Mục lục
Viêm loét đại tràng là căn bệnh không ai mong muốn gặp phải. Do đại tràng là nơi chứa đựng phân nên không ai được phép chủ quan với biến chứng của bệnh.
Viêm loét gây ra những vết chảy máu tại đường tiêu hóa của người bệnh. Trên phương diện sức khỏe, bất kỳ ai cũng cần biết cách phòng tránh những bệnh hệ tiêu hóa. Đặc biệt là đối với bệnh đại tràng. Người bệnh cần biết những thông tin cơ bản để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời ngay lập tức.
Cùng xem ngay các hậu quả cũng như các biến chứng cơ bản của bệnh về đại tràng qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm loét đại tràng là bệnh gì?
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thư (Nguyên Viện Trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc) cho biết:
“Viêm đại tràng chính là tình trạng tổn thương của riêng ruột già và là một dạng của bệnh viêm ruột. Vết loét thường xuất hiện ở mặt trong, tức mặt lòng ống của ruột già. Bao gồm cả đại tràng và trực tràng. Các vết loét này là các điểm trên lớp niêm mạc. Mà tại đó phần mô bị phá hủy, hình thành nên các vết thương hở trên bề mặt ruột.
Như tên gọi, bệnh lý này gây viêm và loét. Ảnh hưởng đến lớp niêm mạc và lớp dưới niêm của chỉ riêng đại tràng. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, một dạng khác của bệnh viêm ruột.”
Nguyên nhân tiêu biểu hình thành bệnh
Tuy rằng những yếu tố môi trường nhất định như chế độ ăn hay stress. Đã từng được cho là thủ phạm của các vết loét ở ruột. Nhưng người ta lại nhận thấy các yếu tố nêu trên chỉ đóng vai trò thứ yếu. Viêm loét đại tràng ngày nay được cho là có căn nguyên của các bệnh tự miễn.
Tế bào lympho T gây độc từ hệ miễn dịch thường được tìm thấy trong lớp biểu mô lót đại tràng. Nên người ta nghĩ rằng hiện tượng viêm và loét đại tràng. Do các tế bào T phá hủy lớp tế bào lót mặt trong đại tràng. Hình thành nên các vùng tổn thương và loét. Tuy nhiên người ta vẫn chưa xác định được rõ ràng mục tiêu tấn công của các tế bào T này tại ruột.
Bệnh nhân cũng thường có nhiều vi khuẩn đường ruột có khả năng sản xuất sunfit. Nồng độ sulfit cao cũng có liên quan đến những đợt viêm cấp, gây cản trở quá trình thoái lui bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là những liên hệ và giả thuyết. Chúng ta vẫn chưa thể làm sáng tỏ cơ chế chính xác của sự phá hủy niêm mạc.
Nguyên nhân sâu xa có thể là sự phối hợp giữa kích thích từ môi trường. Như vi khuẩn sản xuất sunfit, và yếu tố di truyền, bởi những bệnh nhân có tiền căn gia đình mắc viêm loét đại tràng. Có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ trẻ từ tuổi vị thành niên đến độ tuổi 30.
Dấu hiệu tiêu biểu của bệnh
Trên đây là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh. Được các chuyên gia khảo sát và đưa ra dãy các triệu chứng tiêu biểu nhất. Trên thực tế, còn rất nhiều dấu hiệu khác nữa cần được nhận biết rõ ràng nhờ can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu đã mắc một trong các triệu chứng dưới đây. Rất có thể bạn đã bị viêm loét đại tràng.
- Tiêu máu (phân lỏng có máu, mủ và chất nhầy)
- Mót rặn
- Đau bụng; phản ứng thành bụng ở những trường hợp nặng
- Đau mót rặn ở trực tràng, đôi khi người bệnh không giữ được phân
- Sốt
- Sụt cân
- Đau khớp và viêm khớp: ở 15-20% các trường hợp
- Viêm cột sống: 3-6% các trường hợp
- Mắt: 4-10% các trường hợp, bao gồm viêm thượng củng mạc, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, bệnh lý giác mạc, loét rìa giác mạc, bệnh võng mạc trung tâm
- Hồng ban nút
- Hoại tử mủ da
- Loét miệng aphthơ: 5-10% trường hợp
- Gan nhiễm mỡ (thường gặp), gan to
- Viêm quanh đường mật (pericholangitis), ít gặp
- Viêm xơ cứng đường mật nguyên phát: 1-4% trường hợp
- Xơ gan: 1-5% trường hợp VLDT
- Carcinôm đường mật
- Bệnh lý thuyên tắc-huyết tắc: 1-6% trường hợp VLDT
- Viêm màng ngoài tim (hiếm gặp)
- Bệnh amyloid (thoái hoá tinh bột), hiếm gặp
Bệnh viêm loét đại tràng có gây ung thư đại tràng?
Bệnh nhân bị bệnh kéo dài ít nhất 8 năm có nguy cơ cao hình thành ung thư đại tràng.
Nguy cơ càng tăng khi tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Do đó cần có kế hoạch tầm soát ung thư đại tràng đều đặn. Cũng cần ghi nhớ một điều là có đến 90% bệnh nhân viêm loét đại tràng không bị ung thư đại tràng.
Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì?
Tuy rằng, thực phẩm không thực sự là nguyên nhân hay là phương thuốc để chữa khỏi bệnh viêm loét đại tràng, nhưng đó là một công cụ hữu ích, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Một thực đơn khỏe mạnh sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng, protein và khoáng chất của cơ thể. Dưới đây là 7 loại thực phẩm người viêm loét đại tràng nên ăn:
Viêm loét đại tràng nên ăn sữa chua
Sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác, như tương đậu nành, dưa cải muối hay kefir có chứa probiotics. Probiotics là những vi khuẩn có lợi trong các loại thực phẩm lên men và sữa chua. Loại vi khuẩn có lợi này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ăn những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống và hoạt động như vậy, có thể giúp duy trì ở mức độ tối đa các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Nhưng bạn cũng nên chú ý tới lượng đường trong sữa chua. Sữa chua nguyên chất, không đường là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm loét đại tràng. Nếu không quen ăn sữa chua không đường, bạn cũng có thể cho thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để dễ ăn hơn.
Viêm loét đại tràng nên ăn cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Đây là loại axit béo rất tốt cho trí não, tim mạch, làn da và đại tràng của bạn. Các loại axit béo cần thiết được cho là có tác dụng làm giảm viêm. Điều đó có nghĩa là, ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng được tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Cá ngừ, quả óc chó, dầu hạt lanh và dầu đậu nành cũng là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 rất tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý tuy cá hồi có thể ăn sống nhưng những người có triệu chứng viêm loét đại tràng thì nên sử dụng cá hồi qua chế biến (hấp, chiên, rim…) để tránh đau bụng nhé.
Các loại bí tốt cho người đại tràng
Tất cả các loại quả thuộc họ bí, bao gồm bí đỏ hồ lô, bí ngô, bí xanh, bí đao… đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bí có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và Vitamin C. Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
Trứng đơn giản nhưng tốt hiệu quả
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm đại tràng chảy máu, bạn hãy lựa chọn thực phẩm đơn giản nhất và đa dụng nhất chính là trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong khi các cơn viêm loét đại tràng bùng phát. Trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B là những loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.
Viêm loét đại tràng nên ăn quả bơ
Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm loét đại tràng, thì quả bơ có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém.
Các loại hạt tốt vô cùng
Dầu ôliu, các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và óc chó. Là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng và chất lượng. Ăn một ít các loại hạt như một bữa ăn nhẹ hoặc làm bánh mỳ bơ từ các loại hạt hay dùng ngũ cốc ăn sáng với các loại hạt là những lựa chọn không tệ.
Chú ý quan trọng: Khi các đợt viêm loét đại tràng đang bùng phát, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại hạt vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm triệu chứng của bạn nặng hơn.
Viêm loét đại tràng nên ăn thịt nạc
Theo Hiệp hội bệnh Crohn và bệnh loét đại tràng tại Mỹ, bạn cần phải tăng lượng protein nạp vào cơ thể trong và sau các đợt bị viêm. Vì các chất béo bão hòa có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, nên bạn hãy lựa chọn các loại thịt nạc để có được nguồn cung cấp protein tốt nhất. Các loại thịt trắng gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn đều là những sự lựa chọn tốt vì chứa nhiều protein và ít chất béo có hại cho cơ thể.