Triệu chứng sỏi thận là gì? Các nguy cơ mắc bệnh sỏi thận bạn cần biết [2020]

Triệu chứng sỏi thận bao gồm các triệu chứng nào. Liệu bạn có đang mắc phải các bệnh về thận hay không? Cùng kiểm chứng ngay các triệu chứng để phòng tránh.

Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới.

Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Tiến triển của bệnh thận mãn tính rất dễ dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận và người bệnh phải dùng các biện pháp điều trị thay thế.

Bệnh sỏi thận xảy ra tại đường tiết niệu. Xảy ra khi không có chế độ ăn và uống hợp lý. Bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau cần điều trị sớm càng tốt.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận. Bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… Thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm. Nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày. Sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Thận quá tải và chứa nhiều sỏi
Thận quá tải và chứa nhiều sỏi

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… Gây cọ xát dẫn tới tổn thương. Thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh là gì?
Nguyên nhân cơ bản gây bệnh là gì?

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại anh quốc cho thấy. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: cephalosporin, penicillin…

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Thói quen uống ít nước
Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít. Không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc. Tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện. càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên. khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Đối Tượng Mắc Bệnh Sỏi Thận
Đối Tượng Mắc Bệnh Sỏi Thận

Sỏi thận là chứng bệnh không từ một ai, tuy nhiên. Một số đối tượng sau có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn bình thường. Cụ thể:

  • Người có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi là đối tượng hàng đầu dễ có nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Người có chế độ nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều… có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn bình thường..
  • Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày. Ví dụ: có bệnh cường tuyến cận giáp, u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… Là đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận cần đề phòng.
  • Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận. Sỏi tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng. Có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Khi đó, các hoạt động khiến người bệnh ra mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
  • Người lao động làm việc tiếp xúc với cadmium. Một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Mà người bệnh nên cẩn trọng.

Các loại bệnh sỏi thận

Phần lớn các thành phần trong sỏi thận chứa nhiều hơn một tinh thể. Biết được các loại sỏi thận và những yếu tố gây nên bệnh giúp bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Cần phân biệt các loại sỏi để có cách điều trị tốt nhất
Cần phân biệt các loại sỏi để có cách điều trị tốt nhất

Các loại sỏi thận bao gồm:

  • Sỏi canxi: Đây là loại sỏi thường gặp phải nhất.sỏi canxi thường ở dưới dạng oxalat canxi. Oxalate có thể được tìm thấy trong một số những loại hạt, sô cô la, ở một số loại trái cây,…
  • Sỏi Acid Uric: Acid Uric được hình thành bởi những người có chế độ ăn uống giàu hàm lượng protein. Trong một khoảng thời gian dài và Acid uric có hàm lượng cao ở những người bệnh gút. Một số những yếu tố di truyền và rối loạn máu trong các mô. Cũng là một trong những yếu tố hình thành lên sỏi Acid uric.
  • Sỏi niệu quản: Hay còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Sỏi này thường được tạo thành do nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi nhiễm trùng có thể phát triển rất nhanh chóng và trở nên khá lớn. Nếu như không được điều trị một cách kịp thời.
  • Sỏi Cystine: Những viên sỏi này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của căn bệnh sỏi thận. Chúng được hình thành ở những người có hội chứng rối loạn di truyền gây ra. Làm cho thận bài tiết quá nhiều Axit Amin.

Triệu chứng sỏi thận thường gặp

Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Có nhiều cách để bác sĩ có thể điều trị sỏi thận, phụ thuộc vào kích thước và vị trí viên sỏi. Theo BS David Kaufman, Giám đốc Central Park Urology, Maiden Lane Medical, New York (Mỹ). Hầu hết các viên sỏi nhỏ có thể được loại ra ngoài khi tiểu tiện.

Nhưng một số viên lớn hơn cần phải được phá vỡ nhỏ ra ra bằng thiết bị y tế.

Ở nữ giới, triệu chứng của sỏi thận có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm ruột thừa. Do đó, người bệnh nên chú ý đến các triệu chứng của bệnh sỏi thận.

Đau lưng, bụng hoặc đau một bên

Các triệu chứng của sỏi thận xảy ra khi niệu quản (một ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) bị chặn bởi các hạt sỏi, theo Giáo sư Clayman.

Bạn sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến bạn không thể ngồi được thì bạn hay nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.

Đau rát khi tiểu tiện

Đau rát khi tiểu tiện
Đau rát khi tiểu tiện

Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang, theo BS Norouzi.

Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và gây nên đau rát. Viêm nhiễm có thể xảy ra và càng khiến bạn đau rát khi tiểu tiện.

Tiểu ra máu

BS Norouzi giải thích rằng giống như khoang miệng, lớp màng phía trong thận và bàng quang rất nhạy cảm.

Do đó, nếu sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu chính là tiểu ra máu. Thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu

Thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt

BS Kaufman cho biết rằng khi bạn thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn.

Nếu viên sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu gặp những trường hợp trên, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Buồn nôn và ói mửa

Buồn nôn là triệu chứng sỏi thận quan trọng bạn có biết không?
Buồn nôn là triệu chứng sỏi thận quan trọng bạn có biết không?

Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị tắc nghẽn. Nghĩa ra niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ và ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang, theo GS Clayman.

Những dây thần kinh trong ruột và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm bạn buồn nôn và ói mửa.

Nước tiểu nặng mùi

Bệnh nhân mổ sỏi thận 6 lần vẫn tái phát, bác sĩ “hoảng” tìm ra bệnh hiếm

Ăn mặn dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ: Những dấu hiệu cảnh báo bạn nên ăn ít muối

BS Kaufman cho biết rằng sỏi thận có thể khiến nước tiểu trở nên nặng mùi hơn. Sỏi thận là sản phẩm phụ của quá trình tích tụ các hóa chất trong nước tiểu.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi nước tiểu nặng mùi đi kèm với các triệu chứng khác của sỏi thận thì nên khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Sốt và cảm giác ớn lạnh

Sốt và cảm giác ớn lạnh là triệu chứng sỏi thận
Sốt và cảm giác ớn lạnh là triệu chứng sỏi thận

Hiển nhiên, nếu chỉ có triệu chứng sốt và ớn lạnh thì không phải là dấu hiệu của sỏi thận. Nhưng nếu các bệnh này đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển.

Nếu gặp trường hợp trên thì bạn nên khám bác sĩ ngay để được loại bỏ sỏi thận và uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Trên đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận. Hy vọng sẽ giúp các bạn có chế độ sinh hoạt tốt nhất để giữ gìn sức khỏe. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe