Viêm Amidan Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân Cách Điều Trị [2020] từ A-Z

Viêm amidan mãn tính là khi bạn bị viêm amidan kéo dài không chữa trị sẽ gây lên tình trạng mãn tính càn khó chữa trị, vì vậy cần tìm đúng cách để chữa bệnh

Viêm amidan mãn tính là gì?

viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, cấp độ ngày càng nặng và tái diễn nhiều lần trong năm. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các nang trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Các viên sỏi nhỏ có mùi hôi thường được tìm thấy trong các nang. Những viên sỏi amidan này có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị nghiền nát chúng tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng gây hôi miệng. Mặt khác, viêm amidan mạn tính có thể tạo ra cảm giác nghẹn cho bệnh nhân ở mặt sau của cổ họng.

Nguyên nhân viêm amidan mãn tính

viêm amidan mãn tính
Virus xâm nhập
  • Virus xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.
  • Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…
  • Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).
  • Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.
  • Do cấu tạo amidan nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát hiện.
  • Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột ( bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…).

Triệu chứng của viêm amidan mãn tính

viêm amidan mãn tính
Cảm giác vướng trong họng

Khi mắc viêm amidan mãn tính, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

  • Cảm giác vướng trong họng, đôi lúc nhức nhối, ho khan, khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi…;
  • Người bệnh sốt cao, toàn thân mệt mỏi, đau nhức, nổi hạch ở góc hàm;
  • Đau họng triền miên, nuốt đau, khô họng, có đờm ở họng;
  • Khi mở rộng miệng để quan sát sẽ thấy vùng niêm mạc họng bị sưng đỏ, 2 khối amidan sưng to, đỏ rực lên, có những khe rãnh chứa mũ, thậm chí có thể tạo thành ổ áp-xe quanh amidan với những mảnh giả mạc trắng đục…

Viêm amidan mãn tính biến chứng nguy hiểm

viêm amidan mãn tính
Sưng xung quanh amidan

Viêm amidan nếu không được điều trị đúng cách và triệt để có thể dẫn tới nhiều biến chứng, có thể ngay tại khu vực bị viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

  • Biến chứng ở khu vực amidan: Kiểm tra thực tế có thể phát hiện thấy viêm sưng xung quanh amidan, nhiều trường hợp còn bị áp xe amidan hay áp xe quanh khu vực amidan.
  • Biến chứng gần: viêm amidan có thể gây nên viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, áp xe bên thành họng, xuất hiện các hạch dưới hàm.
  • Biến chứng xa hơn: viêm amidan có thể dẫn đến viêm khớp cấp, viêm tim, viêm cầu thận cấp, thậm chí có thể mắc nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng toàn thân: Nguy hiểm nhất của biến chứng viêm amidan là hội chứng ngưng thở ở trẻ em trong khi ngủ. Đặc biệt, những người mắc viêm amidan thường gặp khó khăn rất nhiều từ việc nuốt, thở tới phát âm.

Chữa viêm amidan mãn tính bằng phương pháp tự nhiên

Chữa viêm amidan mãn tính bằng mật ong

viêm amidan mãn tính
Mật ong

Mật ong có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm amidan gây ra nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Nó hoạt động bằng cách hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhiễm trùng. Đồng thời thành phần vitamin E, C cùng nhiều khoáng chất trong mật ong còn giúp làm dịu cổ họng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Một số cách trị amidan tại nhà bằng mật ong:

  • Nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày
  • Pha mật ong với nước ấm và nhâm nhi một cách từ từ
  • Dùng 5 – 7 quả quít cắt làm đôi, thêm 15ml mật ong vào. Đem hấp cách thủy và chia 3 lần dùng trong ngày. Ăn cả nước lẫn bã để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Thêm mật ong vào trong trà thảo mộc, chẳng hạn như trà gừng, trà hoa cúc và uống mỗi ngày từ 2 – 3 tách trà. Dùng tốt nhất khi trà còn ấm.

Cách trị viêm amidan mãn tính bằng giấm táo

viêm amidan mãn tính
Giấm táo

Thành phần axit lactic được lên men tự nhiên trong giấm táo chính là phương thuốc hữu hiệu để chữa lành nhiễm trùng amidan. Khi tiếp xúc với cổ họng, chất này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng amidan. Đặc biệt giấm táo khá lành tính nên có thể dùng nguyên liệu này để trị viêm amidan cho cả người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng:

Dùng 1 muỗng giấm táo pha loãng với 200ml nước ấm rồi chia 3 lần uống trong ngày. Vị chua và nồng của giấm táo có thể khiến trẻ khó chịu, hãy thêm 2 thìa mật ong vào hỗn hợp để thức uống này trở nên hấp dẫn hơn.

**Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm amidan tại nhà bằng giấm táo:

Giấm táo có tính axit mạnh. Nếu uống nguyên chất có thể gây hại cho niêm mạc họng và khiến tổn thương bị xót, rát.
Để bảo vệ dạ dày, không uống nước giấm táo quá nhiều hoặc uống khi đói bụng. Tốt nhất bạn nên uống hỗn hợp sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Chữa amidan mãn tính trà thảo dược

viêm amidan mãn tính
Trà thảo dược

Trà thảo mộc không chỉ giúp xoa dịu căng thẳng thần kinh mà còn còn giúp làm dịu kích ứng ở cổ họng, tiêu đờm, kháng viêm, giảm ho và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Được sử dụng để chữa viêm amidan tại nhà phổ biến nhất là các loại trà sau:

  • Trà gừng: Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày là cách đơn giản để xoa dịu cơn đau trong cổ họng và giữ ấm cơ thể. Bạn lấy gừng tươi bào sợi mỏng hoặc thái hạt lựu. Sau đó cho vào ấm nước nóng đậy kín nắp lại để 15 phút. Khi dùng có thể cho thêm mật ong hoặc chanh để dễ uống và cho hiệu quả tốt hơn.
  • Trà cam thảo: Cam thảo được biết đến với tác dụng long đờm, kháng khuẩn, giảm ho khan, ho có đờm do viêm amidan. Bạn cũng lấy 2 thìa rễ cam thảo hãm với nước nóng tương tự như trên. Khi uống nhâm nhi từng chút một cho các chất trong cam thảo thấm sâu vào thành họng và phát huy được tác dụng tốt nhất.
  • Trà xanh: Hoạt chất EGCG trong trà xanh là một chất chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Nó giúp bảo vệ niêm mạc họng và amidan khỏi sự tấn công của các gốc tự do cũng như các tác nhân gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa ung thư họng. Bạn chỉ cần mua lá chè tươi về rồi rửa sạch, vò nát, hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày.
  • Trà bạc hà: Sở hữu hoạt chất methol với hàm lượng cao, trà bạc hà giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh ở khu vực bị bệnh, qua đó giảm cảm giác đau và khó chịu. Dùng 10 lá bạc hà hãm với nước sôi trong 10 phút, bạn đã có ngay một ly trà vừa thơm ngon, vừa có tác dụng điều trị bệnh.

Cách trị amidan mãn tính bằng nghệ vàng

viêm amidan mãn tính
Nghệ vàng

Nghệ không chỉ được dùng để trị vết thương ngoài da mà còn có nhiều tác dụng đối với người bị viêm amidan. Hoạt chất curcumin được tìm thấy trong loại gia vị này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời. Nó giúp giảm sưng amidan và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh:

Có 3 cách chữa viêm amidan tại nhà bằng nghệ đang được dân gian áp dụng:

  • Pha hỗn hợp gồm 1 thìa cà phê bột nghệ + vài hạt muối ăn + 300ml nước ấm. Dùng súc miệng và cổ họng 2 lần trong ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi lên giường ngủ.
  • Giã nát nghệ tươi, sau đó thêm mật ong vào đem hấp cách thủy 20 phút. Chắt nước uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.
  • Để trị viêm amidan ở trẻ em, mẹ có thể thêm một ít bột nghệ vào trong ly sữa ấm cho bé uống.

Chữa viêm amidan mãn tính bằng thuốc

Thanh A Tán

viêm amidan mãn tính
Thanh A Tán

Thành Phần:

  • Kim Ngân Hoa
  • Bồ Công Anh
  • Ngưu Bàng Tử
  • Kinh Giới
  • Hoàng Liên
  • Xuyên Bối Mẫu
  • Tang Bạch Bì
  • Bạc Hà
  • Cam Thảo
  • Phụ Liệu: Calci carbonate, bột talc, megie sterate vừa đủ 100g

Công dụng

  • Giúp thanh phế, giảm ho, làm thông thoáng đường hô hấp, chữa viêm họng.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: khản tiếng, đau rát hầu họng do viêm amidan.

An Hầu Đan

viêm amidan mãn tính
An Hầu Đan

Thành phần

  • Cúc lục lăng: Hàm lượng axit dicaffeoylquinic trong cúc lục lăng có tác dụng kháng vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng ở amidan và hầu họng.
  • Sơn đậu căn: Có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt và giảm đau. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng sát trùng, giảm ho và đau rát cổ họng.
  • Lược vàng: Cây lược vàng có tác dụng nhuận phế, tiêu viêm, giải độc và thanh nhiệt. Dược liệu này được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh ở cơ quan hô hấp như viêm phế quản và viêm họng.
  • Thăng ma: Tác dụng hành ứ huyết, chống viêm và giảm đau. Ngoài ra thăng ma còn có tác dụng ức chế một số loại vi nấm và vi khuẩn có hại.

Công dụng

  • Giảm tình trạng sưng đau, ngứa rát ở cổ họng
  • Cải thiện tình trạng ho, nghẹn vướng khi nuốt do bệnh viêm amidan và viêm họng gây ra
  • Hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng hầu họng và amidan
  • Giảm tình trạng khàn tiếng, mất giọng do viêm thanh quản

Xạ can tán thống

viêm amidan mãn tính
Xạ can tán thống

Công dụng

  • Viêm họng cấp và mãn tính dai dẳng lâu năm
  • Viên họng mãn tính thể nặng, viêm họng tái phát nhiều lần
  • Viêm họng hạt
  • Viêm Amidan
  • Viêm phế quản, nhiễm trùng họng, bỗi nhiễm
  • Ho khan, ho có đờm khiến buổi tối ngủ không yên giấc
  • Giảm ho, đau họng, rát họng, khản tiếng, không còn cảm giác vướng víu nơi cổ họng
  • Kích ứng họng do thời tiết lạnh hoặc do uống nước đá
  • Giúp nhuận phế, làm ấm đường hô hấp

Thành phần

  • Xạ Can

Có tác dụng thanh phế, kháng viêm, giải độc và diệt khuẩn hô hấp, sát trùng cực mạnh.

  • Sa Sâm

Có tác dụng trong cảm sốt, miệng khô khát nước, ho khan, ho ra máu, các chứng viêm họng hạt.

  • Kim Ngân Hoa

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, ho phế nhiệt

  • Kê Huyết Đằng

Có tác dụng trong trường hợp đau nhức họng, khó nuốt, làm tẹt các hạt trong vòm họng một cách nhanh chóng.

  • Cát Cánh

Có tác dụng long đờm giảm sưng cực mạnh, nếu viêm amidan sẽ nhanh chóng hết bệnh

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm amidan mãn tính

viêm amidan mãn tính
Khó thở

Những cách chữa viêm amidan tại nhà ở trên mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với người bệnh. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào sử dụng cũng phát huy được hiệu quả bởi điều này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh của từng cá nhân. Bạn chỉ nên sử dụng những mẹo dân gian này như một phương pháp bổ trợ sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy các triệu chứng vẫn tiếp tục xấu đi hoặc bạn có các dấu hiệu sau, hãy tìm đến bác sĩ điều trị ngay:

  • Cơn đau họng kéo dài từ 2 ngày trở lên
  • Amidan sưng to khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống
  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mửa nhiều
  • Trong người mệt mỏi, không còn sức làm việc
  • Sốt cao kéo dài quá 3 ngày.