Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị [A-Z]

Trẻ bị nhiệt miệng thường rất khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sút cân. Vì vậy mà các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nhiệt miệng để tìm cách điều trị cho hiệu quả.

Trẻ bị nhiệt miệng là bệnh gì?

trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng thực chất là một dạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Đông y thì nhiệt miệng là do hỏa độc tức là do nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài tác động vào dẫn đến lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô, lưỡi đỏ và cộng với nước bọt sẽ gây viêm loét niêm mạc.

Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.

Nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị nhiệt miệng?

trẻ bị nhiệt miệng

Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng cộng với nhiệt độ của nước miếng khiến trẻ bị nóng trong người dẫn đến viêm loét niêm mạc.

Do trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… đều là những nguyên nhân gây nhiệt miệng cho trẻ.

Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.

Tại sao trẻ bị nhiệt miệng?

  • Trẻ bị nhiệt miệng có thể là do trẻ bị nóng trong người
  • Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh sẽ làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể dẫn đến bị nhiệt miệng.

Dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng

trẻ bị nhiệt miệng

Trong niêm mạc miệng bé xuất hiện một vài đốm màu trắng, ban đầu có kích thước khoảng từ 1-2mm, lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

  • Trẻ bị nhiệt miệng sẽ khó chịu, quấy khóc và lười ăn.
  • Miệng chảy nhiều nước dãi.
  • Nếu viêm nặng trẻ có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ.
  • Sốt đột ngột
  • Sưng nướu răng và có thể chảy máu
  • Trẻ đau trong miệng

Phương pháp chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn:

Dùng mật ong

Tác dụng của mật ong

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

Mật ong và củ nghệ

Mật ong và củ nghệ

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh. Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dừa

tác dụng của dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch

Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch

Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch (bơ đã được đun chảy và loại bớt cấn sữa) có thể đắp trực tiếp lên vết loét ở miệng của trẻ.
Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

Sữa đông

Sữa đông

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

Lá húng quế

Lá húng quế

Lá húng quế có thể giảm loét miệng.Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.

Cỏ mực

Cỏ mực

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển.

Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

Lục nhất tán

Lục nhất tán

Hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

Dùng lá rau ngót

Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước. Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vào vài hạt muối. Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả.

Súc miệng ngày 3 lần bằng nước củ cải

Súc miệng ngày 3 lần bằng nước củ cải

Nước củ cải có tác dụng rất hữu hiệu đối với ai bị bệnh nhiệt miệng đấy

Cách làm: bạn cạo vỏ, rửa sạch củ cải. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước.

Bạn hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng luôn. Công thức đơn giản nhưng ít ai biết được cách làm này.

Bột sắn dây

trẻ bị nhiệt miệng

Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ.

Bột sắn dây có tính mát nên có tác dụng chữa miệng miệng rất tốt. Hòa bôt sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé uống. Cách chữa nhiệt miệng này được nhiều người áp dụng cho các bé khá hiệu quả.

Rau má, râu ngô

trẻ bị nhiệt miệng

Rau má, râu ngô có tính mát, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, sau đó cho đường phèn và cho bé uống.

Nước râu ngô cũng có tác dụng tương tự, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.

Uống nhiều nước

trẻ bị nhiệt miệng

Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Trường hợp nào thì mẹ cần nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay?

trẻ bị nhiệt miệng

Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Giảm cân nhanh chóng
  • Đau ở vùng bụng
  • Sốt cao bất thường
  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
  • Trẻ bị nhiệt miệng và sốt
  • Rộp lưỡi ở trẻ em
  • Cách chữa rộp lưỡi
  • Bé bị rộp trắng trong miệng
  • Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
  • Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
  • Thuốc bôi nhiệt miệng zytee
  • Bé sơ sinh hay bị nhiệt miệng

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ

Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….

Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹ có thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%).

Mẹ nhớ chọn loại bàn chải long mềm để tránh tổn thương miệng con. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.