Viêm Amidan Mủ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất [2020]

Viêm amidan mủ nguyên nhân từ đâu gây ra, những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời chữa trị và cách điều trị hiệu quả tốt nhất hiện nay.

Viêm amidan mủ là gì ?

viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ

Viêm amidan mủ là một trong những biến chứng của amidan, xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng, tạo thành ổ mủ trong hoặc trên bề mặt amidan. Bệnh xảy ra một phần do cấu trúc nhiều múi, vách ngăn, tạo thành các hốc tự nhiên của amidan khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm và hình thành nên các ổ mủ.

Các kén mủ trong amidan thường vón cục trông như bã đậu, có màu trắng xanh lấm tấm. Cũng bởi vậy, căn bệnh này còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu.

Viêm amidan mủ nguyên nhân gây bệnh

viêm amidan mủ
Môi trường ô nhiễm
  • Do cấu trúc amidan: Amidan được chia thành nhiều hốc lại nằm ở “cửa ngõ” đường ăn và thở do vậy rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, xâm nhập và hình thành các ổ mủ.
  • Do các bệnh tai mũi họng: Tai – mũi – họng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thông nhau qua các lỗ xoang, do vậy khi virus, vi khuẩn tấn công một cơ quan, nếu không xử lý kịp thời các yếu tố này có thể tấn công các cơ quan khác và gây ra bệnh.
  • Do môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chứa các hóa chất độc hại hoặc khói thuốc,… có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp trong đó có viêm amidan hốc mủ.
  • Do vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công, gây ra bệnh.
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa đột ngột cũng khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng có thể gây bệnh.

Triệu chứng viêm amidan mủ

viêm amidan mủ
Sốt cao

Viêm amidan mủ thường gây ra các biểu hiện như đau họng, sốt nhẹ, ho (có thể có đờm), đau họng, miệng hôi, thở khò khè, tiết nhiều nước bọt, sưng hàm… Khi quan sát cổ họng, có thể phát hiện hai amidan sưng đỏ, các hốc có chất màu trắng sữa.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ mà triệu chứng bệnh lại có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Viêm amidan mủ cấp tính: Người bệnh sốt cao, khàn tiếng, ngực đau tức, ho có đờm, lưỡi trắng bẩn, niêm mạc họng sưng to, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Viêm amidan mủ mãn tính: Bệnh nhân sốt nhẹ, cổ họng ngứa rát, hơi thở có mùi, ho khan, khàn giọng, thở khò khè, đêm ngáy to.

Biến chứng nguy hiểm viêm amidan mủ

viêm amidan mủ
Đau rát họng

Đây là tình trạng bệnh phức tạp nhất của tình trạng viêm amidan, dễ gây biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Một số biến chứng bệnh cần lưu ý phải kể tới:

  • Biến chứng tại chỗ: Khu vực amidan bị viêm có thể xuất hiện tình trạng bội nhiễm, gây áp – xe amidan khiến bệnh nhân đau rát, khó nuốt, khó nói, hoạt động miệng trở nên khó khăn.
  • Biến chứng kế cận: Viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác trong của họng, miệng dẫn tới các bệnh như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa,….
  • Biến chứng toàn thân: Có thể gây ra biến chứng ngưng thở khi ngủ do amidan viêm nhiễm sưng to, chèn đường thở, gây áp lực lớn cho phổi.

Viêm amidan mủ có nên cắt không?

viêm amidan mủ
Áp – xe amidan
  • Trường hợp thứ nhất mà bệnh nhân viêm amidan hốc mủ nên thực hiện việc cắt amidan đó là nếu bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài không dứt; mặc dù đã điều trị bằng nội khoa nhưng mà không mang lại được kết quả rõ ràng. Cơn đau, tình trạng khó chịu, triệu chứng vẫn xuất hiện. Lúc này khi đi khám lại, các bác sĩ có thể đưa ra yêu cầu nên cắt viêm amidan hốc mủ.
  • Thứ 2 là trường hợp bệnh tái phát nhiều lần đồng thời người bệnh mắc thêm tình trạng viêm hạch cổ.
  • Thứ 3 là nếu người bệnh bị áp xe quanh amidan và phải nhập viện để điều trị.
  • Thứ 4 là khi tình trạng bệnh biến chuyển sang giai đoạn nặng, làm tắc cả đường hô hấp, bệnh nhân khó nuốt, khó thở, ngủ không yên, ngáy…
  • Thứ 5 là khi bệnh nặng và gây ra các biến chứng như đau cổ họng, viêm xoang hay viêm tai….
  • Thứ 6 là khi viêm amidan nhưng lại làm sưng hạch ở cổ, cái này người bệnh cần liên hệ bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan, rất nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua.

Điều trị viêm amidan mủ bằng thuốc tây y

Điều trị bằng thuốc

viêm amidan mủ
Pennicilin G
  • Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống lại các tác nhân gây bệnh bình thường do sự ức chế tổng hợp màng tế bào gắn vào một số protein đích yếu khiến những ký sinh trùng không thể hoạt động được.
  • Nếu nghi ngờ viêm amidan hốc mủ do nguyên nhân liên cầu b tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.
  • Thuốc giảm ho.

Điều trị tại chỗ

  • Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine…

Điều trị viêm amidan mủ bằng phương pháp tự nhiên

Dùng lá xương xông và mật ong

viêm amidan mủ
Lá xương xông

Khi bị viêm amidan hốc mủ khiến họng bị sưng và đau rát kèm theo bị ho, ho có đờn,.. các bạn có thể dùng bài th.uốc từ lá xương sông thái nhỏ hấp 10 phút với mật ong để uống. Cả 2 nguyên liệu đều có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch cổ họng, chống viêm nhiễm và dịu cổ họng hiệu quả.

Dùng lá húng chanh tươi và đường phèn

viêm amidan mủ
Lá húng chanh tươi

Dùng lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ) và dùng đường phèn khoảng 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và uống từ từ. Bạn cũng có thể ngậm bã và nuốt nước từ từ. Thực hiện dùng th.uốc đều mỗi ngày và liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm amidan hốc mủ giảm đi. Bài th.uốc này còn có tác dụng trị ho do viêm họng rất hiệu quả nữa đấy.

Dùng sữa nghệ

Nghệ
Nghệ

Điều trị bệnh viêm amidan bằng sữa nghệ chắc nhiều người vẫn chưa nghe nói tới. Tuy nhiên, đây lại là một phương th.uốc điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ dễ thực hiện mà hiệu quả lắm đấy. Chất curcumin chứa trong nghệ có công dụng chống oxy hóa hiệu quả, làm lành vết thương.

Cách làm:

  • Lấy 1 củ nghệ tươi giã nhỏ, đun sữa nóng rồi cho nghệ đã giã vào khuấy đều.
  • Chắt lấy nước bỏ bã để uống. Hoặc bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mua sẵn tinh bột nghệ, đun sữa ấm rồi cho thêm tinh bột nghệ, khuấy tan để uống.
  • Thực hiện bài th.uốc này liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả sẽ thấy viêm amidan hốc mủ đỡ hơn đấy!
  • Dùng nước chanh muối mật ong
  • Chắc cũng chẳng còn ai xa lạ với công thức chanh muối chữa viêm họng, viêm amidan nữa. Thay đổi thêm một chút bằng cách thêm vào cốc nước chanh một thìa mật ong sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì không chỉ ngon hơn, nó còn có tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

Sử dụng lá hẹ hấp

Lá hẹ hấp
Lá hẹ hấp

Uống ước lá hẹ hấp cũng là một trong những mẹo chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả được tin dùng. Hằng ngày, bạn chỉ cần trộn lá hẹ đã thái nhỏ với mật ông vào một bát, thêm một vài lát gừng được cắt mỏng rồi đem chúng đi hấp với cơm. Sau đó, sử dụng cả nước lẫn cái sẽ có công dụng rất tốt trong việc trị amidan hốc mủ.

Sử dụng nước hấp rau diếp cá

Rau diếp cá
Rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến là loại rau sống quen thuộc được người người ưa thích sử dụng để ăn kèm chung với các món ăn hiện nay. Ngoài ra, rau diếp cá còn có một công dụng khác, là mẹo chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà rất hiệu quả.

Cách làm nước hấp rau diếp cá để chữa viêm amidan hốc mủ này cũng đơn giản. bạn chỉ cần đem một nắm rau diếp cá tươi đi rửa sạch sau đó đem đi hấp cách thủy cùng với mật ong và đường phèn lấy nước uống mỗi ngày. Kiên trì uống nước từ rau diếp cá hấp cách thủy này sẽ giúp bạn trị viêm amidan hốc mủ tại nhà hiệu quả nhất.

Điều trị viêm amidan mủ bằng thuốc

Xạ can tán thống

Xạ can tán thống
Xạ can tán thống

Thành phần:

  • Cao Khô Sa Sâm
  • Cao Khô Kê Huyết Đằng
  • Cao Khô Cát Cánh
  • Cao Khô Xạ Can
  • Cao Khô Cam Thảo
  • Cao Khô Kim Ngân Hoa
  • Cao Khô Đương Quy

Công dụng:

  • Giúp giảm các triệu chứng của ho, trị đau họng, rát họng, khản tiếng.
  • Giúp nhuận phế, làm ấm đường hô hấp
  • Giúp điều trị viêm amindan hiệu quả được tổng hợp và nguyên cứu từ các chuyên gia hàng đầu và được làm từ thảo dược
    thiên nhiên 100% giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả

An phế khang

An phế khang
An phế khang

Thành Phần:

  • Cát cánh: có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt, giúp long đờm, giảm sưng cực mạnh, nếu bị viêm amidan sử dụng cũng nhanh chóng hết bệnh
  • Xuyên bối mẫu: tăng cường công năng nhuận phế, hóa đờm, thanh phế nhiệt, giáng khí nghịch, chỉ khái; dùng điều trị các chứng ho: ho gió, ho khan, ho có đờm; đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, phế nhiệt, ho tái đi tái lại nhiều lần do dị ứng thời tiết.
  • Ngũ vị tử: có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc, sát khuẩn, ho phế nhiệt
  • Trần bì: có tác dụng trị hạ cảm sốt, miệng khô, ho khan, ho có đờm và các chứng viêm họng hạt.
  • Hoàng bá: giúp hạ nhiệt, tiêu viêm, chữa đau nhức họng, khó nuốt, làm tẹt các hạt trong vòm họng một cách nhanh chóng

Công Dụng:

  • Hỗ trợ điều trị ho đàm, ho khan giúp bạn ngủ yên giấc
  • Hỗ trợ trị viêm họng cấp và mãn tính lâu năm, dai dẳng
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng hạt, viêm amidan hiệu quả
  • Giảm đau họng và cảm giác vướng víu trong cổ họng
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản, nhiễm trùng họng.
  • Khi gặp thời tiết lạnh hoặc uống nước đá cũng không dễ bị kích ứng họng.

Thanh Phế Nhiệt

Thanh Phế Nhiệt
Thanh Phế Nhiệt

Thành Phần:

Bách hộ, Xuyên bối mẫu, Đương quy, Tang bạch bì, Mạch môn, Huyền sâm, Kim ngân hoa, Sài hổ, Kha tử, Bạc hà, Cát cánh, Bạch truật, Hoàng kỳ, Trần bì, Cam thảo, Kinh giới.

Công Dụng:

  • Giúp Thanh Nhiệt, giảm các triệu chứng đau ho rát họng do bị ho (viêm họng).
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng, amidan cấp và mãn tính.
  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp ho khan, ho có đờm, khó thở và khàn tiếng

Viêm amidan mủ nên ăn gì, kiêng gì?

Nên ăn Cháo
Nên ăn Cháo

Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì?

  • Những món mềm, dễ nuốt như cháo, súp
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây, nhất là loại chứa nhiều vitamin C
  • Uống nhiều nước

Viêm amidan hốc mủ không nên ăn gì?

  • Hạn chế thực phẩm cay nóng chứa ớt, hạt tiêu, mù tạt…
  • Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
  • Tránh xa thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…