Hắt Hơi Là Bệnh Gì ? Điều Trị Như Nào Hiệu Quả [ Full 2020 ] Từ A-Z

Hắt hơi nhiều, có thể là biểu hiện khi bạn đang mắc phải căn bệnh về đường hô hấp cần tìm ra và điều trị kịp thời để không để lại biến chứng gây hại.

Hắt hơi là gì?

hắt hơi
Hắt hơi

Hắt hơi, hắt xì hay nhảy mũi, là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng, thường gây ra bởi sự kích thích niêm mạc mũi của các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể. Sự hắt hơi xảy ra giống như một vụ nổ và là một hành động không tự ý và không kiểm soát được.

Hắt hơi có thể gây ra bởi việc nhận thấy một mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, thay đổi đột ngột (thường là giảm) của nhiệt độ, sự đầy hơi trong dạ dày, nhiễm virus, hoặc một vài nguyên nhân hiếm khác như bắt đầu ăn kẹo cao su, sau khi tập thể dục, nhổ lông mày, hoặc sau khi quan hệ tình dục…

Chức năng của hắt hơi là để tống ra các chất nhầy có chứa các hạt lạ gây kích thích và làm sạch khoang mũi. Trong khi hắt hơi, vòm miệng mềm và lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau của lưỡi nâng lên để phần nào chắn lại lối thông từ phổi đến miệng, để không khí từ phổi bị đẩy qua đường mũi. Vì việc hạn chế lối thông đến miệng chỉ là một phần nên một lượng đáng kể không khí cũng bị đẩy ra qua đường này.

Phản xạ hắt hơi kéo theo sự co lại của một số cơ khác nhau, thường bao gồm cả mí mắt. Nhiều người tin rằng không thể mở mắt trong khi hắt hơi. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không chính xác.

Nguyên nhân hắt hơi

hắt hơi
Phấn hoa

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh, các chất kích thích (bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường, hoặc hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường hay sự nở rộ của các loài hoa xuân cũng khiến những người bị dị ứng mũi họng rất ngại, họ biết trước được rằng cứ đến mùa đó họ lại bị hắt hơi thường xuyên nên rất khó chịu mà không thể tránh được (trừ khi họ thay đổi môi trường sống). Nhưng hoa đào và hoa mai lại rất ít khi gây dị ứng do đó những người có cơ địa dị ứng cũng không phải e dè khi tiếp xúc trực tiếp.

Hắt hơi nhiều có thể là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng

hắt hơi
Viêm mũi dị ứng

Triệu chứng:

  • Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục.
  • Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã.
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa.
  • Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi.

Nguyên nhân

Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.

Một số dạng dị ứng thường gặp:

  • Phấn hoa
  • Cỏ dại
  • Bụi
  • Nấm mốc
  • Lông thú nuôi
  • Khói thuốc
  • Nước hoa.

Viêm xoang mũi

hắt hơi
Viêm xoang mũi

Triệu chứng

  • Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng.
  • Hắt hơi và Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
  • Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến của mũi khi bị viêm xoang. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả hai bên.
  • Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Nguyên nhân

  • Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
  • Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
  • Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
  • Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

Cách điều trị hắt hơi hiệu quả

Uống một tách trà hoa cúc

trà hoa cúc
trà hoa cúc

Trong Đông y trà hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn và có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi, trị viêm xoang rất tốt. Ngoài ra trà hoa cúc còn là một vị thuốc an thần nhẹ giúp cơ thể thông thoáng, thoải mái hơn.

Nguyên liệu: Hoa cúc khô

Cách thực hiện:

Cho hoa cúc khô và một lượng nước nóng thích hợp vào một ly nhỏ
Thực hiện hãm trong khoảng 20 phút là có thể dùng được
Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối trước khi ngủ).
Dùng trà hoa cúc hằng ngày không những giúp bạn trị chứng hắt hơi sổ mũi mà còn giúp làm tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Uống nhiều nước ép trái cây chữa hắt hơi sổ mũi

nước ép trái cây
nước ép trái cây

Việc uống nhiều nước ép trái cấy chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt. Bởi phần lớn nước ép trái cây đều chứa một lượng lớn các loại vitamin. Điều này giúp cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng theo đó mà được nâng cao. Ngoài ra các vitamin này còn hỗ trợ rất nhiều trong việc chống đẩy các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển.

Đặc biệt người bệnh nên sử dụng những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, quất… Vì những loại trái cây này còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trị viêm mũi, tiêu diệt vi khuẩn một cách mạnh mẽ.

Cách thực hiện:

Trái cây mang đi ép lấy phần nước và bỏ xác
Cần thêm đường cho những loại trái cây có vị chua nhanh như cam, chanh, quất, quýt…

Chữa hắt hơi bằng cách dùng lá trà xanh

lá trà xanh
lá trà xanh

Lá trà xanh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt. Không dừng tại đó trong loại dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều hòa cơ thể, thải độc gan, rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Lá trà xanh
  • Mật ong nguyên chất
  • Chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Lá trà xanh mang đi rửa sạch và để ráo nước
  • Một phần chanh tươi mang đi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Phần còn lại bổ đôi và chắt lấy nước
  • Cho lá trà xanh và 150ml nước nóng vào tách. Thực hiện hãm trong 20 phút
  • Cho 1 muỗng cafe mật ong và nước cốt chanh vào trà và khuấy đều
  • Thêm 1 lát chanh vào hỗn hợp trà xanh mật ong chanh là có thể dùng được
  • Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối trước khi ngủ).

Trị bằng gừng tươi

gừng tươi
gừng tươi

Gừng không chỉ là một loại dược liệu quen thuộc trong mỗi bữa ăn hằng ngày mà chúng còn là một loại dược liệu rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng, nhiễm khuẩn. Đặc biệt gừng chữa hắt hơi sổ mũi đạt hiệu quả cao.

Mặt khác gừng có vị cay, tính ấm, trong loại dược liệu này còn chứa một lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại, làm ấm cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ và rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho gừng đã thái vào một tách nước sôi
  • Thực hiện hãm trong 20 phút
  • Thêm 10ml mật ong nguyên chất để tăng cường vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).

Hạn chế hắt hơi hiệu quả

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khói bụi, nấm móc, khí thải, hóa chất, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng, những thực phẩm chất gây kích thích niêm mạc mũi…)
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, mùa đông kéo dài. Đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi…
  • Thường xuyên vệ sinh rửa mũi, súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước mũi pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch mũi, họng, tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt và ngăn ngừa những tác nhân gây hại một cách mạnh mẽ.
  • Thường xuyên tắm bằng nước ấm khi trời lạnh
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà
  • Sống và làm việc tại những nơi trong lành, thoáng mát
  • Thường xuyên tập luyên thể dục, tập yoga để nâng cao sức đề kháng, tăng nhanh hệ miễn dịch
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày