Bệnh Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị [Mới Nhất 2020]

Bệnh nhiệt miệng thường gặp không chỉ người lớn và trẻ em. Vậy bệnh nhiệt miệng là gì, nguyên nhân gây ra bệnh này và cách chữa trị. Cùng tìm hiểu ngay!

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng thực chất là những tổn thương nông phát triển trên niêm mạc miệng, hoặc tại các nướu răng của bạn. Bệnh nhiệt miệng không truyền nhiễm nhưng gây đau và khó khăn cho bạn khi ăn uống và giao tiếp.

Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh có thể xảy ra nhiều lần trong một năm với mỗi người. Bệnh tự phát và cũng tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nhiệt miệng là bệnh thông thường không gây nguy hiểm nhưng có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống, gây khó khăn khi ăn uống, đánh răng…

bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những tổn thương ở niêm mạc miệng

Triệu chứng nhiệt miệng

  • Xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 – 10 mm. Vết loét có bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống có thức ăn hay nước nóng lạnh lọt vào.
  • Nơi xuất hiện thông thường là mặt trong má, ở môi, nướu, ở đầu lưỡi,…
  • Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận.
  • Biểu hiện là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ, đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi ăn uống.
  • Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.
sưng tấy và gây đau đớn
Nhiệt miệng sưng tấy và gây đau đớn

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

  • Nhiệt miệng xuất hiện do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Hiện tượng này lại là hệ quả của một số bệnh toàn thân khác như: chức năng khử độc của gan – thận, chế độ làm việc ăn uống thiếu Axit Folic, sắt, …
  • Do chấn thương như tự cắn phải lưỡi kết hợp nhiễm trùng.
  • Một tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng.
  • Ăn uống quá nhiều thực phẩm cay nóng.
  • Theo Đông Y, nhiệt miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi.
  • Do áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm. Các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… . Trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh nhiệt miệng.
  • Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) sau khi sinh, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
  • Đáng chú ý nhất là nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng thường gặp là viêm nướu, viêm nha chu. Các vi khuẩn gây bệnh lây lan trong khoang miệng gây ra các vết loét ở miệng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Chữa nhiệt miệng tại nhà

  • Ăn những thực phẩm mát, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…).
  • Dùng các loại thuốc bôi nhiệt miệng, tốt nhất là sử dụng các loại nước bôi có thành phần từ thiên nhiên hoặc dạng mỡ (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide). Nên hỏi xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Chườm đá lạnh bằng cách đặt viên đả nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, các món nướng và rán. Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Lấy túi lọc trà sau khi sử dụng đắp vào vết nhiệt miệng. Thành phần tannin có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm rất tốt.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau

Chữa nhiệt miệng tại nha khoa

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng chưa thấy kết quả thì có thể nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ khoang miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…

Cách điều trị nhanh nhất là vệ sinh các mảng bám, cạo vôi răng tại nha khoa để làm sạch các vi khuẩn là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm. Giúp hạn chế tối đa sự tiến triển của những ổ vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng.

Vôi răng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng phổ biến dù chải răng đúng cách cũng có thể hình thành. Chính vì thế cần định kỳ thực hiện tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần.

Cạo vôi nhẹ nhàng
Cạo vôi nhẹ nhàng bằng sóng siêu âm

Các biện pháp phòng ngừa

bệnh nhiệt miệng
Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng
  • Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống.
  • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ tránh strees. Ngoài ra, cần chăm sóc răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch các vi khuẩn, mảng bám nhất là sau khi ăn.

Lưu ý: nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để quá trình vệ sinh đạt hiệu quả cao.

Trong những ngày nóng cần phải đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… . Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.

Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh chóng

Nước muối loãng

Nước muối loãng
Nước muối loãng

Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

Pha nước muối loãng, ngậm 2-3 lần.ngày

Nước cốt dừa

Nước cốt dừa
Nước cốt dừa

Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3 – 4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

Nước hạt rau mùi

bệnh nhiệt miệng
Nước hạt rau mùi

Dùng 1 thìa hạt rau mùi nấu với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3 – 4 lần/ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.

Lấy hạt rau mùi đun sôi với nước

Nước củ cải

Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ngày, sau 2 ngày là vết nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn. Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước ấm hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.

Nước khế chua

bệnh nhiệt miệng
Nước khế chua

Dùng 2 – 3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đem đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi có thời gian rảnh rỗi sẽ đem lại hiệu quả chữa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi rất tốt.

Khế chua đập dập nấu nước ngậm chữa nhiệt miệng

Nước ép cà chua sống

bệnh nhiệt miệng
Nước ép cà chua sống

Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3 – 4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

Kết hợp mật ong với bột nghệ

Dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô nhanh lành.

bệnh nhiệt miệng
Trộn mật ong với bột nghệ bôi lên vết loét, nhiệt miệng

Bôi nước lá rau ngót + mật ong

Lưu ý: cách này không được sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng lành tính nhưng mọi người cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể biến chứng gây viêm tấy, đau nhức. Để bệnh không có cơ hội gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hợp lý.