hơi thở của bé có mùi bất thường. Hoặc bé cảm thấy khó chịu, hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Một số virus cảm cúm có thể khiến bé bị viêm họng, sốt, ăn không ngon và hôi miệng. Khi bé hết bệnh thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Không những vậy, việc dạy bé những kiến thức về việc chăm sóc răng miệng. Cũng đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.
Bé bị hôi miệng kéo dài có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, hôi miệng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém. Ăn thực phẩm có mùi mạnh và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tình trạng hôi miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên nếu hôi miệng do nhiễm trùng, các bệnh về nha khoa. Đường hô hấp trên và trào ngược dạ dày. Ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Nếu nghi ngờ trẻ bị hôi miệng do bệnh lý, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Sử dụng các loại thuốc trị hôi miệng phù hợp nhất.
Hầu hết các bệnh lý này đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan, trẻ có thể đối với một số biến chứng nặng nề.
Cách trị hôi miệng ở trẻ em
Các phương pháp điều trị cơ bản
Khi trẻ bị hôi miệng, mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau đây để lấy lại hơi thở thơm tho cho bé
- Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Tốt nhất nên đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.
- Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ: đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ,
- Cạo sạch mảng bám ở lưỡi, rơ lưỡi, miệng thường xuyên hoặc có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng.
- Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn.
- Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
- Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nhớ rơ sạch lưỡi và nướu để giữ vệ sinh.
- Một số kem đánh răng hiệu quả cho trẻ có thể kể đến kem đánh răng sensodyne, colfate loại dành cho trẻ em,…
- Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng. Phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. Suy nghĩ chỉ chải răng, rơ lưỡi vào buối sáng và tối là không đúng.
Chữa trẻ bị hôi miệng bằng thảo dược
Đây là các loại nước uống hoặc súc miệng có tác dụng vệ sinh khoang miệng và sạch ruột. Nó giúp hơi thở của con bạn trở nên thơm tho đáng yêu như trước đây.
Súc miệng bằng mật ong và quế
Để đanh tan hơi thở khó chịu, bạn có thể tập cho bé súc miệng bằng mật ong. Pha loãng mật ong và quế vào một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày, con bạn sẽ không còn bị hôi miệng.
Uống nước mật ong và chanh tươi
Mẹ pha mật ong với nước cốt chanh với tỷ lệ 1:2 và khuấy cho thật đều tay. Cất hỗn hợp dung dịch này vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn hàng ngày.
Mỗi ngày trẻ có thể uống 2 tới 3 lần, mỗi lần 2 tới 3 muỗng canh hỗn hợp mật ong và chanh này. Cứ đều đặn uống nó trong vòng một thời gian ngắn và kiểm tra lại hơi thở bé, bạn sẽ thấy thật hiệu quả.
Sử dụng mật ong hàng ngày với liều lượng vừa đủ không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm sạch khoang miệng. Nó giúp bé khắc phục được mùi hôi, tự tin và thoải mái suốt ngày.
Trên đây là một số phương pháp điều trị trẻ bị hôi miệng. Hy vọng sẽ giúp các em điều trị tốt trong quá trình điều trị bệnh. Chúc các bạn thành công.