U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì [2020]

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Tại sao cần chữa trị càng sớm càng tốt trước khi gặp phải các biến chứng khác. Đọc ngay để trang bị kiến thức.

Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Cá biệt cũng có những bệnh nhân đến khám bệnh vì bụng to và phát hiện ra khối u buồng trứng nặng vài kg trong ổ bụng. Bản chất khối u buồng trứng rất đa dạng.

Tùy theo độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt và đặc điểm hình thái học của khối u trên siêu âm mà bác sĩ phụ khoa sẽ quyết định những việc cần làm tiếp theo cho bạn.

Định nghĩa u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là gì?

Phòng bệnh u nang buồng trứng được không
Phòng bệnh u nang buồng trứng được không

Bệnh u nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Nhiều người bệnh thường rất lo lắng không biết u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thật ra, hầu hết các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Các dạng u nang buồng trứng có thể bao gồm u nang chức năng (bình thường, không liên quan đến bệnh tật), u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

Những ai thường mắc phải u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Những ai mắc phải
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Những ai mắc phải

U nang buồng trứng khá phổ biến ở phụ nữ thuộc bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, u nang ít khi xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng thường được chia làm 2 loại: U nang cơ năng và u nang thực thể.

U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính. Có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm.

Ngược lại, u nang buồng trứng thực thể thường tiến triển chậm. Âm thầm qua nhiều năm. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Xoắn u nang

Có thể xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài. Không dính là những u dễ bị xoắn. Do tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ nên khi u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội. Liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.

Khối u phình to khiến bụng chướng, ấn đau hạ vị và hai hố chậu, có phản ứng thành bụng. Thăm âm đạo thấy khối u căng, ít di động, ấn đau nhói.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Vỡ nang

Biến chứng xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân đột ngột đau bụng, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu.

Thăm khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động.

Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng trướng. Có thể có phản ứng phúc mạc, thăm khám âm đạo thấy u dính, ít di động, ấn đau. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Chèn ép các tạng xung quanh

Khối u chèn ép các nội tạng
Khối u chèn ép các nội tạng

Biến chứng này thường muộn, khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn.

U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón. Đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận.

Thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng.

Ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang nước

Triệu chứng u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Màu sắc biến đổi huyết trắng là gì?
huyết trắng màu vàng

Những dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng là gì?

Phần lớn các u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Thỉnh thoảng, có thể xuất hiện những dấu hiệu u nang buồng trứng như:

  • Cảm giác nặng, căng, tức vùng bụng dưới
  • Đau vùng chậu
  • Đau vùng thắt lưng
  • Gặp khó khăn tiểu tiện và đại tiện
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Căng tức ngực
  • Đi tiểu thường xuyên.

Nếu u nang vỡ, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau nghiêm trọng. Nếu u nang gây xoắn buồng trứng, bệnh nhân có thể bị đau bụng đi kèm buồn nôn hoặc nôn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có nguy hiểm không

Hãy đến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng u nang buồng trứng. Ngoài ra, gọi cho bác sĩ nếu bạn bị căng, tức bụng, phải đi tiểu nhiều lần, cảm thấy bị chèn ép vùng chậu. Đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của u nang hoặc một tình trạng bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người.

Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiêm không
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiêm không

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng bao gồm:

  • Vấn đề về hormone: các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
  • Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị u nang buồng trứng.
  • Mang thai: thông thường, một vài u nang buồng trứng có thể xuất hiện tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, u nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành áp-xe.

Nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng

kinh nguyệt không đều
kinh nguyệt không đều

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng?

Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh u nang buồng trứng nếu bạn có một trong các yếu tố sau:

  • Từng bị u nang
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Gia đình có người bị u nang buồng trứng.

Điều trị u nang buồng trứng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tư vấn và làm theo yêu cầu bác sỹ
Tư vấn và làm theo yêu cầu bác sỹ

Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng. Khoảng 90% ca u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải ung thư và cần ít hoặc không cần tới phương pháp điều trị đặc biệt. U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.

Nếu bạn bị u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho bạn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ các u nang tái phát trong tương lai. Một điều cần lưu ý, các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích cỡ của khối u.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Khối u nang phức tạp
  • Khối u nang gây ra các triệu chứng
  • Khối u nang lớn hơn 10 cm
  • Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.

Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân cũng có thể cần được chỉ định điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán?

Xét nghiệm để nhận biết
Xét nghiệm để nhận biết

Để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện khám vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm để phát hiện chính xác khối u nang. Bệnh nhân có thể cần được tái khám sau 6 – 8 tuần để theo dõi khối u. Các phương pháp khác có thể bao gồm chụp CT hoặc MRI.

Đối với một số loại u nang đặc biệt, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu. Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân có thể cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật lấy ra một mẫu mô nhỏ và xét nghiệm qua kính hiển vi.

Thói quen sinh hoạt khi điều trị u nang buồng trứng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nang buồng trứng?

Tại sao cần khám phụ khoa?
Tại sao cần khám phụ khoa?
  • Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Lưu ý chu kỳ kinh nguyệt và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào xuất hiện.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
  • Phụ nữ trưởng thành nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Tuy tỷ lệ u buồng trứng là ung thư không nhiều, nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm, chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm.

Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ rất có lợi vì không chỉ tầm soát u buồng trứng mà còn kiểm tra luôn ung thư cổ tử cung và ung thư vú – vốn là những vị trí ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.