Ung thư đại tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết ung thư sớm? [Update 2020]

Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Sau ung thư phổi, dạ dày và gan. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng và phòng tránh hiệu quả?

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết). Là căn bệnh khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng. Gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào. Chúng có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng. Qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, phát hiện và loại bỏ polyp là một trong những phương pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1. Tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở trong thành niêm mạc đại tràng.
  • Giai đoạn 2. Tế bào ung thư lan qua vùng tổ chức thành đại tràng hoặc xâm lấn tới các vùng lân cận. Nhưng chưa ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết và những cơ quan xa hơn.
  • Giai đoạn 3. Tiến vào hệ bạch huyết, cũng có thể lan xa hơn đến thành đường ruột.
  • Giai đoạn 4. Tế bào ung thư đã xâm nhập hệ thống bạch huyết, di căn đến các cơ quan khác của cơ thể như: gan, phổi, xương…

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh này.

Mắc một số bệnh về đường ruột

Viêm loét đại tràng kéo dài

Viêm loét đại tràng kéo dài
Viêm loét đại tràng kéo dài

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng có thể xuất phát từ bệnh viêm loét đại tràng mạn tính hay hội chứng ruột kích thích. Các vết loét theo thời gian ngày càng lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc đại tràng, từ đó, tế bào ung thư bắt đầu phát triển.

Theo các chuyên gia y tế, để cải thiện bệnh viêm loét đại tràng an toàn và hiệu quả, bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Hiện nay, Đại tràng Tâm Bình đang là trợ thủ đắc lực được người bệnh tin tưởng sử dụng mà bạn có thể tham khảo.

Mắc bệnh polyp đại tràng

Polyp đại tràng thường lành tính, nguy cơ thoái hóa thành ác tính phụ thuộc vào kích thước và số lượng polyp. Thông thường, các polyp có đường kính dưới 5mm thì nguy cơ phát triển thành ung thư thấp. Khi đường kính của polyp trên 20mm và kéo dài từ 10-15 năm thì nguy cơ phát triển thành ung thư cao. Số lượng polyp càng nhiều, khả năng thoái hóa ác tính càng cao.

Mắc bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột, có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Những người bị Crohn phát triển thành ung thư phụ thuộc vào mức độ viêm và thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, nguy cơ ung thư cũng tăng lên khi gặp vấn đề trong quá trình điều trị hoặc một số đặc tính nhất định của bệnh.

Gia đình có tiền sử mắc bệnh

Gia đình có tiền sử mắc bệnh
Gia đình có tiền sử mắc bệnh

Ung thư là bệnh có yếu tố di truyền với tỷ lệ khoảng 3-5%. Vì vậy, trường hợp gia đình có người từng mắc ung thư đại – trực tràng thì nguy cơ bị bệnh của những người thân trong gia đình tăng cao.

Tiền sử bản thân từng mắc ung thư 

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng có thể là do trước đó bạn từng mắc căn bệnh này. Mặc dù đã được điều trị hiệu quả nhưng một vài tế bào ung thư vẫn còn sót lại trong cơ thể. Trải qua thời gian, kết hợp với các yếu tố ăn uống, sinh hoạt không khoa học khiến bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống chưa khoa học

Ăn quá nhiều thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê… có mối quan hệ mật thiết với bệnh ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do thịt đỏ khi được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra amin dị vòng HCAs và PAHs. Amin này phản ứng với protein, đường, creatine sẽ phát sinh ra các biểu mô bất thường, hình thành ung thư.

Thường xuyên ăn thực phẩm muối lên men

Thực phẩm muối lên men phổ biến như: dưa muối, cà muối, kim chi… chứa nhiều muối nitrit, khi kết hợp với amin bậc 2 có trong một số thực phẩm sẽ biến đổi thành nitrozamin. Chất này có khả năng gây ung thư.

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thịt muối, thịt xông khói… có hàm lượng natri nitrit – thủ phạm gây ung thư. Nếu ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tương tự như thực phẩm muối lên men.

Béo phì – Tác nhân gây ung thư đại tràng

Tình trạng béo phì có thể dẫn tới bệnh ung thư đại tràng ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn phụ nữ.

Phần lớn, những người béo phì có nồng độ cholesterol và insulin trong máu tăng cao. Điều này khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch cũng tăng, từ đó, làm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch suy giảm. Mặt khác, insulin cao có thể ức chế tế bào miễn dịch, đồng thời, thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.

Hút thuốc lá, uống rượu bia

Thuốc lá chứa 7000 chất hóa học, trong đó có 69 chất hình thành tế bào ung thư. Không chỉ gây bệnh ung thư phổi và các bệnh lý tim mạch, hút thuốc lá còn là yếu tố gây ung thư đại tràng, nhất là khi kết hợp với rượu. Uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Ngoài những yếu tố kể trên, tuổi tác, vùng địa lý, mắc hội chứng di truyền… cũng là nguyên nhân dẫn tới ung thư đại tràng.

Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Bệnh ung thư có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.  Một số dấu hiệu thường gặp như

  • Hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
  • Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột.

Ung thư đại tràng gây chán ăn, khó tiêu

Ung thư gây chán ăn, khó tiêu
Ung thư gây chán ăn, khó tiêu

Đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Người bị ung thư bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh.

Còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư. Khi có dấu hiệu đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài… rất có thể đó là dấu hiệu ung thư. Khi có dấu hiệu đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài… rất có thể đó là dấu hiệu ung thư.

Giảm cân bất thường

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư ruột, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm. Người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn. Phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường

Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì. Hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy. Hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh. Song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy. Mệt mỏi và suy nhược: đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất.

Mệt mỏi và suy nhược do ung thư đại tràng

do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Điều trị bệnh dễ hay khó?

Các Giai đoạn phát triển của bệnh
Các Giai đoạn phát triển của bệnh

Dưới đây là 1 số phương pháp thường được áp dụng điều trị bệnh

Phương pháp Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh ung thư đại tràng phát hiện ở giai đoạn sớm, có thể được phẫu thuật cắt bỏ trong quá trình làm nội soi đại tràng. Đối với những TH bị ung thư khu trú thì điều trị thích hợp nhất là phẫu thuật cắt bỏ biên độ thích hợp.

Phương pháp Hóa trị ung thư đại tràng

Là phương pháp có thể được sử dụng để phẫu thuật trong những TH nhất định. Các quyết định thêm liệu pháp hóa trị trong quá trình điều trị bệnh còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Nhược điểm: Là những hóa chất diệt tế bào ung thư làm tổn hại đến các tế bào bình thường gây ra các tác dụng ngoại ý. Điều này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Phương pháp Xạ trị

Là phương pháp dùng tia có năng lượng cao để diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể từ bên ngoài cơ thể hay bên trong. Xạ trị có thể giúp hỗ trợ sau mổ bằng cách diệt số tế bào ung thư còn sót lại. Nếu khối u quá lớn hay ở vị trí khó mổ chúng ta có thể cho xạ trị trước cho khối u nhỏ lại để mổ dễ hơn.

Ung thư đại tràng là bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên việc nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Những người có tiền sử bị bệnh đại tràng, gia đình có người bị ung thư đại tràng và mắc các bệnh lý tại đại tràng cần phải theo dõi sát sao các dấu hiệu lạ để nhận thức được tình trạng bệnh, có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, đúng cách.