Viêm Nướu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị [Full 2020]

Viêm nướu răng là bệnh gây đau đớn ở các mô xung quanh và nâng đỡ răng. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan và chính xác bệnh viêm nướu là gì nhé!

Viêm nướu là gì?

viêm nướu
Viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng nướu (lợi) bị viêm, thường do nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, nó có thể tiến triển thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, viêm nướu và viêm nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.

Có hai loại viêm nướu là: viêm nướu răng và viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi tiến triển nặng do răng miệng không được chăm sóc thích hợp thì được gọi là viêm nha chu.

Bệnh không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh

Nguyên nhân viêm nướu

Nguyên nhân bệnh
Nguyên nhân viêm nướu

Nguyên nhân viêm nướu thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng.

Nếu các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ trong hơn hai đến ba ngày thì sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Từ đó, các mảng bám và cao răng chính là điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Sử dụng thuốc lá
  • Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh
  • Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư,… khiến hệ miễn dịch suy yếu
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Triệu chứng bệnh Viêm nướu

Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh

Bệnh thường ít khi đau vì vậy người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nướu có thể có là:

  • Nướu răng sưng húp, mềm
  • Lợi teo rút
  • Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, có thể nhận biết qua màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa
  • Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ
  • Có thể thường xuyên bị loét miệng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có cảm giác đau khi nha

Nếu không điều trị thì bệnh có thể tiến triển lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu) và có thể dẫn đến mất răng

Đối tượng nguy cơ mắc

viêm nướu
Đối tượng mắc bệnh

Viêm nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ bị nhiều hơn là:

  • Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém
  • Người hút thuốc lá, bia rượu
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém

Cách điều trị bệnh

Bạn phải thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn cũng nên cắt giảm việc hút thuốc và kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.

viêm nướu
Cách điều trị bệnh

Làm sạch răng

Có một số kỹ thuật có thể được sử dụng để làm sạch răng mà không cần phẫu thuật. Tất cả đều loại bỏ mảng bám và vi khuẩn để ngăn ngừa kích ứng nướu: loại bỏ cao răng bên trên và dưới nướu; loại bỏ mảng bám và cao răng từ bề mặt chân răng; dùng laser có thể loại bỏ cao răng, ít đau và chảy máu hơn so với những cách khác…

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị viêm nướu:

  • Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine để khử trùng miệng.
  • Kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị các khu vực viêm nướu kéo dài.
  • Doxycycline, một loại kháng sinh, có thể giúp giữ cho các enzyme không gây tổn thương cho răng.

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật nắp là một thủ thuật trong đó nướu được nâng trở lại trong khi mảng bám và cao răng được lấy ra. Nướu sau đó được khâu tại chỗ để vừa khít quanh răng.
  • Ghép xương và mô có thể được sử dụng khi răng và hàm bị tổn thương quá nhiều để chữa lành.

Cách điều trị từ dân gian

Baking soda (bột nở)

Baking soda (bột nở)
Baking soda (bột nở)

Không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm mà còn giúp trung hòa độ a xít trong miệng, từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nướu răng. Hòa một ít baking soda vào ly nước ấm. Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch này, sau đó chải răng.

Túi trà

Túi trà
Túi trà

Lượng a xít tannic trong túi trà đã qua sử dụng có thể giảm viêm nướu răng, răng sâu rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn để nguội một chút.

Đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn. Đây là biện pháp khắc phục tại nhà rất đơn giản để ngừa viêm nướu răng.

Mật ong

Mật ong
Mật ong

Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi đánh răng, chỉ cần chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu có vấn đề.

Nam việt quất

Dùng nước ép nam việt quất không đường có thể làm giảm viêm nướu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn dính vào răng.

Chanh

tác dụng Chanh
Chanh

Đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn nữa, chanh chứa vitamin C, có thể giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ. Thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi súc miệng bằng nước.

Nước muối

Nước muối
Nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp giảm các cơn đau do viêm nướu răng gây ra. Hòa 2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm mạnh.

Phòng ngừa bệnh

viêm nướu
Phòng ngừa bệnh

Biện pháp phòng ngừa tích cực nhất của bệnh viêm nướu là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng làm sạch cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ
  • Khuyến khích sử dụng chỉ nha kho để làm sạch các mảng bám thức ăn trên kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì dễ gây tổn thương lợi
  • Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực nướu giúp chữa bệnh

Ngoài ra còn cần có một chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, không làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh viêm nướu răng. Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết đến các bạn để có thể phòng ngừa các bệnh về răng miệng đúng cách hơn, có một hàm răng khỏe mạnh.