Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Nguy cơ tàn phế cao ngay ở tuổi trẻ [2020]

Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh đáng sợ của rất nhiều người. Do tính chất thoái hóa nhanh, khó điều trị. Tốt nhất không nên chủ quan.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì

Viêm đa khớp dạng thấp là gì
Viêm đa khớp dạng thấp là gì

Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhận diện. Sau đó nó loại bỏ các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng lại tấn công nhầm. Vào các mô của chính cơ thể, cụ thể là tại các khớp xương. Hệ quả là các khớp xương sẽ bị viêm nhiễm, sưng, đau và xơ cứng.

Viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải ở bất kỳ khớp xương nào. Nhưng thường gặp nhất là các khớp ở tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối… Điều này khiến người bệnh đi lại khó khăn, kém linh hoạt trong các vận động đơn giản. như mặc quần áo, mang vác đồ, đánh máy… Lâu dần bệnh sẽ phá hủy sụn khớp, dẫn tới teo cơ, tàn tật… Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác như: da, mắt, phổi, tim và mạch máu…

Như vậy, viêm khớp dạng thấp là bệnh có diễn biến khá phức tạp. Hậu quả để lại nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Người mắc bệnh có nguy cơ tàn phế cao. Dễ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, cần điều trị kịp thời để làm chậm tiến triển của bệnh. Hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp

Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp.
  • Tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
  • Gia đình có người mắc bệnh viêm khớp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
  • Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường.
  • Môi trường: Sự phơi nhiễm môi trường làm gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Hệ thống miễn dịch:70% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đều có hệ miễn dịch kém.

Thực tế, ngày nay không chỉ người già mới bị viêm khớp dạng thấp. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những năm gần đây bệnh phổ biến nhất trong độ tuổi từ 20 – 40. Với tỉ lệ nữ mắc nhiều gấp 2, 3 lần nam giới. Do vậy, ai cũng cần có ý thức bảo vệ sức khỏe chống các bệnh xương khớp.

Biến chứng nguy hiểm viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Tuy không phải bệnh gây chết người. Nhưng viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ. Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, cụ thể:

  • Biến chứng về mắt. Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa cho người bệnh;
  • Bệnh về phổi. Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi;
  • Các vấn đề về tim mạch. Những người bị viêm khớp dạng thấp. Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường. Nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 – 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần;
  • Viêm khớp dạng thấp có thể gây bệnh tim mạch
  • Tổn thương thần kinh. Với những người bị viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh;
  • Viêm mạch máu. Viêm khớp dạng thấp khiến mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, làm ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.
  • Loãng xương. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương. Đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Biểu hiện của bệnh viêm đa khớp

  • Các bệnh chuyển hóa: suy gan và suy thận. Thống phong giả (do hình thành tinh thể quanh khớp), bệnh gout.
  • Các trường hợp thoái hóa cấu trúc như thoái hóa khớp (do sụn xương bị hao mòn).
  • Do các bệnh nhiễm trùng: bệnh lyme, bệnh well, bệnh lao và bệnh whipple.
  • Bệnh viêm mạch máu: viêm mạch ( các mạch máu bị tấn công do hệ miễn dịch). Hoặc viêm khớp tế bào (cản trở lưu thông máu trong động mạch).
  • Bệnh nội tiết.
Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
Triệu chứng viêm đa khớp

Triệu chứng

Một vài triệu chứng của bệnh phổ biến bao gồm đau, viêm hay không viêm. Sưng đỏ nóng vùng khớp, cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 tiếng. Bắt đầu từ khớp nhỏ ngoại biên như khớp đốt giữa các ngón tay, cổ tay, bàn tay, khớp gối…v..v.. Có tính chất ảnh hưởng nhiều nơi cùng lúc. Bệnh nhân có thể sốt và sụt cân bất thường, thường xuyên mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược.

Ngoài ra viêm đa khớp dạng thấp còn có một triệu chứng khá đặc biệt. Là tính đối xứng giữa các bộ phận. Ví dụ như bệnh nhân bị viêm bên bàn tay trái. Bên bàn tay phải cũng xuất hiện, tương tự với các bộ phận khác.

Các phương pháp điều  trị viêm đa khớp dạng thấp

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất hiện nay vẫn là dùng thuốc. Tập vật lý trị liệu hoặc là phẫu thuật.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y
  • Tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mà các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc kèm theo những cảnh báo sau đây:
  • Thuốc chống viêm không steroid có thể giảm đau. Tác dụng phụ có thể là kích ứng dạ dày, vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Thuốc chống thấp khớp làm chậm sự tiến triển. Của viêm khớp dạng thấp, giúp các mô và các khớp thoát khỏi tổn thương vĩnh viễn. Tác dụng phụ của nhóm này có thể là tổn thương gan, ức chế tủy xương hoặc nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc sinh học là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T. Đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác.
  • Thường khi kê các loại thuốc tây. Bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12… Tuy nhiên, do vẫn tiềm ẩn tác dụng phụ trong điều trị bằng thuốc tây. Nên người bệnh cũng cần phòng ngừa và chú ý phát hiện sớm các vấn đề. Như: viêm, loét dạ dày, tá tràng; loãng xương; thiếu máu…

Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp

Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp

Trường hợp các thuốc không đáp ứng trong điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc không thể ngăn ngừa hay làm chậm các tổn thương khớp, các bác sĩ sẽ xem xét áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh. Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Có thể thực hiện tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Theo thời gian, các viêm và tổn thương ở khớp có thể làm cho gân quanh khớp bị vỡ ra, cần được phẫu thuật.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp điều chỉnh khớp và giảm đau.
  • Thay toàn bộ khớp: Là phương pháp loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo kim loại hoặc nhựa. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.

Tập luyện phòng tránh điều trị bệnh

  • Tập luyện, vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
  • Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng.
  • Sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ.

Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng cử động, làm giảm đau và cải thiện chức năng của khớp. Tuy nhiên, cả trong và sau khi phẫu thuật đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhiều trường hợp sau phẫu thuật có thể bị liệt hoàn toàn.

Do đó, các bác sĩ rất hạn chế sử dụng phương án điều trị phẫu thuật hay mổ viêm khớp, việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp nặng, mất hết khả năng vận động và không còn phương án nào khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Giảm cân nếu bị thừa cân;
Giảm cân nếu bị thừa cân;

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm khớp dạng thấp?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp dạng thấp của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

  • Dùng thuốc theo chỉ định;
  • Giảm cân nếu bị thừa cân;
  • Trò chuyện hay đọc sách, nghe nhạc, yoga để giảm stress;
  • Tập thể dục thường xuyên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết bài tập và cường độ tập thích hợp;
  • Bạn phải đi khám ngay hoặc cấp cứu nếu bị sốt cao cùng với khớp bị nóng, tấy đỏ;
  • Bạn không được uống rượu quá mức khi đang điều trị.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính. Bệnh có những đợt cấp gây viêm, đau khớp và giai đoạn lui bệnh sau khi điều trị. Các biện pháp chữa trị hiện tại chủ yếu là kéo dài thời gian lui bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp nặng và ngăn ngừa biến dạng khớp. Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì