HP là gì? Có xuất hiện ở trẻ nhỏ không? Lây nhiễm không? Điều trị thế nào [2020]

HP là gì? Tại sao lại cần loại bỏ và điều trị khuẩn HP càng sớm càng tốt. Phòng tránh lây nhiễm HP ở trẻ sơ sinh bao gồm những cách điều trị nào. Xem ngay các cách điều trị HP cho trẻ nhỏ ngay lập tức

Vi khuẩn HP là gì?

Vi Khuẩn Hp
Vi Khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân chính. Dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Chúng tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng gây nên tình trạng viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Vi khuẩn HP trẻ nhỏ có lây nhiễm không?

Đường Lây Truyền Của Vi Khuẩn Hp
Đường Lây Truyền Của Vi Khuẩn Hp

Có rất nhiều con đường lây nhiễm HP. Một trong những con đường lây truyền HP tới trẻ nhỏ đều do người lớn. Vậy đường lây truyền HP là gì?

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, 3 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP đó là:

  • Lây nhiễm qua đường miệng. H.Pylori không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh. Chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau.Dùng chung bát nước chấm… Do đó nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
  • Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày. Trong quá trình thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu việc vệ sinh dụng cụ nội soi không được đảm bảo, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
  • Lây nhiễm qua đường phân – miệng. Vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch. Hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị lây nhiễm HP nhất, nguyên nhân là do môi trường sống. Thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, đút trẻ ăn bằng bát. Đũa chung, mớm cơm cho trẻ, ngoài ra hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố gây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ.

Nhiễm Hp ở trẻ em và người lớn có điểm khác biệt nào?

Nhìn chung tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em trong cộng đồng là thấp hơn người lớn. Càng lớn tuổi thì khả năng mắc Hp càng cao. Một khác biệt nữa là nhiễm Hp ở trẻ em. Hầu như không dẫn đến các biến chứng ác tính (đây là điều các phụ huynh lo lắng và quan tâm nhất).

Trẻ em sẽ có các vấn đề khác người lớn về ăn uống, sinh hoạt, uống thuốc. Nên việc điều trị và tuân thủ uống thuốc đúng chỉ định cũng có những khó khăn riêng. Cuối cùng, do thường xuyên mắc nhiễm trùng hô hấp trên. Phải dùng kháng sinh nên gần đây tỷ lệ Hp đề kháng với kháng sinh ở trẻ em có xu hướng cao hơn người lớn.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP là gì?

Ít bố mẹ biết rằng, vi khuẩn HP có thể tấn công trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP của trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo, trẻ vị thành niên lại có những điểm khác biệt.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày ở trẻ sơ sinh

Hp là gì
Triệu Chứng Vi Khuẩn Hp ở Trẻ Trong độ Tuổi Mẫu Giáo

Phát hiện vi khuẩn HP ở trẻ sơ sinh là điều khá khó khăn. Bởi lẽ những triệu chứng là bé khó chịu chỉ biểu hiện qua tiếng khóc. Theo bác sỹ chuyên khoa bố mẹ hãy để ý kỹ những dấu hiệu sau đây:

  • Bé quấy khóc liên tục
  • Không chịu bú, hay bị trớ sữa
  • Đau vùng thượng vị, vừa cong lưng vừa khóc gắt
  • Phân có dấu hiệu bất thường

Triệu chứng vi khuẩn HP ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo

Khi nhiễm vi khuẩn HP, trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Đau bụng liên tục, dữ dội, quặn từng cơn
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao
  • Rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng của vi khuẩn HP ở trẻ em trên 12 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP rõ ràng nhất. Bố mẹ có thể thông qua những biểu hiện dưới đây để nhận biết bệnh của con:

  • Đau bụng thượng vị, lan sang lưng
  • Khó tiêu, bụng chướng
  • Nôn bất cứ lúc nào, dù bụng đói hay no
  • Hôi miệng do vi khuẩn HP bám ở răng sinh ra khí có mùi hôi
  • Ngoài ra trong một số trường hợp nặng, bé có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên. Bố mẹ nên đưa con đến thăm khám ngay tại các trung tâm y tế để chẩn đoán bệnh. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em hợp lý.

Cách phát hiện nhiễm Hp ở trẻ

Thăm khám lâm sàng

Những trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ phải hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng. Nếu cần sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cần thiết và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Do vậy, phụ huynh không nên tự đưa trẻ đi test tìm Hp một cách không cần thiết.

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ, hoặc gia đình có người lớn bị viêm loét dạ dày – tá tràng do Hp. Hoặc có người bị ung thư dạ dày thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên ngành. Để được khám và tư vấn và bác sĩ sẽ quyết định bé có cần test hay không. Tránh những tốn kém không đáng có. Cũng như những hoang mang lo lắng khi test dương tính mà không cần điều trị gì.

Xét nghiệm tìm HP

HP là gì
Những xét nghiệm trẻ em tìm Hp là gì?

Bác sĩ thường tư vấn phụ huynh để làm nội soi dạ dày. Việc nội soi dạ dày không chỉ để tìm Hp mà quan trọng hơn là đánh giá thực quản. Dạ dày và tá tràng trẻ có tổn thương chưa, nếu có thì dạng nào (viêm hay loét, vị trí nào, một hay nhiều chỗ), nặng nhẹ ra sao…

Khi nội soi, bác sĩ sẽ bấm lấy một số mẫu thịt nhỏ (sinh thiết). Để xem trên kính hiển vi xác định tổn thương (vì nhìn bằng mắt thường chưa chắc đã chính xác). Đồng thời tìm HP bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các bậc cha mẹ thường lo lắng về việc gây mê, nội soi có quá nặng nề với bé hay không.

Thực ra việc chuẩn bị nội soi diễn ra rất cẩn trọng, khám tiền mê và xét nghiệm. Để đánh giá bé có sẵn sàng và an toàn cho thủ thuật hay không. Gây mê nhẹ nhàng với các bé nhỏ để khi soi xong là bé cũng vừa tỉnh. Với các trẻ lớn hợp tác tốt thì chỉ cần xịt tê tại chỗ là soi được.

Hai loại xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem Hp. Đã được diệt sạch hay chưa là Test hơi thở sử dụng C13 và tìm Kháng nguyên Hp trong phân. Loại đầu thì dùng cho trẻ lớn trên 7 tuổi, có thể hợp tác tốt. Còn loại sau (thử phân) thì dùng cho trẻ nhỏ. Hai loại test này đã được chứng minh giá trị đáng tin cậy của mình trong việc theo dõi Hp sau điều trị ở trẻ em.

Những xét nghiệm khác như nuôi cấy vi khuẩn. Chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Hay như test huyết thanh thì hầu như không được khuyên dùng ở trẻ em. Vì những hạn chế trong độ tin cậy của nó.

Biến chứng khó lường do vi khuẩn HP ở trẻ em

HP là gì
Biến chứng khó lường do vi khuẩn HP ở trẻ em

Sau đây là 4 biến chứng nguy hiểm nhất do vi khuẩn HP gây ra, bố mẹ nên lưu ý:

Viêm dạ dày HP. Tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tấn công dẫn đến sưng, viêm khiến trẻ đau bụng

  • Bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp niêm mạc dạ dày và gây nên tình trạng viêm loét. Nếu không có sự can thiệp của y khoa, vết loét sẽ lan ra tá tràng (phần đầu ruột non)
  • Xuất huyết dạ dày. Khi bao tử của bé gặp tổn thương, các mạch máu sẽ bị giãn nở. Dẫn đến xung huyết hay là chảy máu bao tử. Nếu không kịp thời sơ cứu, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí não. Vi khuẩn HP tấn công kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trí não chậm phát triển so với bạn bè trang lứa.

Để ngăn chặn những biến chứng xảy ra bố mẹ nên nắm bắt rõ triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.

Chuyên gia tư vấn cách điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em

Tư vấn về phác đồ điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em, BS Tuyết Lan cho biết: “Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có sức khỏe và mức độ bệnh riêng biệt. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng nhiều phương pháp có lợi cho trẻ. Đặc biệt là hạn chế sử dụng thuốc Tây y, thay vào đó là những giải pháp an toàn, lành tính không tác dụng phụ”.

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ dưới độ tuổi mẫu giáo

HP là gì
Cách điều Trị Vi Khuẩn Hp ở Trẻ Nhỏ

Liệu trình chữa vi khuẩn HP thông thường cần có ít nhất 2 loại kháng sinh. Tuy nhiên trẻ em dưới độ tuổi mẫu giáo được khuyến cáo chưa nên sử dụng thuốc Tây. Thay thế vào đó, bác sĩ thường lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn với bé bệnh nhẹ. Vậy phương pháp để điều trị vi khuẩn HP là gì

Thay đổi thực đơn ăn uống:

Trẻ bị vi khuẩn HP nên ăn gì? Kiêng gì? Đây là băn khoăn của nhiều bố mẹ, theo BS Tuyết Lan, dưới đây là những nguyên tắc trong việc thiết lập chế độ ăn uống cho bé.

  • Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho bé mỗi ngày
  • Cung cấp thức ăn dạng lỏng chứa nhiều tinh bột như cháo, súp, canh…
  • Đảm bảo protein từ thịt, cá, trứng,…để ổn định sức khỏe cho bé

Thay đổi chế độ sinh hoạt:

  • Cho bé nằm đúng tư thế gối đầu cao hơn dạ dày để tránh hiện tượng trào ngược
  • Cho bé bú theo từng cữ nhỏ đối với trẻ sơ sinh
  • Chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa trong ngày, tránh trường hợp bé ăn quá no hoặc quá đói
  • Không cho bé dùng những thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, acid

Nếu triệu chứng vi khuẩn HP ở trẻ em không thuyên giảm. Sau khi điều trị tích cực bằng giải pháp bảo tồn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cân nhắc cho bé sử dụng thuốc đặc trị.

Tiêu diệt tận gốc trẻ em trên 12 tuổi vi khuẩn HP là gì

Một Số Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày cho trẻ em
Một Số Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày cho trẻ em

Trẻ tuổi vị thành niên đã có sự hoàn thiện cơ bản vệ hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, BS Tuyết Lan nhận định, trẻ ở độ tuổi này nếu sử dụng thuốc Tây kéo dài có thể gặp nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi kéo dài…Đồng thời bệnh không được điều trị dứt điểm, có thể tái phát nhiều lần và có mức độ tăng dần.

Nhắc về phương pháp đặc trị an toàn nhất cho trẻ em. Chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng cây thuốc Nam trị vi khuẩn HP. Bởi lẽ, thuốc Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội mang đến hiệu quả điều trị cao:

  • Bào chế từ tự nhiên, an toàn, lành tính, không mang lại tác dụng phụ
  • Điều trị dứt điểm, triệt để tận gốc nguyên căn bệnh
  • Bồi bổ cơ thể trẻ em nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát hiệu quả
  • Giá cả phải chăng, dễ tìm kiếm tại các trung tâm khám chữa bằng Đông y

Trên đây là một số kiến thức trả lời HP là gì? Cách điều trị và phát hiện nguyên nhân gây ra khuẩn HP. Hy vọng sẽ giúp các bạn điều trị vi khuẩn HP tốt cho trẻ nhỏ. Chúc các bạn luôn thành công trong quá trình điều trị bệnh.