Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Triệu Chứng [A-Z]

Trào ngược dạ dày là gì? Tại sao cần biết tới những nguyên nhân, triệu chứng, và dấu hiệu để điều trị bệnh ngay? Xem ngay tại bài viết dưới đây nhé

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược thực quản
Trào ngược thực quản

Trào ngược thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý. chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể). Hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản. Và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Bệnh trào ngược thực sự có những con số đáng báo động. Khi bệnh đang ngày một lan rộng và phân bổ trên khắp các lứa tuổi. Ở Việt Nam có khoảng:

  • 7 triệu người mắc bệnh
  • 45% người bệnh biến chứng viêm thực quản
  • 60% người bệnh bị biến chứng vùng họng
  • 100% người bệnh không thỏa mãn trong cuộc sống, công việc

Trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ cao mắc những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tên gọi tắt là GERD. Nó là một bệnh xảy ra khi axit dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên lại thực quản.

Hiện tượng này gây ra tình trạng ợ nóng hay những triệu chứng khó chịu khác. Thậm chí gây rách màng thực quản. Hiện tượng trào ngược này thường xuất hiện vào sau mỗi bữa ăn và trong một thời gian ngắn.

Nó không kèm theo bất kỳ một triệu chứng đặc biệt nào và không hề xảy ra khi ngủ. Nhưng những cơn trào ngược nếu xuất hiện với tần suất thường xuyên. Sẽ tạo điều kiện hình thành nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tác hại của trào ngược dạ dày là gì?

Viêm, loét thực quản do trào ngược thực quản

  • Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm.
  • Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng. Như: khó nuốt, nuốt đau , đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
Viêm loét dạ dày là một trong những biến chứng của đau dạ dày
Viêm loét dạ dày là một trong những biến chứng của đau dạ dày

Trào ngược dạ dày đến hẹp thực quản

Xơ hóa thực quản do viêm sẽ làm co rút thực quản, hẹp thực quản. Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản):

  • Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày.
  • Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ những người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phát triển thành Barrett thực quản.

Ung thư thực quản

  • Trào ngược dạ dày dẫn đến Barrett thực quản và gây ra ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng.
  • Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên.
  • Sau một thời gian mắc bệnh thì toàn thân bệnh nhân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút > 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng.
  • Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ.
  • Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.

Dịch axit trào lên được tới đường hô hấp

  • Có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi.
  • Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.
  • Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp…

Nguyên nhân trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân do thực quản

Suy cơ thắt dưới thực quản

Suy Cơ Thắt Dưới Thực Quản
Suy Cơ Thắt Dưới Thực Quản

Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt. Sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản. Dịch nhày thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị. Làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản.

Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Khi bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Các yếu tố gây suy cơ thắt thực quản. Rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (hút thuốc lá,..). các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline, theophylline. Các chất cafein, rượu, thuốc lá, chocolate hay thức ăn nhiều mỡ.

Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược thực quản.

Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày chi lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.

Nguyên nhân tại dạ dày

Viêm Xung Huyết Dạ Dày
Viêm Xung Huyết Dạ Dày

Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày : Viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, viêm xung huyết dạ dày… Làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.

Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Một số nguyên nhân trào ngược dạ dày khác là gì?

Ăn Nhanh Vội
Ăn Nhanh Vội

Stress làm tăng tiết cortisol: Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

Thói quen ăn uống không lành mạnh. Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit (cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

Những yếu tố bẩm sinh. Cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay có thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn… Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

Béo phì. Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi. Vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

Top cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất là gì?

Thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả là gì?

Dùng thuốc tân dược là sự lựa chọn bất khả kháng khi tất cả các biện pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà từ tự nhiên không mang lại hiệu quả.

Sau khi thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chỉ định một số thuốc điều trị thông dụng như:

Thuốc ức chế bơm proton

Ví dụ như Omeprazole hay Lansoprazole… Đây là một trong những loại thuốc ức chế sản xuất acid dạ dày mạnh nên giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược. Mặc dù vậy chúng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, phát ban, đau đầu.

Thuốc làm tăng độ bền của các cơ co thắt thực quản dưới: Nhóm thuốc này có tác dụng chống buồn nôn, làm tăng khả năng di chuyển của thức ăn trong đường ruột và cải thiện sức chịu đựng của các cơ co thắt ở phần dưới của thực quản. Các thuốc thường được kê đơn bao gồm: Metoclopramid hay Sulpirid…

Thuốc kháng sinh

Các thuốc trên có thể được chỉ định kết hợp với thuốc kháng sinh nếu kết quả xét nghiệm tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn trong dạ dày, đặc biệt là vi khuẩn Hp.

Các bài thuốc Đông y

đông y
Các bài thuốc Đông Y có trong thành phần của thuốc

Bên cạnh những bài thuốc Tây y, hiện nay Đông y là một lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi, rất an toàn lành tính và có thể điều trị bệnh tận gốc.

Các mẹo chữa trào ngược hiệu quả

Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong

Mật ong không chỉ cung cấp các axit amin, vitamin A, C, E có lợi cho sức khỏe mà còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp gây bệnh trào ngược dạ dày, đồng thời, kích thích tái tạo tế bào làm nhanh liền sẹo ở vết loét.

Bên cạnh việc kết hợp với nghệ hay gừng, bạn có thể dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cách nuốt trực tiếp 2 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng và buổi tối. Cách khác, có thể lấy 2 thìa bột chuối hột trộn chung với 1 thìa mật ong ăn.

Uống trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày

Đông y cho rằng hoa cúc tính mát, vị hơi đắng, có công dụng tiêu độc, trị nóng trong, an thần. Dùng hoa cúc pha trà uống mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày nhờ chứa các chất như:

  • Anethole: Xoa dịu dạ dày, làm thư giãn các cơ co thắt, giảm đau, chống đầy hơi, ợ chua.
  • Bisabolol: Thành phần được biết đến với tác dụng chống viêm, sát khuẩn, ngăn chặn các phản ứng dị ứng gây tổn thương đến dạ dày.
  • Apigenin: Bảo vệ tế bào khỏe mạnh, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính gây ung thư dạ dày.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng hoa cúc khá đơn giản: Bạn hãy lấy hoa cúc tươi phơi khô với số lượng lớn dùng dần. Khi hãm trà, lấy 3 thìa hoa cúc pha vào ấm nước sôi 15 phút. Uống mỗi ngày 1 cốc trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 30 phút.

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng hạt thì là

Hạt thì lá có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết, kích thích tiêu hóa. Nhờ chứa hợp chất Anethole, loại hạt này có tác dụng thư giãn cơ trơn,

chống co thắt dạ dày, qua đó làm giảm hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.

Ngoài ra, nguyên liệu này còn cung cấp hàm lượng vitamin B3, C, sắt, magie và kali phong phú giúp cải thiện chức năng thận và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể được khắc phục với bài thuốc dân gian từ hạt thì là

  • Cách 1: Nhai kỹ 2 thìa hạt thì là và nuốt từ từ xuống bụng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau khi ăn trưa và tối. Sau vài tuần áp dụng, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rồi từ từ biến mất.
  • Cách 2: Đun sôi 500ml nước và thêm 100g hạt thì là vào, nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Để cho nước nguội chia uống 3 lần một ngày trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Dùng lá tía tô là mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đang được dân gian áp dụng rộng rãi. Sở hữu thành phần tanin và glucosid dồi dào, khi vào trong dạ dày, lá tía tô giúp tạo ra một lớp màng che phủ vết loét, làm tổn thương mau khô se mặt, đồng thời ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày.

  • Cách 1: Dùng 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối, giã nát, chắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.
  • Cách 2: Lấy một ít lá tía tô khô nấu nước uống thay trà hàng ngày. Tuy nhiên cần chú ý không nên uống thay thế hoàn toàn cho nước lọc.