Xoang Là Gì? Biến Chứng Nguy Hiểm, Cách Điều Trị Hiệu Quả [2020]

Xoang có chức năng rất quan trọng trong cơ thể, tìm hiểu ngay các nguy cơ cũng như các dấu hiệu để phòng trống các bệnh về xoang hiệu quả ngay nhé!

Xoang là gì?

xoang
xoang

Mặt và sọ gồm có nhiều khối xương tiếp với nhau. Nếu các khối xương này đều đặc, thì đầu rất nặng, gây khó khăn trong di chuyển. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hóa đã tạo ra những lổ trống trong lòng các xương. Những lổ trống này được gọi là xoang.

Các xoang này lớn nhỏ tùy theo chỗ. Đặc biệt là các xoang đều có lổ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.

Các xoang trước

Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía trước mũi.

Các xoang sau

Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.

Xoang bướm: gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.

Chức năng của xoang

Có hai chức năng rõ rệt:

Làm nhẹ đầu.

Thùng cộng hưởng: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh đặc biệt. Mỗi người đều có hệ thống khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.

Các bệnh thường gặp ở xoang

xoang
Viêm xoang

Xoang mũi là các hốc xương rỗng nằm trong xương sọ mặt, phân bố quanh mũi và thông với hốc mũi. Nhiệm vụ chính của các xoang này là làm ẩm và lọc không khí đi vào mũi.

Viêm xoang mũi là bệnh lý hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây tắc nghẽn các ô xoang, khiến mủ, dịch ứ đọng, không thể thoát ra ngoài, lâu ngày dẫn tới viêm nhiễm tại khu vực này.

Tình trạng bệnh được chia thành 2 dạng theo cấp độ diễn tiến và nghiêm trọng gồm:

  • Viêm xoang mũi cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng/ viêm trong thời gian ngắn, thường dưới 4 tuần. Khi gặp dạng viêm xoang này, người bệnh bị tắc mũi, khiến chất nhầy không thể thoát ra khỏi mũi gây áp lực lên xương gò má.
  • Viêm xoang mũi mãn tính: Là tình trạng bệnh kéo dài ít nhất 12 tuần và thường xuyên tái phát. Bệnh làm cản trở quá trình dẫn lưu chất dịch, gây ra dịch mủ. Người bị viêm xoang mũi mãn tính thường gặp khó khăn khi thở bằng mũi, vùng quanh mắt, mặt cũng bị sưng, cảm thấy đau.

Triệu chứng của viêm xoang

xoang
Chảy dịch mũi
  • Chảy dịch mũi: Dịch nhầy có thể chảy ra đường mũi hoặc chảy xuống họng. Dịch nhầy ở giai đoạn đầu của bệnh thường loãng, khi bệnh ở giai đoạn nặng, dịch đặc dần, có màu vàng hoặc xanh.
  • Ngạt mũi: Xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, khó thở, khó ngửi. Nhiều trường hợp bệnh nặng người bệnh còn bị điếc mũi do các niêm mạc bị viêm nhiễm nặng, phù nền khiến mùi không tới được thần kinh khứu giác.
  • Đau nhức: Đau nhức các vùng xương quanh xoang là triệu chứng điển hình của bệnh. Các cơn đau thường xuất hiện ở giữa hai lông mày, xung quanh cánh mũi, ở xương trán hoặc hai hốc mắt,…
  • Chóng mặt, buồn nôn, cơ thể suy nhược: Đau đầu, chảy dịch mũi thường xuyên cũng khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Lâu ngày, tình trạng này có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm xoang mũi

xoang
siêu vi
  • Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm. Ví dụ: dị ứng, polyp mũi
  • Người có các khối u trong mũi và trong khu vực dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu.
  • Do các rối loạn di truyền như xơ nang

Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:

  • Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
  • Người hút thuốc lá
  • Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang

Xoang
Biến chứng về não
  • Biến chứng ở mắt: Biến chứng thường gặp là viêm dây thần kinh hốc mắt, gây ra tình trạng áp-xe hay túi lệ áp-xe, khiến mi mắt sưng đỏ, gây đau và có thể xuất hiện các túi mủ.
  • Biến chứng ở não: Bệnh nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới màng não, dẫn tới viêm màng não cùng các biểu hiện như đau đầu, mờ mắt, ù tai,…
  • Biến chứng ở xương: Bệnh có thể gây tắc mạch máu ở xương trán, sọ gây ra đau nhức. Lâu ngày có thể hình thành các ổ áp-xe khiến xương bị viêm và chảy máu trong xương, thậm chí có thể hình thành các ổ mủ trong xương.

Phương pháp điều trị Tây y

Điều trị nội khoa

xoang
Thuốc kháng sinh

Điều trị nội khoa, người bệnh thường được kê đơn một số loại thuốc như:

  • Kháng sinh: Dùng cho trường hợp viêm xoang mũi do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là amoxicillin, doxycycline. Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự dùng.
  • Giảm đau: Giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, thường gặp là aspirin, acetaminophen,… Trong đó aspirin không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
  • Thuốc xịt mũi: Giúp giảm nhanh cảm giác nghẹt mũi, khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không được dùng quá 5 ngày bởi có thể dẫn tới tình trạng “nhờn” thuốc hoặc ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp,…
  • Thuốc rửa mũi: Thường là các dung dịch nước muối loãng, NaCL 0.9% giúp vệ sinh mũi, loại bỏ vi khuẩn.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật
Phẫu thuật

Với những trường hợp nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân có thể phải can thiệp bằng ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm mở lối thông tự nhiên giúp loại bỏ dịch, mủ trong các hốc.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Chỉ áp dụng phẫu thuật chữa khi cho các trường hợp:

  • Viêm xoang mũi mãn tính và bị tắc nghẽn những lỗ thông do thịt
  • Cấu trúc bất thường, mỏ tróc xoang lớn, vẹo vách ngăn, polyp mũi,…

Hơn nữa, việc phẫu thuật cũng chưa chắc đã giúp bệnh nhân điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh vẫn có thể tái phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc khi chữa bằng phương pháp này.

Chữa viêm xoang bằng dân gian

Chữa viêm xoang mũi bằng tỏi

tỏi
tỏi

Tỏi là một trong những nguyên liệu có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao có thể đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Cách dùng rất đơn giản, người bệnh có thể dùng tỏi giã nát, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1 sau đó dùng tăm bông thấm hỗn hợp mật ong và tỏi sau đó để trong mũi 1 tiếng. Thực hiện việc này 2 lần/ tuần sẽ thấy kết quả rất tốt.

Chữa bằng lá chanh

lá chanh
lá chanh

Lá chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm sưng tấy và dịch mũi. Người bệnh có thể dùng lá chanh đun sôi với nước trong 10 phút sau đó dùng nước lá chanh súc miệng mỗi ngày. Việc này có thể giúp thông mũi, thông họng, giảm dịch nhầy rất hiệu quả.

Chữa bằng hoa ngũ sắc

hoa ngũ sắc
hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt nhưng không phải ai cũng biết tới phương pháp này. Người bệnh có thể dùng lá cây ngũ sắc giã nát, lọc lấy nước sau đó dùng tăm bông thấm lấy dung dịch rồi đặt vào hốc mũi khoảng 20 phút rồi rút tăm bông, xì nhẹ để dịch mũi từ trong thoát ra ngoài. Lưu ý, bệnh nhân không nên xì mũi mạnh bởi việc này có thể gây tổn thương phần nối giữa mũi dẫn tới viêm tai giữa cấp.

Chữa viêm xoang mũi bằng Đông y

xoang
Cẩm thảo dịch giao tán

Theo quan điểm của Đông y, viêm xoang mũi là bệnh do can hỏa, phế khí bị suy yếu, thận âm hư làm mất cân bằng âm dương dẫn tới sức đề kháng suy yếu, ngoại tà dễ xâm nhập, gây ra bệnh.

Do vậy để điều trị dứt điểm, bên cạnh xử lý các triệu chứng bệnh, Đông y cho rằng cần tập trung điều lý tạng phủ và khôi phục chức năng của các cơ quan nội tạng. Nhờ đó vệ khí, chính khí và âm dương được cân bằng, sức đề kháng được cải thiện. Thuốc cẩm thảo dịch giao tán đã tập hợp đủ các phương thức điều trị đó.

Công dụng chính:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…
  • Giúp làm giảm triệu chứng của viêm đường hô hấp trên :
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.

Thành phần

Chai xịt Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.

Hộp uống Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Phòng ngừa viêm xoang hiệu quả

Đeo khẩu trang trước khi ra đường
Đeo khẩu trang trước khi ra đường
  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
  • Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
  • Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.
  • Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
  • Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh.
  • Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.