Viêm Mũi Họng Là Gì? Nguyên Nhân Và Điều Trị Bệnh Hiệu Quả [2020]

Viêm mũi họng là bệnh rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy nhẹ những cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và bệnh rất dễ lây cho mọi người.

Viêm mũi họng là gì?

viêm mũi họng
Viêm mũi họng

Viêm mũi họng thường được gọi là cảm lạnh. Các bác sĩ thường sử dụng thuật ngữ viêm mũi họng để chỉ tình trạng sưng các ống mũi và vòm họng. Bệnh cũng liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên hoặc viêm mũi.

Virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra viêm mũi họng. Bạn có thể lây lan bệnh cho người khác nếu:

  • Hắt xì
  • Ho
  • Xổ mũi
  • Nói chuyện.

Bạn cũng có thể bị lây virus hoặc vi khuẩn bằng cách chạm vào các vật thể bị nhiễm, chẳng hạn như tay nắm cửa, đồ chơi hoặc điện thoại, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Virus hoặc vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng ở bất cứ đâu, chẳng hạn như văn phòng, lớp học hoặc nhà trẻ.

Nguyên nhân bệnh Viêm mũi họng

Viêm mũi họng do nhiễm trùng

viêm mũi họng
Hemophillus Influenzae

Đại đa số các trường hợp viêm mũi họng cấp do nhiễm trùng là do nhiễm virus. Có rất nhiều loại virus ( trên 100 nhóm) có thể gây viêm mũi họng như nhóm coronavirus, nhóm adenovirus hay là do nhóm virus cúm, nhưng phổ biến hơn cả là nhóm rhinovirus. Các trường hợp viêm mũi họng do nhiễm virus thường lành tính và thường tự khỏi sau 2 tuần du có điều trị hay không. Tuy nhiên nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn thì tình hình sẽ khác, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thêm kháng sinh nếu không bệnh có thể chuyển thành nhiễm trùng nặng hoặc diễn tiến thành viêm mạn.

Các vi khuẩn thường gây viêm mũi họng gồm có: Hemophillus Influenzae, phế cầu, tụ cầu … nhưng nguy hiểm nhất trong đó là các liên cầu nhóm A (Streptococus pyogenes) vì nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, Osler (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).

Một số ít trường hợp có thể bắt gặp viêm họng do nấm

Viêm mũi họng do các nguyên nhân khác

Do thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là vào các thời điểm giao mùa như từ mùa hè, mùa thu sang mùa đông hoặc mùa đông sang mùa xuân…

Do bị kích ứng khói xe, bụi bẩn, khói thuốc lá, hơi hóa chất (ví dụ: hơi sơn, hơi nhựa mới…)

Dị ứng: phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm,…

Triệu chứng bệnh Viêm mũi họng

viêm mũi họng
Hắt xì

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1–3 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một tuần đến 10 ngày hoặc dài hơn. Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi họng bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Đau hoặc rát họng
  • Mắt ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau khắp người
  • Sốt nhẹ
  • Chảy dịch mũi sau.

Các triệu chứng nói trên có thể không xuất hiện đầy đủ trên cùng 1 bệnh nhân. Các triệu chứng này tuy có thể gây khó chịu nhất định cho bệnh nhân nhưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên các thầy thuốc và bệnh nhân cần thận trọng khi có những biểu hiện sau:

  • Ho nặng tiếng hơn, kèm theo có khạc ra đờm có màu (xanh, xám, đục …)
  • Sốt cao > 38,5 kèm theo có rét run
  • Họng đau rát nặng hơn
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Amidan có thể sưng to
  • Nội soi tai mũi họng có thể thấy viêm xuất tiết, chảy mủ
  • Xét nghiệm: công thức máu có thể thấy bạch cầu tăng

Chữa viêm mũi họng bằng thuốc tây y

viêm mũi họng
Sudafed®

Những loại thuốc bán không kê đơn sau đây có thể được sử dụng để điều trị bệnh ở người lớn:

  • Thuốc giảm đau, như pseudoephedrine (Sudafed®)
  • Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc kháng histamin (Benadryl D®, Claritin D®)
  • Thuốc kháng viêm không steroid, như aspirin hoặc ibuprofen (Advil®, Motrin®)
  • Hoạt chất làm loãng chất nhầy, như guaifenesin (Mucinex®)
  • Thuốc làm dịu cơn đau họng
  • Thuốc trị ho trong trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, như dextromethorphan (Robitussin®,
  • Zicam®, Delsym®) hoặc codeine.
  • Thuốc bổ bổ sung kẽm, cần được bổ sung khi bệnh mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Xịt mũi, như fluticasone propionate (Flonase®)
  • Thuốc kháng virus nếu bạn bị nhiễm cúm.

Điều trị ở trẻ em

Một số phương pháp điều trị thích hợp cho người lớn có thể không được sử dụng ở trẻ em. Nếu con bạn mắc bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bất cứ điều nào sau đây:

  • Dùng dầu thoa
  • Xịt mũi với nước muối sinh lý
  • Siro kẽm sulfat.

Chữa viêm mũi họng bằng thuốc đông y an toàn sức khỏe

Thông xoang tán

viêm mũi họng
Thông xoang tán

Thành Phần:

Bạch chỉ, Tân di, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Thăng ma, Xuyên khung, Cam thảo

Tác Dụng:

Giúp thông mũi, thông xoang, làm hết các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang: đau nhức, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Cách Dùng

  • Uống 6 – 8 viên/ ngày chia 2 lần. Uống sau bữa ăn với nước ấm.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày.

Doctor ninh

viêm mũi họng
Doctor ninh

Thành Phần:

  • Cordyceps – Đông trùng hạ thảo
  • Gingsen – Nhân sâm
  • Fructus Chaenomelis – Mộc qua
  • Cortex Eucommiae – Đỗ trọng
  • Radix Morinde – Củ tam thất
  • Fructus Mori – Cây dâu.

Tác Dụng:

  • Điều trị lành bệnh Viêm Xoang, Viêm mũi dị ứng
  • Không gây đau đớn trong quá trình sử dụng (chỉ gây xót nhẹ trong trường hợp bị viêm, loét niêm mạc).
  • Do 100% là thảo dược thiên nhiên nên không gây các hiệu ứng phụ lên gan, thận, hệ tiêu hóa…
  • Không độc hại cho mọi lứa tuổi. (dùng cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên vì hơi sót)
  • Không chứa các chất gây nghiện, chất kích thích.

SumHevi

viêm mũi họng
SumHevi

Thành Phần:

Cao Hoàng Kỳ, Cao Sâm Đại Hành, Cao Bạch Chỉ, Bromelain, Cao Ké Đầu Ngựa, Cao Sói Rừng, Immunepath-IP, Bột tỏi nghệ đen

Tác Dụng:

  • Hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Hỗ trợ liệu pháp điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang do viêm xoang mạn tính

Cẩm thảo dịch giao tán và thông khiếu dịch xoang tán

viêm mũi họng
Cẩm thảo dịch giao tán và thông khiếu dịch xoang tán

Thành Phần:

  • Thông Khiếu Dịch Xoang Tán: Dịch cây giao, Ngũ sắc, Thương nhĩ tử, Bối mẫu, Đại hoàng, Thanh thiên quỳ, Bạch chỉ và một số thảo dược khác.
  • Cẩm Thảo Dịch Giao Tán: Cao khô Tân di, Cao khô bạch chỉ, Cao khô thương nhĩ tử, Cao khô bạc hà, Cao khô hoàng kỳ,…và các phụ liệu khác.

Công Dụng:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang (cấp tính, mãn tính thể nặng, lâu năm, tái phát…)
  • Tiêu viêm, thông mũi, giảm tình trạng ngạt mũi, ngứa mũi, điếc mũi, nhức mũi, đau đầu.
  • Diệt khuẩn, diệt nấm, đào thải nhanh dịch mủ gây viêm.
  • Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết, giúp khôi phục nhanh cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi…
  • Giúp làm giảm triệu chứng của viêm đường hô hấp trên
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.

Biện pháp phòng viêm mũi họng

Đối với người lớn

viêm mũi họng
Sử dụng máy làm ẩm

Các biện pháp giúp hạn chế nguy cơ viêm mũi gồm có:

  • Sử dụng máy làm ẩm hoặc bình phun hơi;
  • Pha một muỗng cà phê muối với nước ấm rồi súc miệng có thể giúp giảm cảm giác đau họng;
  • Dùng hỗn hợp mật ong và nước ấm để xoa dịu cơn đau. Không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi;
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

Đối với trẻ em

viêm mũi họng
Giữ ấm cơ thể trẻ

Đối với bệnh nhi, phụ huynh cần lưu ý, các biện pháp điều trị ở người lớn không được áp dụng đối với trẻ nhỏ nếu chưa có sự tư vấn của bác sỹ. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp dự phòng nói trên, các phụ huynh cần lưu ý những điểm sau khi trẻ bị viêm mũi họng

  • Giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Uống nhiều nước, vì nước sẽ giúp làm loãng đờm giúp trẻ dễ tống đàm hơn nên sẽ mau hết bệnh.
  • Không dùng các thuốc chống sổ mũi (ví dụ: chlorpheramin hoặc desloratadin) vì cơ chế của thuốc chống sổ mũi là làm khô đờm (nên không thấy sổ mũi nữa), bé sẽ giảm triệu chứng sổ mũi khi dùng các loại thuốc này nhưng nếu để ý, phụ huynh sẽ thấy bé ho nhiều hơn vì đàm bị khô lại, khó tống xuất làm kích thích ho.
  • Thời gian ho của bệnh viêm mũi họng có thể kéo dài 2 – 3 tuần dù bé đã khỏi bệnh, nếu thấy bé hết sốt, tỉnh táo, chơi vui vẻ dù còn ho kéo dài 2 – 3 tuần cũng theo dõi thôi.
  • Dùng thuốc ho thảo dược và nhỏ mũi: dùng các loại thuốc ho chiết xuất từ thảo dược như Ho Astex hoặc Haspan an toàn cho trẻ, tuyệt đối không dùng các loại thuốc ho chứa Codein. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc Xisat rồi dùng bấc sâu kèn lấy ra, một ngày làm 4-6 lần (dùng khăn giấy loại khó bở, quấn quanh ngón tay rồi thấm nước mũi sau đó lấy nhẹ nhàng cho bé), nếu bé tự hỉ mũi được thì: dùng ngón tay ấn vào một bên cánh mũi, cúi người về phía trước rồi hỉ nhẹ nhàng ra.