Vi khuẩn HP có lây không? Tổng hợp các thông tin về vi khuẩn HP cần biết

Vi khuẩn HP có lây không? Đây là một trong số rất nhiều thắc mắc được quan tâm. Khi tỉ lệ người mắc vi khuẩn Hp bao gồm cả trẻ nhỏ đang gia tăng đột biến.

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi Khuẩn Hp
Vi Khuẩn Hp

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng.

Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện. Nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Khuẩn HP gây dạ dày
Khuẩn HP gây dạ dày

Vi khuẩn HP có lây không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Và mong muốn có câu giải đáp. Qua sự tư vấn của chuyên gia. Chúng tôi đã tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi vi khuẩn HP có lây không.

Vi khuẩn HP thuộc dạng vi khuẩn có lây nhiễm. Thậm chí còn lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau và bằng nhiều cách để lây tới cơ thể. Độ lây nhiễm của vi khuẩn cao hơn những loại vi khuẩn khác.

Các số liệu thống kê cho thấy. Vi khuẩn HP lây lan nhanh và có thể sinh sống lâu dài trong cơ thể từ vài chục tiếng đến hàng năm.

Dưới đây là một số con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP mà bạn cần biết:

Virut Hp lây qua đường nào?

Tương tự các loại vi sinh vật gây bệnh khác, khuẩn H. pylori hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Vậy bạn có biết Virut HP lây qua đường nào không? Thông thường, chúng có thể lây truyền qua bốn cách sau, bao gồm:

Đường miệng – miệng

Đây là phương thức lây truyền chủ yếu của khuẩn Hp. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bạn tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch bao tử của người đang mắc bệnh. Theo nhiều chuyên gia y khoa, nếu một người trong gia đình bị nhiễm khuẩn Hp, tỷ lệ những người còn lại mắc bệnh rất cao.

Đường phân – miệng

Khuẩn H. pylori rời khỏi cơ thể qua chất thải rắn rồi phân tán mạnh mẽ vào môi trường. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn Hp.

Đường Lây Nhiễm Của Virut Hp
Đường Lây Nhiễm Của Virut Hp

Đường dạ dày – miệng

Vị trí thường trú của vi khuẩn H. pylori là dạ dày. Do đó, một người đang nhiễm khuẩn Hp nếu bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua. Rất có thể đưa loại khuẩn này lẫn chung với dịch dạ dày đến miệng.

Đường dạ dày – dạ dày

Ở trường hợp này, bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp từ những dụng cụ, thiết bị y tế. Chẳng hạn như, sau khi nội soi người bị nhiễm khuẩn Hp. Đầu dò không được khử trùng đúng cách sẽ còn vi khuẩn bám lại. Lúc này, nếu các nhân viên y tế tiếp tục dùng dụng cụ kia để tiến hành chẩn đoán cho người khỏe mạnh, họ sẽ vô tình phát tán vi khuẩn.

Chính vì lý do này, những thiết bị xét nghiệm có thể dùng nhiều lần. Nên được vệ sinh và tiệt trùng đúng quy cách sau mỗi lần sử dụng.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn Hp

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn HP. Do khuẩn HP có tốc độ lây lan chóng mặt. Nên không có cách nào khác để ngăn chặn ngoài phòng tránh theo những nguyên nhân gây ra:

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây

Do ăn uống sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh

Bạn có biết, nếu như một người trong gia đình đang bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể lây sang những người khác. Bởi theo các chuyên gia cho biết, vi khuẩn HP có khả năng lây lan qua đường nước bọt, do gắp thức ăn cho nhau hay những cử chỉ thân mật.

Vi khuẩn HP vốn là loại vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Do đó, tỷ lệ người có vi khuẩn HP trên thế giới chỉ đứng sau tỷ lệ người có giun trong bụng. Có tới 70% dân số thế giới có vi khuẩn này. Tức là, 10 người đi khám bệnh thì có 6 – 7 người có mắc vi khuẩn HP này.

Vi khuẩn HP được xem là kẻ sát thủ thầm lặng vì âm thầm hủy hoại dạ dày, gây viêm loét. TSeo niêm mạc dạ dày và các biến chứng dạ dày nguy hiểm.

Theo chuyên gia, việc gia đình chị Hoa cùng bị đau dạ dày không phải là ngẫu nhiên. Qua tìm hiểu, nhà chị thường xuyên ăn chung, uống chung, và mớm cơm, hôn môi con chị. Những hành động này vô tình đã lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành.

Ăn uống sinh hoạt chung dễ lây khuẩn Hp
Ăn uống sinh hoạt chung dễ lây khuẩn Hp

Do sử dụng nguồn nước thức ăn bị nhiễm khuẩn

Việc vệ sinh không đúng cách hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm chính là nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay. Do việc dùng nước sinh hoạt từ sông, hồ, ao, suối chưa qua xử lý sẽ làm cho nhiều người bị mắc bệnh mà không hề biết.

Cũng như sử dụng những loại thực phẩm chưa được chế biến kỹ, thực phẩm có chất bảo quản,… Cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn HP phát triển.

Virut Hp sống được bao lâu?

Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp
Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp

Trên thực tế cho biết, thời gian sống của vi khuẩn HP sẽ phụ thuộc vào môi trường mà nó sinh sống.

Vi khuẩn HP sống được bao lâu? sẽ còn tùy thuộc vào môi trường mà nó đang tồn tại

Thời gian sống trong môi trường không khí

  • Theo các chuyên gia cho biết, ở môi trường không khí vi khuẩn HP vẫn được cung cấp dưỡng chất để sinh tồn.
  • Nhưng những dưỡng chất này lại không đủ để cho chúng phát triển và duy trì.
  • Do đó ở môi trường không khí vi khuẩn HP chỉ có thể sống được trong khoảng từ 60 phút tới 4 giờ đồng hồ.

Thời gian sống trong môi trường nước

  • Tùy vào nhiệt độ của môi trường nước mà vi khuẩn HP có thời gian tồn tại khác nhau.
  • Nếu virut HP biến đổi cấu trúc ở dạng coccoid, thì nó có thể tồn tại lên tới 1 năm trong môi trường nước.
  • Và virut HP sẽ chết đi ngay lập tức nếu như nước được đun sôi ở 100 độ C.

Thời gian sống trong môi trường đất

Đối với môi trường đất, thì vi khuẩn HP có thể tồn tại ít nhất vài giờ đồng hồ.

Và khi chúng biến đổi cấu trúc sẽ được tồn tại lâu hơn.

Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt

Vi khuẩn HP lây lan qua đường nào
Dùng chung bát nước chấm, gắp bỏ thức ăn cho nhau.

Theo PGS Nghị, Văn hóa ở các nước phương Đông tạo điều kiện để vi khuẩn HP dễ dàng lâu nhiễm, do các thói quen chung đụng trong ăn uống như dùng chung bát nước chấm, gắp bỏ thức ăn cho nhau.

Đặc biệt, thói quen mớm cơm, hôn hít mà người lớn dành cho trẻ. Chính là điều kiện bắc cầu để vi khuẩn HP từ người lớn chuyển sang cho trẻ nhỏ. Hoặc đơn giản chỉ một hành động nhỏ như cha mẹ mút thức ăn trước. Rồi mới đút cho trẻ ăn sau cũng giúp đưa vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ em.

Đây đều là những thói quen 90% các gia đình Việt Nam mắc phải. Do đó cần phải bỏ ngay!

Theo PGS.TS Dương Trọng Hiền – Bác sĩ khoa tiêu hóa bệnh viện Việt Đức: “Nếu trong gia đình nếu có người bị bệnh dạ dày thì cả gia đình nên đi kiểm tra vi khuẩn HP, có thể bằng nội soi hoặc test hơi thở. Từ đó sẽ có hướng điều trị cho người bị đau dạ dày và cách thức hạn chế lây nhiễm đối với các thành viên còn lại”.

Phòng tránh từ cha mẹ lây qua trẻ nhỏ

Khi cha mẹ hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn Hp. Cha mẹ cần chú ý để tránh lây nhiễm lẫn nhau và tránh lây cho trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp sang con:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống.
  • Không gắp thức ăn cho nhau.
  • Mỗi thành viên có một phần ăn riêng và dụng cụ ăn uống riêng. Không ăn chung tô canh, không dùng chung chén gia vị, nước chấm,…
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân…
  • Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.
  • Không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trực tiếp.
  • Người có vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm.

Ngoài ra người nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ. Nếu vô tình hắt hơi, ợ khi đút thức ăn, nấu thức ăn có thể khiến vi khuẩn thoát ra theo nước bọt xâm nhập vào thức ăn.

Phòng tránh qua các thói quen khác

Hạn chế dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt…
Hạn chế dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt…

Ngoài ra để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP. Từ người gia đến trẻ nhỏ, nơi có nhiều thế hệ sinh sống. Các gia đình cần chú ý tuân thủ tất cả các chế độ dưới đây:

  • Hạn chế dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt…
  • Ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi. Không ăn các món ăn sống hoặc tái như các loại gỏi, rau sống…
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi dùng
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tuyệt đối khôn hôn môi trẻ
  • Không cho trẻ gặm chung đồ chơi
  • Không cho trẻ dùng chung cốc uống nước
  • Không dùng chung bát nước chấm, không nhúng đũa đang sử dụng vào bát canh chung
  • Khi ho, hắt xì cần lấy tay che miệng

Trên đây là một số thông tin sức khỏe để cho bạn có thể hiểu được vi khuẩn HP có lây không. Cách phòng tránh đường truyền vi khuẩn hp như thế nào.

Hy vọng các thông tin dưới đây sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích tới cho gia đình bạn. Cũng như những người xung quanh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.